9 tháng 5, 2014

" Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh " _ Thân thế và cuộc đời -Phần 19

" Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________

Thân thế và cuộc đời -Phần 19


Đêm 30 Tết Quý Hợi năm 1983, như thường lệ, trên nhà cụ không khí đón Tết thật hân hoan náo nức . Cụ cho trồng trước nhà một cột pháo cao khoảng 4 – 5 m , trong hai bồn hoa dưới tán hai cây vạn tuế trước sân nhà cụ , nổi bật hai dòng chữ “ Hạnh Phúc ’’được cắm bằng hàng trăm bông hoa cúc vàng tươi..
Vào những đêm 30 Tết , đến đây có các bệnh nhân ở Hà Nội , rồi ở các tỉnh về, thậm chí có những người ở miền Nam ra, có những người ở nước ngoài về , có những người theo đạo Thiên Chúa , những người theo Phật giáo , những nhà sư quần áo nâu sồng , có những sỹ quan quân đội , những văn nghệ sỹ …tất cả anh chị em bệnh nhân , những người chịu ơn cụ nhìn nhau với ánh mắt trìu mến và tất cả ngước mắt lên cụ và chờ đợi lời chúc Tết của cụ .
Nhạc sỹ Tu My – Đỗ Mạnh Cường đã sáng tác nhiều bài hát để kính tặng cụ và các nghệ sỹ , những bệnh nhân cất cao tiếng hát chúc mừng cụ trong thời khắc thiêng liêng của giao thừa sắp đến. Có thể nói là ở Việt Nam mình , cũng như ở trên khắp thế giới không có một nơi nào có một phong tục đẹp , đặc biệt như thế . Nó biểu hiện lòng biết ơn của bệnh nhân, tình thương yêu nhau giữa những người bệnh , lòng biết ơn đối với vị Thầy đã cứu, chữa bệnh cho mình, cho gia đình mình. Ngày mùng 8 Tết Quý Hợi , Cụ tổ chức đi du xuân Đền Và - Sơn Tây, đi theo cụ có khoảng 500 bệnh nhân, những người chịu ơn .Đền Và là nơi hàng năm cụ hay đến thăm và là ngôi đền thiêng liêng với cư dân Việt cổ đã hàng ngàn năm nay. Sau khi làm lễ dâng hương tại Đền Và, Cụ lại dẫn con cháu, những người chịu ơn cụ , đến thăm Đền Ba Cây. Sở dĩ có tên gọi là đồi Ba Cây là do trước đây trên ngọn quả đồi này có ba cây thông cổ thụ. Nhưng sau đó, cả ba cây thông đã bị giặc Pháp đốt trong cuộc kháng chiến.
Từ đền Và , đi qua con đường đất đỏ chạy qua trước cửa đền , rồi rẽ trái sẽ thấy có một con đường đất đỏ chạy về phía tây. Ngay ở bên con đường nhỏ này, là thửa ruộng có đàn cá trê đá. Theo các cụ già kể lại :. Đàn cá trê đá này đã thấy có ở đây hàng trăm năm, bởi vậy địa danh ở đây gọi là thôn đồng nổi, xóm cá trê.
Cụ dạy rằng: Khi nào lũ cá trê đá này đi hết, thì đời mới có thái bình.
Đền Ba Cây còn có tên gọi khác là Đền Ba Đai.Vì trên ngọn quả đồi này có ba vòng đai tròn chạy quanh. Thế đất như vậy phong thuỷ gọi là “đại hựu viên khâu” có nghĩa là đất lành có nhiều vượng khí.
Đền Ba Đai nằm trong địa phận thôn Yên Mỹ xã Thanh Mỹ nay thuộc Thành phố Sơn Tây và cách đền Và chừng 3km về phía tây nam. Đền nằm trên một ngọn đồi tĩnh mịch , chung quanh là rừng lim và bạch đàn.Dưới chân đồi, chỗ lối đi lên có xây một chiếc cổng. Con đường đất lên đền trước đây đã được lát gạch.Trước cổng đền phía trên có hai cây xanh mọc cành lá giao nhau, trông như chiếc cổng chào.
Xưa ở đây chỉ là một ngôi đền cũ nhỏ,mái ngói rêu phong,bên ngoài có một mái bếp lợp rơm rạ,sớm chiều khói lam lan toả.Xung quanh đồi là cả một rừng lim bốn mùa xanh tươi.Cảnh vật nơi đây thật tĩnh mịch và êm ả thanh bình.
Cửa đền mở về hướng đông,phía trên toà chính điện có ghi bốn chữ “Anh Sơn Linh Từ”.Thật đúng là ngôi đền thiêng trên núi cao.
Xưa có câu đối ghi rằng:
“Anh linh thiên cổ tại
Hiển hách tứ thời tân”
Dịch là:
Anh linh muôn thủa còn nguyên
Hiển hách bốn mùa đổi mới.
Đền Ba Đai là nơi thờ Mẫu và là nơi thờ vọng Người Thầy của cụ .Từ xưa người ta đã quan niệm rằng: vạn vật trong vũ trụ này đều có Mẹ. Đó là lẽ dĩ nhiên của trời đất.Tôn vinh Mẫu chính là một đạo lý của người Việt Nam ta.

Nguyễn Đức Tài




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét