"
Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________
Thân thế và cuộc đời – Phần 16
Từ đầu
tháng 4 năm 1975 , quân dân ta tiến công trong mùa xuân lịch sử với khí thế
thần tốc , bất ngờ , táo bạo và chắc thắng . Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 các
hướng tấn công của đại quân ta đều nhắm tới Sài Gòn
nơi tập trung các cơ quan đầu não của ngụy quyền. Giờ phút lịch sử của dân tộc ta đang bước vào một trang mới : Kỷ nguyên của đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong buổi sáng lịch sử đó ,cụ đã bảo anh Lê Quang , một bệnh nhân đang có mặt tại nhà cụ : “ Chú hãy treo cờ Tổ quốc lên , mừng cho non sông liền một dải ”. Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong rực rỡ nắng vàng , nét mặt cụ rạng ngời xúc động . Có lẽ đây là một trong những lá cờ Tổ quốc được treo lên sớm nhất trên mảnh đất Hà Nội , trong niềm vui chiến thắng của dân tộc ta , kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc ( 1945 – 1975 ).
Từ những năm 1980 trở đi , công việc chữa bệnh giúp dân của Cụ có nhiều thuận lợi hơn . Người đến xin cụ chữa bệnh có cả những cán bộ cao cấp trong trung ương , các tướng tá trong quân đội , công an , các văn nghệ sỹ , các bậc lão thành cách mạng và đông đảo bà con nhân dân lao động .
Ngày 27 tháng 6 năm 1982 , phóng viên Minh Đăng Khánh , báo Sài Gòn giải phóng, phỏng vấn Cụ Nguyễn Đức Cần tại Đại Yên .
Trong buổi phỏng vấn cụ đã nhấn mạnh : “ Đức là gốc của con người . Nếu anh sửa mình được thì dù nghèo cũng không khổ . Giàu mà cái gốc không còn, đức hết, anh khổ cũng là tại anh ”.
Cuối cuộc phỏng vấn cụ nói : “ Tôi chữa bệnh không lấy tiền, như vậy tôi đã làm lợi cho dân. Đó là điều làm tôi sung sướng. Tôi chỉ muốn mọi người có cơm no, áo ấm, không bị ốm đau , thế thôi ’’.
Cụ Nguyễn Đức Cần đã từng nói rằng : Chính tu là cái đức của mình, biết thương người , mình chịu khổ thì mới thương người , còn mình sướng thì biết thương ai. Nói đức mà chỉ nói cái mồm, thì ai chả nói được . Cho nên thương thật thì ít lắm.
Nhạc sỹ Tu My Đỗ Mạnh Cường khi viết xong bài hát Giọt nước mắt để tặng Cụ đã kể lại rằng : khi lên cụ , ông đã chứng kiến bao câu chuyện cảm động về tình thương của Cụ đối với những người bệnh , những người nghèo khổ đã trải qua bao tháng năm ốm đau hoạn nạn, nay được cụ chữa khỏi những căn bệnh nan y, không biết lấy gì tạ ơn, dành dụm được ít tiền mua được chút quà nhỏ để mang lên biếu cụ ,có khi chỉ là miếng ăn hàng ngày như một vài bìa đậu phụ hay một miếng chả, nhưng cụ nhất quyết không nhận . Cụ bảo : Ông nhận rồi , thôi mang về cho các con ăn.Chúng nó đang mong ở nhà.Lại một người nghèo khác , khi được cụ chữa khỏi bệnh ,chỉ mang lên biếu cụ một khúc sắn giây luộc, lần đó thì cụ nhận ,nhưng bảo cắt ra chia cho mỗi người đang có mặt tại đó, mỗi người một miếng . Cụ bảo : Đây là cả tấm lòng của người ta .Những giọt nước mắt đã tuôn rơi, tuôn rơi trên những khuôn mặt dịu hiền trước tình thương của cụ.Cuộc đời của họ đã nhờ cụ cứu giúp ,đã vượt qua những cơn hiểm nguy.
nơi tập trung các cơ quan đầu não của ngụy quyền. Giờ phút lịch sử của dân tộc ta đang bước vào một trang mới : Kỷ nguyên của đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong buổi sáng lịch sử đó ,cụ đã bảo anh Lê Quang , một bệnh nhân đang có mặt tại nhà cụ : “ Chú hãy treo cờ Tổ quốc lên , mừng cho non sông liền một dải ”. Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong rực rỡ nắng vàng , nét mặt cụ rạng ngời xúc động . Có lẽ đây là một trong những lá cờ Tổ quốc được treo lên sớm nhất trên mảnh đất Hà Nội , trong niềm vui chiến thắng của dân tộc ta , kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc ( 1945 – 1975 ).
Từ những năm 1980 trở đi , công việc chữa bệnh giúp dân của Cụ có nhiều thuận lợi hơn . Người đến xin cụ chữa bệnh có cả những cán bộ cao cấp trong trung ương , các tướng tá trong quân đội , công an , các văn nghệ sỹ , các bậc lão thành cách mạng và đông đảo bà con nhân dân lao động .
Ngày 27 tháng 6 năm 1982 , phóng viên Minh Đăng Khánh , báo Sài Gòn giải phóng, phỏng vấn Cụ Nguyễn Đức Cần tại Đại Yên .
Trong buổi phỏng vấn cụ đã nhấn mạnh : “ Đức là gốc của con người . Nếu anh sửa mình được thì dù nghèo cũng không khổ . Giàu mà cái gốc không còn, đức hết, anh khổ cũng là tại anh ”.
Cuối cuộc phỏng vấn cụ nói : “ Tôi chữa bệnh không lấy tiền, như vậy tôi đã làm lợi cho dân. Đó là điều làm tôi sung sướng. Tôi chỉ muốn mọi người có cơm no, áo ấm, không bị ốm đau , thế thôi ’’.
Cụ Nguyễn Đức Cần đã từng nói rằng : Chính tu là cái đức của mình, biết thương người , mình chịu khổ thì mới thương người , còn mình sướng thì biết thương ai. Nói đức mà chỉ nói cái mồm, thì ai chả nói được . Cho nên thương thật thì ít lắm.
Nhạc sỹ Tu My Đỗ Mạnh Cường khi viết xong bài hát Giọt nước mắt để tặng Cụ đã kể lại rằng : khi lên cụ , ông đã chứng kiến bao câu chuyện cảm động về tình thương của Cụ đối với những người bệnh , những người nghèo khổ đã trải qua bao tháng năm ốm đau hoạn nạn, nay được cụ chữa khỏi những căn bệnh nan y, không biết lấy gì tạ ơn, dành dụm được ít tiền mua được chút quà nhỏ để mang lên biếu cụ ,có khi chỉ là miếng ăn hàng ngày như một vài bìa đậu phụ hay một miếng chả, nhưng cụ nhất quyết không nhận . Cụ bảo : Ông nhận rồi , thôi mang về cho các con ăn.Chúng nó đang mong ở nhà.Lại một người nghèo khác , khi được cụ chữa khỏi bệnh ,chỉ mang lên biếu cụ một khúc sắn giây luộc, lần đó thì cụ nhận ,nhưng bảo cắt ra chia cho mỗi người đang có mặt tại đó, mỗi người một miếng . Cụ bảo : Đây là cả tấm lòng của người ta .Những giọt nước mắt đã tuôn rơi, tuôn rơi trên những khuôn mặt dịu hiền trước tình thương của cụ.Cuộc đời của họ đã nhờ cụ cứu giúp ,đã vượt qua những cơn hiểm nguy.
Nguyễn Đức Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét