Khánh Hoàng
Tượng tướng quân Cao Lỗ tại
Nho Lâm.
Từ Hà
Nội theo Quốc lộ 1 vào Vinh, khi qua khỏi thị trấn Diễn Châu 10km, bên phải
đường có một tấm biển đề: “Đền thờ tướng Cao Lỗ, rẽ phải 4.000m”, đó là làng
tôi.
Tên cổ
của làng tôi gọi là làng Cứt Sắt. Làng ở trên những cồn gỉ sắt lớn. Đường làng
toàn đá cứt sắt, chân trần không đi được. Ngày trước mẹ tôi thường sử dụng dép
da bò. Miếng da bò nguyên chất, phơi khô rồi cắt theo hình bàn chân, đầu mũi
dép có một cái khuy bằng da bò, lồng một ngón chân vào đấy, rồi đi theo kiểu
dép lê.
Thành
Hoàng làng tôi là tướng Cao Lỗ. Tấm bia ở đền thờ Thành Hoàng ghi: “Tiền viễn
tổ - tướng Cao Lỗ, 357-208 trước Công Nguyên. Đền thờ Thành Hoàng làng là di
tích lịch sử cấp Quốc Gia, vì danh tướng Cao Lỗ là một nhân vật của thời kỳ đầu
dựng nước Âu Lạc. Theo các cụ trong làng kể lại, làng tôi nhiều đá cứt sắt vì
tướng Cao Lỗ đã xây dựng ở đây một đại công trường luyện sắt đầu tiên của người
Việt cổ. Muốn luyện sắt thì phải có quặng sắt. Mỏ sắt cách làng tôi khoảng 6km
về phía Nam .
Quặng sắt đào lên, chở về làng bằng xe cút kít. Đó là loại xe bánh gỗ to, đường
kính khoảng 80cm, khi đẩy xe nghe có tiếng kêu cút kít. Mỗi chiếc xe cút kít có
thể chở được 300kg quặng sắt. Trước Cách mạng tháng Tám, làng tôi vẫn đóng thuế
cho triều đình bằng sắt. Khi sắt Tây tràn ngập thị trường, làng tôi mới bỏ nghề
luyện sắt thủ công và chuyển sang trồng lúa.
Thế đất
làng tôi rất lạ. Phía Bắc làng có ngọn núi Mã Yên Sơn. Phía Nam có núi Mạo
Sơn. Người xứ Nghệ gọi cái mũ là Mạo. Ngọn núi phía Nam làng trông giống chiếc mũ ô sa
của các ông quan thời xưa. Thế đất của làng như vậy nên thời nào làng tôi cũng
có quan và có tướng. Vị tướng danh giá nhất làng là Cao Lỗ. Tương truyền, Tướng
Cao Lỗ là tác giả của chiếc nỏ Liên Châu nổi tiếng trong lịch sử. Thời xưa các
chiến binh dùng cung tên. Cây cung gọn nhẹ nhưng bắn độ chính xác không cao.
Cái nỏ bắn chính xác hơn, vì có rãnh ở giữa để định hướng bay cho mũi tên. Cây
cung dùng tên tre nên gặp áo giáp cứng không thể xuyên thủng được. Còn cái nỏ
của tướng Cao Lỗ dùng tên bịt sắt nên lực bắn mạnh và độ xuyên thủng rất cao.
Tướng Cao Lỗ lại chế tạo được loại nỏ liên châu, một phát bắn được nhiều mũi
tên nên uy lực của loại vũ khí này rất lớn, khiến quân thù khiếp sợ và gọi đó
là nỏ thần. Người làng tôi bao đời rèn đúc tên sắt cho quân đội của nước Âu
Lạc. Sắt luyện ra, rèn thành gươm giáo, đúc thành tên nhọn, xỉ sắt đổ thành cồn
đống, thành cương vực của làng tôi bây giờ. Tuổi học trò, tôi đến trường, chân
không giày dép, cứ thấy đá cứt sắt chọc nhoi nhói dưới gan bàn chân, thấy lịch
sử tổ tiên thức dậy trong mỗi bước chân tôi. Bây giờ mỗi khi về làng tôi đều
vào đền Thành Hoàng để thắp hương cho tiền viễn tổ Cao Lỗ. Lần nào về quê, tôi
cũng làm như vậy và bao giờ tôi cũng thấy rưng rưng. Người làng cứt sắt tính
kiên cường như sắt đá. Hai cuộc chiến tranh vệ quốc, làng tôi cử hàng vạn trai
đinh ra trận. Hậu duệ của tướng Cao Lỗ không có ai hèn nhát.
Tên mới
của làng tôi rất đẹp – làng Nho Lâm. Gọi là tên mới nhưng cũng bắt đầu có từ
đời vua Thành Thái. Vị tướng to nhất của làng tôi là Cao Lỗ.
Còn ông
quan to nhất của làng tôi là cụ Đặng Văn Thụy. Cụ Đặng Đỗ Hoàng Giáp, năm 1904,
được bổ làm quan Tế Tửu Trường Quốc Tử Giám ở Huế. Người làng tôi gọi ông Hoàng
Giáp Đặng Văn Thụy là cụ Hoàng, tức là gọi theo học vị của cụ. Đến đời ông nội
tôi vẫn gọi cụ Đặng là cụ Hoàng. Ông Đặng Văn Thụy giữ chức quan Tế Tửu Quốc Tử
Giám 7 năm rồi cáo lão về hưu và mở trường dạy học. Xưa các cụ đồ mở trường học
trò đã đông lắm. Còn một vị Hoàng Giáp mở trường thì học trò rất đông. Chính
ông Đặng Văn Thụy đã tạo nên một trung tâm Nho giáo cuối mùa ở xứ Nghệ nên làng
đổi tên là Nho Lâm (rừng Nho). Khi trai đinh ở các tỉnh phía Bắc đã đua nhau
học tiếng Pháp thì ở Nho Lâm, thế hệ ông nội tôi vẫn cắm cúi mài mực Tàu, viết
chữ Nho và học Tam Tự Kinh. Truyền thống hiếu học của làng Nho Lâm có từ đấy.
Ngày xưa, làng tôi trích 38 mẫu ruộng nhất đằng điền phát canh thu tô để làm
quỹ khuyến học. Hàng năm làng khao thưởng những người có đỗ đạt và ngày 16
tháng Giêng, làng mở tiệc khao tất cả các Nho sinh. Vì thế, người làng tôi rất
trọng chữ, trọng người có học. Ông tiến sĩ về làng oai hơn nhà tỷ phú đi ôtô về
làng. Bây giờ làng tôi cũng chỉ thưởng cho những người đỗ đạt. Ai có giấy báo
trúng tuyển đại học, trường chính quy được loa truyền thanh của làng nêu tên
nhiều buổi liền và được thưởng 300.000 đồng. Vì thế mà lớp trẻ làng tôi rất coi
trọng việc học. Khi con vào lớp 10, bố mẹ mua cho con một con nghé. Con vừa đi
học vừa chăm con nghé đó. Ba năm sau con nghé thành con trâu cày, bán được
khoảng hơn 10 triệu đồng, đó là khoản tiền để con trẻ luyện thi vào đại học.
Phong trào con trẻ cưỡi trâu vào giảng đường đại học ở làng tôi không biết có
từ năm nào nhưng nhà nào cũng làm như thế.
Người
làng tôi rất trọng chữ. Tôi về làng, các cụ già hỏi: “Chữ nghĩa của anh đến đâu
rồi?”. Vì trọng chữ nên người làng tôi hay nói vần, hay làm thơ. Có năm, huyện
Diễn Châu tổ chức cuộc thi thơ và mời nhà thơ Trần Hữu Thung làm chánh chủ
khảo. Ban tổ chức nhận được 10 vạn tác phẩm dự thi, trong đó gần 8 vạn bài thơ
là của người làng Nho Lâm. Nhà thơ Trần Hữu Thung đọc mờ cả mắt mới xếp được
giải. Giải nhất là một cái màn tuyn, một phích đựng nước, một tập thơ “Đêm nay
Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Giải nhì là một màn tuyn, một tập thơ.
Giải ba là một phích đựng nước và một tập thơ.
Vì người
làng tôi trọng chữ nên người ta hay bắt bẻ nhau về chữ nghĩa. Thầy giáo Đặng
Quang Liễn là một người hay chữ. Dịp Tết đến, thầy Liễn mua giấy đỏ, viết rất
nhiều câu đối Tết. Thầy Liễn viết câu đối để tặng mọi người trong làng chứ
không bán. Treo một câu đối bằng chữ Nho bản gốc vẫn thích hơn treo loại câu
đối chữ Quốc ngữ có bán đầy ở các hiệu sách.
Thầy
Đặng Quang Liễn viết câu đối Tết và gặp họa chữ nghĩa. Câu đối Tết của thầy
Liễn năm đó như sau: “Hoan Diễn hào hùng nghìn Tết trước. Hồng Lam ấm áp vạn
xuân sau”.
Hoan là
Châu Hoan ngày xưa, nay là Hà Tĩnh. Diễn là Châu Diễn ngày xưa, nay là Nghệ An.
Hồng là núi Hồng Lĩnh, thuộc Hà Tĩnh. Lam là sông Lam thuộc Nghệ An. Khi câu
đối của thầy Liễn ra đời, Hà Tĩnh và Nghệ An đang chung là một tỉnh gọi là Nghệ
Tĩnh. Câu đối của thầy Liễn chỉ nhằm ca ngợi truyền thống quê hương. Nhưng
người ta bắt bẻ rằng, trước thì hào hùng, sau mới ấm áp, còn hiện tại thì chẳng
có gì, phải chăng tác giả muốn phủ định hiện tại? Tưởng chỉ người làng Nho Lâm
cậy có chữ bắt bẻ nhau vậy thôi, không ngờ công an triệu tập thầy Liễn lên chất
vấn và giữ lại cho hết giao thừa mới được về. Thầy Đặng Quang Liễn thoát họa là
may nhờ có nhà thơ Trần Hữu Thung bênh vực. Khi cơ quan công an hỏi nhà thơ
Trần Hữu Thung có nhận xét gì về câu đối của thầy Liễn thì ông Thung nói: “Câu
đối hay và chỉnh quá. Hoan Diễn đối với Hồng Lam. Nghìn Tết trước đối với vạn
năm sau. Hai vế đối rất chỉnh. Nếu bây giờ chẳng có gì thì vạn năm sau làm sao
mà ấm áp được. Tấm lòng của tác giả thật trong sáng”. Thế là thầy Liễn được tha.
Năm
1986, tôi cũng dính họa chữ nghĩa. Lúc đó tôi viết bài Bút ký văn học Đêm trắng
và gửi in trên báo Văn nghệ. Cảm hứng của tôi để viết bài ký đó là tiếng chày
giã gạo: “Ịch ình, ịch… Tiếng chày gỗ nện vào cối đá, vang trong đêm không
trăng sao, nghe đâu từ thuở hồng hoang vọng về. Đằng sau những tiếng ịch ình
ấy, có bóng dáng một người đàn bà, kiên nhẫn đạp bàn chân trần vào cần cối,
chúi người về phía trước, dồn hết trọng lực vào đầu cần bên này để buộc đầu cần
bên kia phải nổi lên, rồi buông chân ra cho cái chày rơi vào lòng cối. Thuở bé,
tôi đã từng ngồi đếm những tiếng chày của mẹ tôi. Thường thì cứ khoảng hai
nghìn tiếng ịch ình như thế là trắng một cối gạo.
Và hôm
nay, tôi đi dọc con đường lổn nhổn đá cứt sắt, đếm tiếng chày giã gạo đêm của
làng”… Tôi bị bắt bẻ ngay từ đoạn mở đầu của bài bút ký. “Làng Nho Lâm xây dựng
hợp tác xã nông nghiệp 30 năm rồi. Phong trào sản xuất đang lên mạnh.
Dân có
ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt
đồng ấm áp làng quê
Chiêm
mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa
tiếng trống đi về trong thôn.
Nhà thơ
Tố Hữu đã viết như vậy. Sao Khánh Hoàng lại dám ví tiếng chày giã gạo của làng
như từ thuở hồng hoan vọng về? Vài hôm lại thấy công an về hỏi mẹ tôi chuyện
nọ, chuyện kia khiến mẹ tôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Mẹ viết thư bảo tôi:
“Con viết cho hay là được, đừng chống đối ai cả”. Khi tôi về nhà, mẹ hỏi: “Bài
văn Đêm trắng con được thưởng bao nhiêu”. “Bốn mươi nghìn đồng, mẹ ạ!”. Thế thì
chẳng bằng mẹ nuôi lợn. Viết làm gì cho khổ”.
Vị quan
to nhất làng tôi là ông Đặng Văn Thụy – quan Tế Tửu Trường Quốc Tử Giám. Ông
Đặng Văn Thụy sinh năm 1858, mất năm 1936, đỗ Hoàng Giáp năm 1904, đời vua
Thành Thái, làm quan Tế Tửu Trường Quốc Tử Giám, hàm chánh Tứ phẩm.
Ngày
xưa, quan to có 5 thê 7 thiếp, nhưng ông Thụy chỉ có một bà vợ là Cao Thị Bích
– con gái đầu lòng của Đông Các Đại học sĩ Cao Xuân Dục. Em gái của bà Cao Thị
Bích là Cao Thị Hòa, đẹp người, đẹp nết, giỏi thơ phú nhưng góa chồng năm 26
tuổi. Ông Thụy rất mến cô em vợ, vì làm thơ rất hay. Bà Cao Thị Bích vừa thương
chồng, vừa thương em nên đã có ý khuyến khích ông Thụy cưới bà Cao Thị Hòa làm
vợ hai. Biết chuyện này, bà Cao Thị Hòa gửi cho ông anh rể một bài thơ Nôm rất
dí dỏm:
Anh Tế
nhà ta khéo ỡm ờ
Phong
tình quen thói lại lơ mơ
Rượu
ngon uống hết không chừa cặn
Mít ngọt
quen mùi đánh cả xơ
Duyên
chị trước đà se chỉ thắm
Tình em
nay muốn chắp dây tơ
Cho hay
quân tử là thê thế
Chị cũng
ưa mà em cũng ưa
Bài thơ
là một lời từ chối nhẹ nhàng. Từ đó, ông Đặng Văn Thụy không nói tới chuyện
muốn cưới bà vợ thiếp nào nữa.
Ông Thụy
có 11 người con, 7 trai 4 gái, trong đó có hai người đậu đại khoa là Đặng Văn
Oánh và Đặng Văn Hướng. Trong cuộc thi đình năm 1919, hai anh em nhà họ Đặng
đều đỗ Phó bảng. Ông Đặng Văn Oánh giữ chức giáo thụ phủ An Nhân (Bình Định).
Ông Đặng Văn Hướng giữ chức giáo thụ phủ Diễn Châu, tham tri Bộ hình rồi Tổng
đốc Nghệ An thời Chính phủ Trần Trọng Kim. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham
gia Chính phủ Hồ Chí Minh, giữ chức Bộ trưởng không Bộ.
Con trai
của ông Đặng Văn Hướng là ông Đặng Văn Việt . Ông Việt là Trung đoàn trưởng đầu
tiên của một trong hai Trung đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam thời kháng
chiến chống Pháp. Với chiến công xuất sắc trong Chiến dịch Biên giới năm 1950,
ông Đặng Văn Việt được mệnh danh là con hùm xám đường số 4. Ông nghỉ hưu với
chức vụ Phó Cục trưởng Cục xây dựng cơ bản, Tổng cục Thủy sản. Ngày 25/4 mới
rồi, tôi có may mắn được gặp ông Đặng Văn Việt. Ông Việt đi xe máy đến chỗ hẹn
gặp tôi khiến tôi rất sửng sốt. “Cụ đã 97 tuổi rồi mà vẫn đi xe máy thì tôi
phục quá”. “Hàng ngày tôi vẫn đi xe máy. Và các buổi tối, tôi vẫn đi nhảy đầm”.
Cụ Việt nói như vậy và cười rất sảng khoái. Đúng là phong thái con nhà quan,
sống phong lưu, dù kinh tế không khá giả lắm, nhưng cốt cách thì rất cao.
Đó là
chị Liễu, góa chồng năm 26 tuổi. Chồng chị đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc bị
tai nạn tử vong bên đó. Lúc này gia đình nhà chồng mới chú ý đến tướng mạo của
chị Liễu.
Trên mặt
chị có một nốt ruồi đen nằm gần cánh mũi bên phải, gọi là nốt ruồi khốc lệ phu.
Khi chồng chết, dòng nước mắt khóc chồng sẽ chảy qua nốt ruồi đó. Người ta đặt
câu hỏi: “Tại sao lại chọn một cô gái như thế làm vợ? Lấy vợ có tướng khốc lệ
phu thì chồng sẽ chết”. Chẳng biết tướng số đúng sai như thế nào, nhưng rất ít
người chọn được vợ, vì đây là chuyện duyên số. Đôi khi chỉ một phút gặp nhau
rồi tình yêu bùng nổ, yêu cuồng nhiệt, yêu say đắm và thế là thành vợ chồng.
Tình yêu của chị Liễu cũng đúng là như vậy. Công bằng mà nói thì chị Liễu cũng đẹp,
một vẻ đẹp đầy nữ tính. Bộ ngực đầy căng. Da mặt trắng như trứng gà bóc, hơi
ửng hồng ở hai gò má. Đặc điểm này thì các cụ xưa đã tổng kết rồi - Hồng diện
đa dâm thủy. Người có tướng mặt như thế đòi hỏi quan hệ thể xác rất cao. Đó
không phải là một điểm yếu mà có khi là một sức hút rất khó cưỡng lại. Đàn ông
cũng thích những người đàn bà máu lửa như chị Liễu.
Từ khi
bà mẹ chồng hay rêu rao về cái nốt ruồi khốc lệ phu, chị Liễu không muốn sống
chung với mẹ chồng nữa. Chị làm một căn nhà cấp 4 dưới chân núi Mạo Sơn và đưa
con gái đầu lòng vào đó ở. Đất làng thì chật chội, còn đất ở núi thì mênh mông,
nếu không lười thì không lo bị đói. Mà chị Liễu thì không lười. Suốt ngày, chị
hùng hục cuốc đất khai hoang để trồng khoai, trồng sắn. Tối về, chị nấu một thiếc
rượu nếp. Khi rượu chảy ra, chị hứng lấy chai rượu đầu tiên, gọi là rượu nhất.
Chai rượu đó chị cất trong tủ và không bán. Chị chỉ bán những chai rượu nước
hai, nước ba. Khi rượu đã nấu xong, cám lợn cũng đã nấu xong, chị Liễu lấy chai
rượu nhất trong tủ ra, rót một chén đầy, uống một hơi cạn chén rồi lên giường
ôm con ngủ. Nếu không có chén rượu nặng đó, chị sẽ không ngủ được và hay suy
nghĩ linh tinh. Đêm không ngủ rất dài. Những ý nghĩ vẩn vơ làm cho đêm càng dài
hơn. Chị Liễu không sợ ngày dài mà sợ đêm dài. Ngày vùi đầu vào công việc,
chẳng mấy chốc đã thấy mặt trời gác ngọn núi phía Tây. Còn đêm thì những 5
canh, dài khủng khiếp. Đêm dài chị Liễu càng thấy thèm hơi đàn ông. Một vòng
tay ấm áp ôm chặt lấy tấm lưng tròn của chị. Hai con rắn lửa quấn chặt lấy
nhau. Khi buông nhau ra thì giấc ngủ ập đến, chẳng cần đến rượu. Còn bây giờ,
uống rượu xong thì ngủ, nhưng quá nửa đêm tỉnh rượu lại thức. Chị khe khẽ hát
một câu ví dặm “Lạnh lùng thay láng giềng ơi. Láng giềng lạnh ít sao tôi lạnh
nhiều”. Bỗng có ánh đèn ló quét qua khe cửa nhà chị. Và có tiếng đàn ông nói
khẽ: “Hát hay thế. Còn rượu không?”. Chị Liễu nhỏm dậy, gạt cái then cửa. “Ai
đấy! Bác Đáo phải không? Khuya thế này còn rượu chè gì”. “Tôi vừa soi được mấy
con quả rất ngon. Chị đốt lửa lên, tôi nướng một con cá, chúng ta uống rượu cho
vui”. Ánh lửa bừng lên trong căn nhà nhỏ. Mùi cá nướng, mùi rượu nếp cũng thơm
lắm.
Cá quả
tươi, nướng trên than củi. Khi lớp vảy cá đã cháy thành than thì đem ra, cạo bỏ
lớp vảy cháy đi, lộ ra lớp thịt cá trắng phau, thơm lừng. Ông Đáo và chị Liễu
ngồi xé những miếng thịt cá nướng chấm với muối tiêu ăn và uống rượu nhất.
Hai
người ăn hết một con cá quả to và uống hết một chai rượu nếp. “Hình như tôi say
rồi. Chị làm ơn cho ngả lưng một lát rồi mới về được”. Chị Liễu liếc xéo người
đàn ông đã ngà ngà rượu. “Gạ gẫm khéo thế. Có làm ăn gì được không mà đòi lên
giường người ta”.
Sự thật
là ông Đáo có làm ăn được. Người đàn ông ngực đỏ như ức gà chọi này rất khỏe.
Lần đầu tiên chị Liễu được cái cảm giác sung sướng đến đầm đìa mồ hôi. Gà gáy
báo canh tư. Ông Đáo nhổm dậy “Tôi phải về rồi”. “Còn lâu mới sáng mà. Nằm thêm
một lúc nữa”. Chị Liễu nói thế rồi áp người vào ngực ông Đáo. Một lúc sau, ông
Đáo ngồi dậy, mặc quần áo, vuốt lại bộ tóc rối tung. “Giờ thì phải về thật rồi.
Không ở thêm được nữa”. “Mai lại đi soi cá và uống rượu nhé”.
Sau cái
đêm ăn cá quả ấy, chị Liễu thay đổi hẳn. Chị ăn mặc diện hơn. Manh áo hoa bó
chặt tấm thân tròn lẳn. Da thịt chị cũng thay đổi, tươi sáng hơn, hồng hào hơn.
Bà mẹ chồng nhìn thấy thế không hài lòng chút nào. “Chồng chết chưa đầy năm mà
đã phởn phơ rồi. Đúng là loài mèo mả gả đồng”. Rồi cũng chính bà mẹ chồng phát
hiện một thay đổi rất quan trọng qua cặp lông mày của chị Liễu. Bà nói với mấy
bà hàng xóm: “Nó có chửa rồi. Lông mày của nó dựng ngược lên thế cơ mà”. Phát
hiện này làm bà tức tối như có ai trêu ghẹo. Lấy cớ đem cho đứa cháu nội mấy
quả trứng gà, bà vào núi Mạo Sơn thăm mẹ con chị Liễu. Bà nhìn thẳng mặt con
dâu và hỏi thẳng: “Mày có chửa rồi, phải không?”. Không một chút bối rối, chị
Liễu đáp thẳng băng: “Có chửa thì làm sao ạ! Chuyện bình thường mà”. “Đồ mất dạy.
Muốn làm đĩ thì đi nơi khác mà làm. Ở đất này không được làm như thế”. “Bà ơi!
Ngày rằm và ngày mùng 1, con đều vào thắp hương ở đền thờ Thành Hoàng, nhưng
không thấy Thành Hoàng cấm gái góa chồng có chửa”. Bà mẹ chồng chị Liễu đứng
phắt dậy, phủi đít quần rồi ra về. Bà bất lực. Con trai bà mất rồi. Vợ nó giờ
không phải là con dâu của bà nữa. Nó từ con cái trong nhà trở thành người làng,
người xóm. Và đã là người dưng nước lã thì không thể dạy bảo, ngăn cấm được.
Cái bụng
của chị Liễu đã bắt đầu to lên, làm căng vạt áo bà ba. Ông Đáo đi soi cá ghé
qua: “Còn rượu chứ?”. “Còn. Đủ cho ông uống cả đời”. Và bếp lửa lại được nhóm
lên. Mùi cá nướng lại thơm lừng trong căn nhà nhỏ. “Mấy tháng rồi?”. “Chậm kinh
8 tuần rồi”. Ông Đáo không nói gì, chỉ uống rượu tì tì. “Biết mà. Hạng người
như ông hèn lắm. Thích lấy được, xong có “sản phẩm” rồi cúp đuôi bỏ chạy”.
Chị Liễu
gặp bà Từ (vợ ông Đáo) trước cổng chợ. Đúng là oan gia ngõ hẹp.
Cái bụng
của chị Liễu ngày càng to lên. Phụ nữ nếu muốn giấu cái bụng chửa thì nén bụng
lại, lấy vải quấn thật chặt. Đó là cách ngày xưa giấu bụng. Nhưng chị Liễu
không có ý định giấu bụng. Hàng ngày, chị cứ để cái bụng lù lù đi làm, đi chợ,
không hề giấu giếm gì. Ở thành phố, chuyện không chồng mà chửa là rất bình
thường, chẳng ai nói ra nói vào gì hết. Nhưng ở làng thì khác. Người ta rì rầm
xì xào và câu hỏi nhiều người quan tâm nhất là chị Liễu có thai với ai. Có
người nói rằng, ông Đáo đêm đi soi cá hay ghé nhà chị Liễu. Chuyện đó chẳng
biết thật hư thế nào, nhưng nó làm bà Từ thấy ngứa điên trong tim gan. Thà
không gặp thì thôi, còn đã gặp thì bà Từ phải lên tiếng: “Không chồng mà chửa”.
Chị Liễu đốp lại: “Không chồng mà chửa mới ngoan. Có chồng mà chửa thế gian
thiếu gì”. “Đứa bé trong bụng mày là con ai?”. “Con ai bà hỏi làm gì”. “Nhưng
tao cứ hỏi đấy”. “Thế thì bà về hỏi chồng bà xem nó là con ai”. “Gái đĩ già
mồm. Chồng bà không thèm ngó đến loại người đĩ thõa như mày”. “Thế hả! Đêm nào
ông Đáo cũng ôm rịt lấy bà chắc. Bà như bát cơm thiu mà cơm thiu thì chó cũng
chê”. Bà Từ xông vào, định túm tóc chị Liễu, đánh một trận cho hả giận. Nhưng
chị Liễu nghiêm giọng: “Bà đứng xa tôi ra. Tôi chỉ cần hất tay trái một cái là
bà phải nhập viện đấy”. Thế là bà Từ sợ, im lặng bỏ đi. Cuộc khẩu chiến nổ ra
trước cổng chợ nên cả làng đều biết. Và từ đấy không ai dám trêu ghẹo chị Liễu
nữa. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Rồi chị
Liễu sinh một bé trai bụ bẫm. Các bà trong làng, mỗi người cầm theo dăm quả
trứng gà đi thăm chị Liễu. Tiếng là đi thăm gái đẻ nhưng thực chất là để nhìn
thằng bé xem nó giống ai. Giỏ nhà ai quai nhà nấy. Các bà muốn nhìn xem thằng
bé có giống chồng mình không. Và điều này khiến các bà trong làng rất điên đầu,
vì hầu như ai cũng thấy thằng bé hao hao giống chồng mình một nét gì đó. Cái
miệng rộng chắc là của ông Đáo. Nhưng đôi mắt lồi, cái trán thấp, cái mũi thẳng
lại hình như của người khác. Chính ông Đáo cũng ngờ ngợ, vừa nghĩ đó là con
mình, lại vừa không tin là con mình. Đêm đi soi cá, ông Đáo ghé vào nhà chị
Liễu. “Mẹ con đã ngủ chưa?”. “Còn thức đây. Có con cá nào nấu cháo được
không?”. “Hôm nay không được con nào. Đen thế”. Rồi ông Đáo uống một ngụm nước
chè nguội và hạ giọng thật nhỏ: “Này, nó có phải con tôi không?”. Giọng chị
Liễu rít qua kẽ răng: “Còn hỏi như thế à! Cút ngay khỏi nhà tôi”. Từ bên ngoài,
bà Từ xô cửa ập vào: “Gian phu dâm phụ. Bắt quả tang nhé”. Chị Liễu bước sấn
tới trước mặt bà Từ: “Bà bắt ai! Ông ấy vào xin nước. Cốc nước uống dở còn kia.
Hai người cút đi cho tôi đóng cửa”.
Quê tôi
là một ngôi làng cổ, có từ hơn 2.000 năm trước. Tướng Cao Lỗ là Thành Hoàng của
làng. Trên mộ ông có bia ghi đầy đủ năm sinh và năm mất tướng Cao Lỗ.
Tấm bia
đó ghi như sau: “Tiền viễn tổ, tướng Cao Lỗ, năm 357-208 trước Công Nguyên” .
Ngay trong ruột làng tôi còn có bốn ngôi mộ cổ, bia ghi là: “Thủy tổ con cháu
Cao Đại Tôn”. Đây là những người đã sinh ra tướng Cao Lỗ. Từ những ngôi mộ cổ
này suy ra làng tôi đã có từ lâu đời lắm. Khi bắt đầu có trí nhớ, tôi đã thấy
làng mình đúng là một ngôi làng Việt cổ. Lũy tre bao kín bốn phía. Làng san sát
mái tranh và những hàng cau. Cái cổng làng hình vòm xây bằng đá xanh đầy rêu
phong. Trước cổng có đặt một tấm bia “hạ mã”. Quan to mấy đi đến đây cũng phải
xuống ngựa.
Một ngôi
làng cổ thì nề nếp cổ còn được lưu giữ rất lâu. Việc chị Liễu sinh con đối với
người làng tôi là một sự lạ. Các bà có thể ngại giáp mặt chị Liễu, nhưng công
an xã thì không ngại. Khi chị Liễu làm giấy khai sinh cho con trai, cán bộ tư
pháp xã hỏi: “Bố thằng bé là ai?”. Chị Liễu trả lời rất bình tĩnh: “Tôi đã để
trống phần họ tên người bố. Sao anh còn phải hỏi câu đó”. “Nhưng chị sinh con
không đúng luật”. “Tôi sai luật ở chỗ nào?”. “Chị ăn nằm với chồng người khác
là phạm luật”. “Sao anh biết tôi ngủ với chồng người khác? Nhỡ tôi ngủ với trai
tơ thì sao?”. “Nếu chị không làm rõ vấn đề này thì chúng tôi không thể làm giấy
khai sinh cho cháu được”. “Anh cán bộ giải quyết việc này như thế liệu có phạm
luật không? Đây nói cho mà biết nhé, tôi có đẻ bao nhiêu, anh vẫn phải làm giấy
khai sinh cho các con tôi”. Cuối cùng thì cán bộ tư pháp xã vẫn phải làm giấy
khai sinh cho thằng bé nhà chị Liễu. Nhưng lời tuyên bố của chị Liễu khiến chị
cán bộ dân số lo lắng. Nếu bà ấy cứ đẻ như tuyên bố thì chỉ tiêu kế hoạch hóa
gia đình của xã sẽ đổ vỡ.
Hôm sau,
chị cán bộ dân số mang một hộp sữa đi thăm thằng bé nhà chị Liễu. “Cháu kháu
quá, chị ơi! Nhìn phát thèm”. “Thì đẻ thêm một đứa nữa, biết đâu lại được một
thằng cu”. “Em đã hai con rồi, lại là cán bộ dân số, không thể đẻ thêm được
nữa. Chị cũng thế. Hãy dừng lại ở hai con, chị nhé”. “Chửa đẻ có sung sướng gì
đâu. Nhỡ ra thì phải đẻ thôi”. “Nhưng từ nay chị đừng nhỡ nữa, một lần này là
đủ rồi”. “Chuyện đó không ai nói trước được, Không ai nắm tay được tối ngày.
Rồi cũng có lúc nhỡ ra chứ”. “Em bảo chị đừng nhỡ nữa. Đây, em phát cho chị một
hộp bao cao su để chống nhỡ”. “Nhưng cái đó là của đàn ông mà. Nhỡ thằng đàn
ông nó không thích đeo vào thì sao?”. “Hay là chị đi đặt vòng”. “Vòng vèo gì.
Đeo của lạ trong người tôi không thích”. “Thế thì em phát cho chị một hộp thuốc
tránh thai. Mỗi tháng uống một vỉ thì không lo nhỡ”. “Thế thì được. Nói thật
với cô, cán bộ ở xã này cô là người cao tay nhất đấy”.
Dòng họ
Đặng ở làng tôi là một dòng tộc khoa bảng. Ông Đặng Văn Thụy, đỗ Hoàng Giáp năm
1904, đời vua Thành Thái. Ông làm quan Tế Tửu trường Quốc Tử Giám rồi xin cáo
quan về quê vì không muốn hợp tác với người Pháp.
Khi ông
Đặng Văn Thụy viết tấu xin từ quan được vua chuẩn tấu, ông vui mừng viết ngay
bài thơ “Biệt đình quan” gửi người bạn tri kỷ đang bị tù đày là chí sĩ Huỳnh
Thúc Kháng:
Quốc ân
vị mẫu văn chương báo
Gia kế
nan ngôn bổng hướng tân
Tự tiếu
quy lai vô sự thận
Vị vong
thả tác bất vong nhân
Dịch là:
Ân nước
không lấy văn chương báo đáp được
Nghèo
khó bổng lộc đâu để mà đãi khách
Nay về
nhà tự cười rằng rồi sẽ chẳng có việc làm
Nhưng ai
không quên ta thì ta cũng không quên người.
Ông Đặng
Văn Thụy cáo quan về hưu không phải chẳng có việc làm mà ông làm không hết
việc. Ông đã đào tạo nên một lớp Nho sinh sĩ tử ở làng tôi. Hai con trai của
ông là Đặng Văn Oánh và Đặng Văn Hướng đều đỗ Phó Bảng năm 1919. Ông Đặng Văn
Oánh làm Giáo thụ ở Bình Định. Ông Đặng Văn Hướng làm Giáo thụ Diễn Châu rồi
sau làm Tổng đốc Nghệ An. Trong khi làm quan, ông Đặng Văn Hướng đã cùng Hoàng
thân Xuphanuvong thiết kế và xây dựng đập nước Xuân Dương rất hiện đại và cần
thiết. Làng tôi nhờ có đập nước này mà đời đời no đủ. Làng tôi không bao giờ bị
hạn hán hoặc úng ngập. Nếu hạn hán thì lấy nước từ đập Xuân Dương về tưới lúa.
Nếu úng ngập thì tháo nước qua kênh nhà Lê. Làm nông nghiệp mà hạn không thiếu
nước, lụt không úng ngập thì trăm mùa trúng cả trăm. Cho đến bây giờ, làng tôi
vẫn lấy nước từ đập Xuân Dương để cày cấy. Không chỉ xây đập Xuân Dương, ông
Đặng Văn Hướng và Hoàng thân Xuphanuvong còn thiết kế cho làng tôi cả một hệ
thống mương nước hiện đại để đưa nước ngọt tới từng chân ruộng.
Ông Đặng
Văn Oánh tuy làm quan ở Bình Định nhưng đã dùng tiền riêng, xây cho làng tôi
một cây cầu bê tông cốt thép vững chắc, bắc qua kênh nhà Lê. Tôi lớn lên đã
thấy ôtô chạy thẳng một mạch từ đường 1 về làng. Tuổi học trò, tôi thường đạp
xe qua cây cầu ông Oánh bắc để ra phố huyện. Ông Đặng Văn Thụy có công mở mang
dân trí cho làng tôi. Ông Đặng Văn Hướng có công mở mang hệ thống thủy lợi cho
làng tôi để cả làng luôn được no đủ. Ông Đặng Văn Oánh có công mở mang đường
sá, cầu cống cho làng tôi.
Làng tôi
nhờ thế mà phát triển về mọi mặt. Có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Còn họ Đặng làm quan thì cả làng tôi được nhờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét