"
Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh
"
__________________________
Thân thế và cuộc đời - Phần 6
Sau những tháng năm gian
khổ , đi rất nhiều nơi và sống trong những vùng núi cao rừng thẳm , cậu bé
Nguyễn Đức Cần đã trở về làng Đại Yên.
Ngày nào năm xưa, khi ra đi còn là một cậu bé , nay trở về đã trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú . Mẹ con cậu gặp lại nhau trong ngôi nhà cũ , thật là mừng mừng , tủi tủi.
Ngày nào năm xưa, khi ra đi còn là một cậu bé , nay trở về đã trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú . Mẹ con cậu gặp lại nhau trong ngôi nhà cũ , thật là mừng mừng , tủi tủi.
Mùa xuân năm 1926 , hội làng Đại Yên lại mở và cậu được chọn làm tướng cờ . Gia
đình cậu mở tiệc khao làng rất lớn, và người vợ cũng từ làng bên Hữu Tiệp trở
về . Lúc đó , bố cậu đã ở cùng các bà vợ bé . Cậu bàn cùng mẹ xây một điện thờ
Mẫu thượng thiên trong khu vườn nhà . Sau đó Cụ Tổng bà bảo cậu đi Mai Châu mời
một hội hát then về mở Hội then tại nhà trong ba ngày, ba đêm liền. Cụ Tổng bà cũng
bán chiếc xà tích năm dây và thuê thợ về xây hòn non bộ trong sân nhà.
Hát then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp có từ lâu đời và đặc biệt
phổ biến ở vùng dân tộc miền núi phía bắc. Đây là loại dân ca gắn với nghi lễ
cúng tế, đậm nét màu sắc tín ngưỡng. Then là tổng hoà các loại hình nghệ thuật
nhạc- hát- múa- mỹ thuật và trò diễn, chịu nhiều ảnh hưởng của các loại hình
dân ca khác như: mo, sli, lượn, phong slư, tào… Then là thiên (trời), là tiên
(bụt) tức là của nhà trời. Ngày xưa hát then được các bà then, ông then diễn
xướng trong lễ cầu an, sinh nhật, giải hạn, bói toán, cầu mùa, tống tiễn, gọi
hồn gọi vía, mãn tang, thậm chí cả chữa bệnh.
Đối với những dịp trọng đại như cấp sắc cho người làm then hay hội then thì có
khi phải kéo dài đến ba ngày ba đêm mới xong, gọi là lẩu then.
Dân làng nói rằng bố con cụ Tổng tính tình
không hợp nhau.
Có lẽ cũng đúng như vậy . Cụ Tổng Nhuận là một người sắc sảo và có tài trong
việc kinh doanh . Lúc đầu cụ chỉ có một xưởng thủy tinh thổi thông phong ở phố
Hàng Bột – Hà Nội . Sau Cụ lại mua được một xưởng gỗ rộng ở số 27 phố Quan
thánh của một người Tây ở đảo Cooc xơ . Chẳng bao lâu một người chủ xưởng thủy
tinh ở khu Yên Ninh – Hàng Bún do bị thua lỗ, lại nợ tiền mua củi của cụ , nên
thương lượng và nhượng lại cho cụ toàn bộ khu nhà xưởng …Cụ lại tậu thêm nhà
cho hai bà vợ bé vốn là hai chị em ruột .Có lẽ do bà vợ hai không có con , nên
bà mai mối cho em gái mình lấy cụ Tổng , cho có chị có em.
Sau này, bà vợ ba sinh cho cụ Tổng được bảy người con . Cụ Tổng ông lên phố
sinh sống cùng các bà vợ bé, thỉnh thoảng mới về làng Đại Yên. Người con trai
cả Nguyễn Đức Cần cùng cụ Tổng bà vẫn ở lại ngôi nhà xưa trong làng . Với bản
tính khí khái, tự lập , cả hai mẹ con quyết không nhờ cậy gì cụ Tổng ông , mà
tự lao động để kiếm sồng nuôi nhau . Hai mẹ con bà không quản nắng mưa dãi dầu
, cuốc đất trồng rau trên những mảnh vườn của nhà để lấy tiền sinh sống.
Đã bước vào con đường tu thân thì còn màng chi sự giàu có cao sang với xe tay
áo lụa . Tiền của vàng bạc trên đời chỉ là thứ phù vân .
Lúc mới về nhà chồng , người vợ những tưởng rằng khi làm dâu của một gia đình
có quyền thế và giàu có vào bậc nhất nhì trong hàng Tổng , thì sẽ được hưởng
một cuộc sống nhàn nhã sung túc , nhưng rồi sớm thấy rằng cả chồng và mẹ chồng đều
nhất mực từ chối mọi chu cấp của cụ Tổng ông .Đó không phải là những đồng tiền
do công sức , mồ hôi của mình bỏ ra thì nhận làm chi.
Sự khác biệt quan niệm về cuộc sống giữa một người muốn được sống trong giàu
sang phú quý với người người vui lòng chịu cảnh nghèo khổ , kiếm sống bằng bàn
tay lao động của mình ,từ đó đã nảy sinh những mối bất hòa trong gia đình ,
giữa vợ với chồng , giữa mẹ chồng và nàng dâu .
Đó là hai con đường không thể đi chung , nhưng mà vẫn phải sống với nhau.
Năm 1927 , vợ chồng anh Nguyễn Đức Cần sinh người con trai đầu lòng , đặt tên
là Nguyễn Đức Mẫn .Sau này hai vợ chồng cụ có thêm được ba người con gái nữa.( Nguyễn Thị Chuyên 1938 , Nguyễn Thị Sinh 1947 và Nguyễn Thị Lê 1950 ).
Nguyễn Tài
Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét