Năm nhuận dương lịch
Việc
tính năm nhuận trong dương lịch và âm lịch khác nhau. Dương lịch hiện tại mà
chúng ta đang dùng là lịch của người La Mã cổ đại.
Lúc đó, người La Mã không hề biết là Trái Đất
quay xung quanh Mặt trời và năm của họ chỉ có 304 ngày (được chia thành 10
tháng chứ không phải 12 tháng).
Khi nhận ra lịch của họ có thiếu sót (thiếu tận
60 ngày), hoàng đế Pompilius đã thêm hai tháng có tên là January và February.
Cho tới lúc này, lịch của Pompilius đã tương đối
chính xác (có 365 ngày) và chỉ thiếu mất 1/4 ngày một năm. Cho tới khi Julius
Caesar lên nắm quyền thì lịch đã bị lệch mất 80 ngày so với mặt trời (lệch mùa)
và nếu không có sự sửa đổi ngay lập tức thì lịch sẽ còn lệch hơn nữa trong
tương lai.
Do vậy,
nhà bác học có tên là Sosigenes ở Ai Cập đã xác định lại chính xác phần thiếu
của lịch hiện tại (1/4 ngày cho mỗi năm) và đồng thời xếp lại thứ tự tháng.
Nhà bác học này cũng là người đặt ra quy định
tháng hai có 28 ngày và cứ 4 năm một lần thì tháng 2 sẽ lại có 29 ngày để bù
cho 1/4 ngày bị dư ra của một năm.
Ngày nhuận này được đặt vào năm chia hết cho 4.
Sau này, lịch này lại được sửa đổi thêm một lần nữa khi quy định rằng vào các
năm chia hết cho 100 (đương nhiên chia hết cho 100 sẽ chia hết cho 4) nhưng
không chia hết cho 400 thì không phải năm nhuận.
Muốn biết năm nào của Dương lịch là năm nhuận
thì ta chỉ cần lấy số biểu của năm đó đem chia cho 4 mà vừa đủ thì năm đó là
năm Dương lịch có nhuận tháng 2 thêm 1 ngày thành 29 ngày. Chẳng hạn: Năm 2012 là
năm nhuận dương lịch vì 2012 chia vừa đủ cho 4.
Với những năm tròn Thế kỷ (tức số biểu của năm đó
có 2 con số không ở cuối thì ta phải lấy 2 con số đầu của số biểu để chia cho
4. Nếu chia vừa đủ là năm đó có nhuận.
Năm nhuận âm lịch
Năm nhuận trong âm lịch quy tắc khác với dương
lịch. Âm lịch tính thời gian theo mặt trăng. Một tháng mặt trăng trung bình có
29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3
năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai
lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một
tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều.
Tuy nhiên,
năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng
trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19
năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7
tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy
ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Với năm âm lịch, muốn tính năm nhuận lấy năm
dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9
hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Còn năm đó nhuận vào tháng nào được các nhà lịch
pháp phải công phu, kinh nghiệm tính mới chính xác và lập thành bảng để tuân
theo dựa vào nhiều yếu tố khác. Một năm có thể nhuận cả dương lịch lẫn âm lịch.
Ví dụ: Năm 2014 chia cho 19 được chẵn 106 nên năm
này là năm nhuận âm lịch vào tháng Chín, năm 2017 nhuận hai tháng 6, năm 2020
nhuận hai tháng Tư…
Năm nhuận chỉ là một thủ
pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch
nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét