12 tháng 5, 2014

" Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh " _ Thân thế và cuộc đời -Phần 21

" Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________

Thân thế và cuộc đời -Phần 21

 Sáng ngày 13 tháng 7 năm 1983 ( mùng 4 tháng 6 năm Quý Hợi ), cụ khó thở . Đến 19 giờ 4 phút cụ lịm đi một lát , sau lại tỉnh , tim mạch bình thường . Đến 23 giờ 30 tim mạch cụ yếu hẳn và đến 23 giờ 58 phút , Cụ đã trở về cõi trường sinh.
Thật đúng là


Việc đời cứu giúp đã xong
Gối mây , nhẹ bước thong dong cõi trời

Sáng ngày 16 tháng 7 năm 1983 tại số nhà 86 làng Đại Yên - Hà Nội , gia đình cùng đông đảo bệnh nhân đã trang trọng tổ chức lễ tang cụ Nguyễn Đức Cần.
Buổi sáng hôm đó, trời bổng dưng chuyển mát, mưa bụi nhè nhẹ rơi, hơn một trăm vòng hoa để trong sân nhà, sau mấy ngày nắng hè đã héo rũ, bỗng đột nhiên tươi trở lại.Trong giờ phút thiên liêng này, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đọc lời điếu nói về thân thế và sự nghiệp của cụ và nhấn mạnh: Cụ đã cống hiến suốt đời mình cho sức khỏe và hạnh phúc của nhiều người.
Nhà giáo Vũ Văn Ngọc thay mặt những người chịu ơn ca ngợi công lao trời bể của cụ , bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn của những người bệnh , trước sự ra đi của cụ .
"Kính thưa hương hồn cụ Nguyễn Đức Cần.
Thưa các ban 
Giờ phút này,chúng ta tề tựu tại đây, kính cẩn nghiêng mình trước thi hài của một người mà tất cả chúng ta đều tôn kính-cụ Nguyễn Đức Cần,người thầy chữa bệnh của chúng ta và gia đình ta,Người đã vĩnh viễn từ biệt chúng ta để đi vào cõi trường sinh kể từ 19 giờ 4 phút ngày 13 tháng 7 năm 1983, tức ngày mồng 4 tháng 6 năm Quý Hợi,hưởng tho 75 tuổi. 
Người mất đi, để lại trong lòng chúng ta một khoảng trống lớn lao,một tiếc thương vô hạn,một nỗi đau tê tái,một mất mát không thể gì bù đắp được. 
Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông nội của Ngưòi,cụ cố Nguyễn Đức Toàn là mưu sỹ số hai của cụ Đề Thám, đã hy sinh ở Yên Thế. Ông thân sinh ra Người,cụ Nguyễn Đức Nhuận tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục cũng hy sinh trong vụ Hàng Bún ngày 17 tháng 12 năm 1946,mở đầu cho cuộc toàn quốc kháng chiến…Bản thân Người đã từng là đại đội trưởng đại đội Lam Sơn, đóng tại thôn Đại Yên này, đại đội đã tham gia cướp Bắc Bộ phủ trong ngày 19 tháng 8 năm 1945. 
Thầy ta! Ân nhân của chúng ta,tuy sinh ra trong một gia đình khá giả,nhưng đã sớm thoát ly để chung sống với nhân dân lao động.Người đã từng trải qua những tháng năm lao động cực nhọc,cuốc đất, đốn cây,gồng gánh trong nắng lửa mưa rầu của vùng mỏ,vùng biển và nhiều nhất là các miền rẻo cao Việt Bắc.Người đã được các đồng bào dân tộc ít người thương yêu ,quý trọng…Chính vì vậy, Người đã thông cảm sâu sắc với những nỗi đau khổ của quần chúng lao động nghèo khổ,thiếu cơm ăn, áo mặc, ốm đau không thuốc thang. 
Chính vì vậy,Người đã khổ luyện để có một năng lực đặc biệt;”Chữa bệnh không dùng thuốc”.Người thường nói:”Chỉ có phương pháp này mới cứu bệnh đươc cho nhiều người”. 
Năng lực của Người về phương pháp trị bệnh này thật là siêu phàm,xuất chúng.Tất cả chúng ta ở đây đều thừa nhận và chúng ta vô cùng biết ơn Người.Vì Người đã cứu chúng ta,vợ con chúng ta thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo. 
Trong hàng vạn lá thư của người bệnh,có hàng nghìn lá thư có dán ảnh đề rõ họ tên,chức vụ.Chúng ta đã đọc được những dòng địa chỉ của các phố phưòng Hà Nội,của các tỉnh,huyện trên miền Bắc,miền Trung,miền Nam,thậm chí của cả những người từ Liên Xô,Tiệp Khắc,Ba Lan,Công hoà dân chủ Đức,Pháp ,Anh,Thuỵ Sỹ.Hồng Kông,…. 
Có biết bao nhiêu lời hay ý đẹp,trong nhiều bài thơ chữ nôm,chữ hán,câu đối,ngợi ca cách trị bệnh thần diệu của Người,trong nhiều tình huống khác nhau…chỉ xin trích hai câu đối trong lời chúc Người,của một bệnh nhân, viết 5 năm về trước,vì nó mang tính khái quát: 
-“Bệnh hiểm mấy cũng trừ xong.Xuân tới nắng hồng tràn lối ngõ.Một Hoa Đà,một Biển Thước,một Hải Thượng Lãn Ông,kính cẩn đứng khoanh tay, hầu trước cửa”. 
-“Tài cao đâu nhường tạo hóa, đức nhân nhuần,thấm khắp muôn trùng.Hỏi Lão Tử, hỏi Zê Su,hỏi Thích Ca Mầu Ni, diệu pháp thiêng giáng hạ cứu bao người”. 
Nhiều người khâm phục trước năng lực kỳ diệu của Người, đã suy tôn người lên ngôi thần thánh.Nhưng Người nói:”Tôi chỉ là người,cũng ăn uống sống chết như mọi người khác”.Người khôi hài :”Tôi sợ đinh câu rút lắm”. 
Người giễu cợt mọi trò mê tín dị đoan,chính tay Ngưòi đã hạ không biết bao nhiêu bát hương.mà một số đang nằm la liệt dưới chân các bạn. 
Người giải thích:”Người Việt Nam chỉ có một Đạo,là Tổ Quốc Việt Nam”.Người ra tay chữa bệnh đã gần năm chục năm,bệnh nhân đến cửa người có hàng vạn người, gồm đủ các tầng lớp, đa số là những nông dân,công nhân,dân nghèo thành phố,những cán bộ các cấp,các ngành trong bộ máy nhà nước ta,có cả những cán bộ lão thành thuộc thế hệ đảng viên đầu tiên như cụ Trần Phượng,(em ruột đồng chí Trần Phú,tổng bí thư đầu tiên của đảng)là một trong xứ uỷ đầu tiên của xứ Trung kỳ,nhớ ơn Người ,mang vòng hoa đến viếng hôm nay. 
Người đặc biệt chú ý đến ngành y,nhiều bác sỹ,y sỹ,dược sỹ, ytá,hộ lý dân y và quân đội đã được Người cứu chữa những căn bệnh nan giải như:ung thư máu,hen,tâm thần,rối loạn nhịp tim,liệt,méo mồm,tắc ruột…. 
Người thường nói:Chữa bệnh cho các cô chú, để các cô chú có sức khoẻ chữa bệnh cho dân,nhưng phải nhớ là”Lương y như từ mẫu”. Rất nhiều nhạc sỹ,nhạc công hay ca sỹ cũng được Người yêu mến.Người thường nói:”Chữa bệnh cho các cô chú, để các cô chú đem câu hát tiếng đàn làm đẹp cho đời”.Rung cảm trước tài năng và đức độ của Người,có nhạc sỹ đã sáng tác tới 16 bài ca,ca ngợi công ơn trời bể của Người.Nhưng phải nói, được Người thương nhất là các anh bộ đội,những người có cống hiến nhiều cho dân,cho nước. Người nói:”Bộ đội vì nước,vì dân đã phải chịu nhiều gian khổ,hy sinh,cần cứu cho người ta mau lành bệnh”. 
Anh hùng không quân, đại tá Lưu Huy Chao,sau khi hạ chiếc máy bay thứ 6 của không lực Hoa Kỳ,thì bị liệt cánh tay phải.Nhà nước và nghành y tế ra công cứu chữa nhưng vô hiệu.Cách đây một tháng,anh hùng không quân Lưu Huy Chao đã lên cửa Người và đã được Người điều khiển cho cánh tay bị liệt hoạt động ngay. Đến nay cánh tay bị liệt đó đã nâng được quả ta 25 kg một cách dễ dàng.Anh hùng Chao xin được làm con của Người và được Người cho phép chụp ảnh chung trong bộ quân phục đại lễ. 
Đã chữa bệnh cho một người. Người thường chữa bệnh cho cả nhà,rất nhiều gia đình chúng ta ở đây được Người chữa bệnh cho ba,bốn thế hệ.Có nhiều cháu bị câm từ lúc mới lọt lòng.Người đã điều khiển cho nói được.Người đã đem lại ánh sáng cho nhiều đôi mắt bị mù.Người đã cứu sống hàng trăm ngưòi tiếp cận với cái chết vì những chứng ung thư,sơ gan cổ chướng,thận nhiễm mỡ,hở van tim..mà bệnh viện đã trả về. 
Phải nhận thấy rằng: trong lịch sử của dân tộc ta cũng như của nhiều dân tộc trên thế giới ít có một nhà chữa bệnh nào có tầm cỡ như vậy.Cho nên được đến cửa Người, được Người chữa bệnh cho,là một vinh dự lớn. 
Nhưng cái mà Người cảm hoá đến ruột gan tim óc chúng ta là đức độ của Người. 
Người sống theo một nguyên tắc đạo lý rất rạch ròi và nghiêm khắc.Kết hợp với quá trình trị bệnh là quá trình Người yêu cầu bệnh nhân sửa chữa những thiếu sót của bản thân trong quan hệ với gia đình ,bạn bè,thôn xóm,xã hội nói chung. 
Trước mắt Người mọi bệnh nhân đều bình đẳng.Người rất thương những người lao động nghèo khổ.Người muốn ai cũng được chia phần hạnh phúc trong cuộc sống.Những kẻ giàu có ích kỷ,những kẻ bạc ác bất lương dù có đi mòn gót cũng không bao giờ được Người cứu chữa.Người nói:”Chữa bệnh cho họ để họ có thêm sức khoẻ làm điều ác,cứu làm chi!”. 
Bữa ăn thường ngày của Người không có gì cao sang,vẻn vẹn một lưng cơm,vài sợi rau,mấy quả cà,hoạ hoằn đôi ba miếng thịt, chén rượu.Người bảo:”Thế là đủ quá rồi.Dân còn khổ,mình sống sung sướng sao đang”. Chúng ta đều biết có nhiều người với lòng biết ơn chân thành đã mang tiền hoặc nhiều đồ quý giá đến biếu Người.Nhưng Người đều từ chối và kiên quyết trả lại. Nhiều người trong chúng ta đã phải vâng lệnh Người ,mang trả lại tận nhà những người cố tình bỏ lại gói tiền hoặc những quà biếu có giá trị mà Người khước từ,Chúng ta cũng đã từng chứng kiến bao người phải khóc vì cảm động trước tấm lòng thương người mênh mang đó. 
Người nói:”Người ta đau khổ vì bệnh tật lâu rồi,nay được cứu giải thì ân sâu nghĩa nặng,muốn mong được đền ơn trả nghĩa.Nhưng ta quyết không tham”. 
Người đã thực hiện triệt để nguyên tắc sống cao đẹp:cần,kiệm,liêm chính,chí công vô tư. 
Người là tấm gương chói lọi ngay giữa cuộc đời.Người thường dạy chúng ta:” Trọng nhân nghĩa,sống nhân nghĩa và làm điều nhân nghĩa”. 
Người nói:”Nghĩ đẹp,làm đẹp,cuộc sống sẽ đẹp”. 
Lời dạy của Người không còn là những khuôn sáo mòn vẹt của đạo lý sách vở mà thực sự đã trở thành những nguyên tắc sống động trong tâm hồn tình cảm chúng ta,nó bắt nguồn cho những hành động đẹp đẽ,cao cả mà mỗi chúng ta có được trong cuộc sống hàng ngày. 
Do đó mỗi khi đựợc tiếp xúc với Người,ta thường có cảm xúc khoan khoái,nhe nhàng như được cởi mở khỏi những mắc mứu.Lòng ta hướng về cái thiện 
Than ôi!Còn có bao giờ chúng ta được diễm phúc ngồi quanh Người,mắt hướng về Người và ánh sáng kỳ diệu,lấp lánh,tươi vui của đôi mắt Người dọi đến làm rạng rỡ tâm hồn của mỗi một chúng ta. 
Cũng hết rồi những đêm giao thừa trang trọng,thiêng liêng và ấm áp tình người. 
Chúng ta những bệnh nhân,người của bốn phương nhưng yêu thương nhau như con cùng một mẹ,tụ tập ở nơi đây chúc tụng Người và nghe Ngưòi chúc Tết nhân dịp xuân sang. 
Và chắc rằng cũng không bao giờ còn nữa,những buổi du xuân tươi vui trên Ba Đai.Thầy đi trước,trò đoàn đoàn ,lũ lũ theo sau,lòng vui như mở hội đón chờ một năm mới tốt lành. 
Càng nghĩ về Người,mỗi chúng ta càng thấy cái mất mát hôm nay của mỗi người chúng ta thật lớn lao, đau thương chúng ta đang chịu thật là vô hạn. Nhưng chúng ta cũng tự hào về cuộc sống của Thầy ta: 
Sống chữa bệnh cứu đời,vì nước vì dân phục vụ 
Chết nêu gương trong sáng vinh hoa phú quý không màng 
Và chúng ta, những bệnh nhân được Người cứu chữa,qua cơn bệnh hoạn,kẻ tật nguyền,người mất trí,cổ ,lại,phong lao, ốm đau sa sẩy,từ bóng tối âm u, được Người trả về với cuộc sống lao động tươi vui. 
Xin ghi xương,khắc cốt công ơn trời bể của Người. 
Xin nguyện cùng Người 
Sống nhân nghĩa,thuỷ chung,làm việc hết mình vì xã hội.
Chết quang minh chính đại,có bao nhiêu dâng cả cho đời. 
Một tấm lòng thành 
Đôi lời mộc mạc 
Xin Người chứng giám "

Hàng ngàn người bệnh đã chịu tang cụ, chít khăn tang trắng trên đầu đến dự lễ truy điệu và đưa cụ đến nơi an nghỉ cuối cùng tại cánh đồng làng Thanh Mai , huyện Thanh Oai – Hà Tây ( cũ ).


Nguyễn Đức Tài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét