"
Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________
Thân
thế và cuộc đời – Phần 9
Ngay sau cách mạng tháng 8 -1945 nền kinh tế nước ta vẫn là
một nền nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nạn đói chưa
hết, thiên tai lũ lụt liên tiếp, ngân sách trống rỗng.
Chính phủ phải kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân .Hưởng ứng phong trào tuần lễ vàng tại Hà Nội , cụ Tổng Nhuận đã ủng hộ chiếc Chương mỹ bội tinh đúc bằng vàng cho chính phủ cách mạng .
Chỉ sau một thời gian ngắn đồng bào cả nước đã góp được 20 triệu bạc và 370 kg vàng.Sau khi hiệp định sơ bộ ( 6 tháng 3 ) và Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946, thực dân Pháp tăng thêm viện binh và ngày càng hành động khiêu khích.
Ngày 17 tháng 12 năm 1946 chúng bắn đại bác , súng cối và cho quân lính ra giết hại đồng bào ta tại khu vực phố Yên Ninh - Hàng Bún , trong đó có xưởng thủy tinh của cụ Tổng Nhuận. Khi gia đình cụ biết tin dữ cho người ra tìm , thì phỗ cũ chỉ còn vương lại khói súng và xác những người dân bị cháy xém nằm ngổn ngang, không thể nhận biết được đâu là người thân trong gia đình .
Dân phố bảo rằng những người dân lành bị giặc Pháp giết hại đã được đem đi chôn tập thể tại gần cửa tòa Hà Nội ( nghĩa trang 19 tháng 12 ) chỗ phố Lý Thường Kiệt , mà người dân Hà Nội vẫn quen gọi là chợ Âm phủ.Sau này số hài cốt đồng bào trên được mang đi chôn cất tại nghĩa trang Yên Kỳ , Sơn Tây ( khu D11).
Được gia đình báo tin gửi lên chiến khu , khi cụ Nguyễn Đức Cần trở về Hà Nội thì cũng là lúc cuộc kháng chiến toàn quốc đã nổ ra trong đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946 .Việc gia đình đành phải gác lại để lo cho việc nước .Cụ Nguyễn Đức Cần đã ở lại chiến đấu trong suốt 60 ngày đêm chống giặc Pháp tại thủ đô Hà Nội.
Đêm 17 tháng 2 năm 1947 cụ cùng đồng đội được lệnh rút khỏi thành phố, trở về chiến khu Việt Bắc để chuyển sang một giai đoạn mới. Cuối năm 1946 , trong lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra quyết liệt tại các thành phố lớn , thực hiện chủ trương kháng chiến lâu dài , quân dân ta khẩn trương vận chuyển máy móc , nguyên liệu , gạo muối … về các khu an toàn , tổ chức nhân dân tản cư.
Ngày ấy ,dân Hà Nội chạy tản cư về các miền quê.Gia đình cụ Nguyễn Đức Cần ly tán , mỗi người một nơi . Cụ vẫn ở lại trong vùng căn cứ Việt bắc , ông Mẫn con trai cả đi theo Đoàn thanh niên xung phong, bà Chuyên ( Tuyên ) tản cư về Nam Định , còn Cụ Lê Thị Tuyết , vợ Cụ Cần cùng một số dân làng chạy tản cư về mạn Thanh Oai – Hà Tây
Ai đã sống trong thời loạn ly mới thấy hết được nỗi khổ của cuộc đời . Hoàn cảnh những người dân Hà Nội chạy tản cư lại càng cực khổ vô cùng . Lúc rời làng Đại Yên ra đi , bà Tuyết đang mang thai . Số tiền ít ỏi dắt lưng chẳng mấy ngày đã tiêu hết cả , chồng con mỗi người một ngả , ăn bụi ngủ bờ không nơi nương tựa .
Một ngày tháng 4 năm 1947 trong lúc đi trên đường chạy loạn , bà Tuyết đã đẻ rơi đứa con gái thứ hai tại bãi ngô trên cánh đồng làng Thanh Mai .Hai mẹ con bồng bế nhau vào ở nhờ dưới hiên ngôi đình làng thôn My Hạ .Do kiệt sức trong những tháng ngày lang bạt cơ nhỡ , ăn uống thất thường thiếu thốn nên bà không có sữa để nuôi con
Ngày ấy, ở xóm thượng thôn My Hạ có gia đình ông Bùi Văn Hồ là một gia đình nông dân chất phác. Nhưng họ có nỗi khổ là đã mấy lần người vợ sinh con mà không nuôi được . Đi xem ông Thầy bảo rằng số họ phải nuôi con nuôi thì mới nuôi được con đẻ. Năm ấy bà Hồ cũng vừa sinh một đứa bé được vài ngày mà nó đã bỏ đi.
Không biết có sự run rủi thế nào đó , hai bà mẹ lại gặp nhau trước cửa đình làng . Ngồi bên nhau mà mỗi người một cảnh éo le , người có con thì không có sữa mà người đang căng bầu sữa thì lại vừa mất con .Bà Tuyết rụt rè nói với người phụ nữ kia xin cho con mình được bú trực .Ôm đứa bé vào trong lòng và cho nó rúc vào bầu sữa của mình , bà cụ Hồ bỗng dâng trào một cảm xúc của tình mẫu tử. Sau buổi đó , bà về nhà nói chuyện với chồng .Ngày hôm sau cả hai vợ chồng ra cửa đình gặp bà Tuyết để xin đứa trẻ về làm con nuôi.Thật là cực chẳng đã , chẳng bà mẹ nào lại muốn cho đi đứa con dứt ruột của mình . Nhưng nhìn lại hoàn cảnh của mình , bữa no bữa đói , một giọt sữa cũng chẳng có để nuôi con , sống chết cũng chẳng biết thế nào bây giờ. Thôi cũng đành là nhắm mắt mà phó thác con cho người ta.Biết đâu nó còn được sống làm người
Từ đình đến xóm thượng cũng không xa , ngày nào bà Tuyết cũng ghé thăm con . Đứa trẻ no tròn sữa bú , ngày càng thêm lớn . Những năm sau này bà cụ Hồ sinh thêm được hai người con , một trai , một gái và ông bà đều nuôi được các con khôn lớn thành người.
Chính phủ phải kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân .Hưởng ứng phong trào tuần lễ vàng tại Hà Nội , cụ Tổng Nhuận đã ủng hộ chiếc Chương mỹ bội tinh đúc bằng vàng cho chính phủ cách mạng .
Chỉ sau một thời gian ngắn đồng bào cả nước đã góp được 20 triệu bạc và 370 kg vàng.Sau khi hiệp định sơ bộ ( 6 tháng 3 ) và Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946, thực dân Pháp tăng thêm viện binh và ngày càng hành động khiêu khích.
Ngày 17 tháng 12 năm 1946 chúng bắn đại bác , súng cối và cho quân lính ra giết hại đồng bào ta tại khu vực phố Yên Ninh - Hàng Bún , trong đó có xưởng thủy tinh của cụ Tổng Nhuận. Khi gia đình cụ biết tin dữ cho người ra tìm , thì phỗ cũ chỉ còn vương lại khói súng và xác những người dân bị cháy xém nằm ngổn ngang, không thể nhận biết được đâu là người thân trong gia đình .
Dân phố bảo rằng những người dân lành bị giặc Pháp giết hại đã được đem đi chôn tập thể tại gần cửa tòa Hà Nội ( nghĩa trang 19 tháng 12 ) chỗ phố Lý Thường Kiệt , mà người dân Hà Nội vẫn quen gọi là chợ Âm phủ.Sau này số hài cốt đồng bào trên được mang đi chôn cất tại nghĩa trang Yên Kỳ , Sơn Tây ( khu D11).
Được gia đình báo tin gửi lên chiến khu , khi cụ Nguyễn Đức Cần trở về Hà Nội thì cũng là lúc cuộc kháng chiến toàn quốc đã nổ ra trong đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946 .Việc gia đình đành phải gác lại để lo cho việc nước .Cụ Nguyễn Đức Cần đã ở lại chiến đấu trong suốt 60 ngày đêm chống giặc Pháp tại thủ đô Hà Nội.
Đêm 17 tháng 2 năm 1947 cụ cùng đồng đội được lệnh rút khỏi thành phố, trở về chiến khu Việt Bắc để chuyển sang một giai đoạn mới. Cuối năm 1946 , trong lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra quyết liệt tại các thành phố lớn , thực hiện chủ trương kháng chiến lâu dài , quân dân ta khẩn trương vận chuyển máy móc , nguyên liệu , gạo muối … về các khu an toàn , tổ chức nhân dân tản cư.
Ngày ấy ,dân Hà Nội chạy tản cư về các miền quê.Gia đình cụ Nguyễn Đức Cần ly tán , mỗi người một nơi . Cụ vẫn ở lại trong vùng căn cứ Việt bắc , ông Mẫn con trai cả đi theo Đoàn thanh niên xung phong, bà Chuyên ( Tuyên ) tản cư về Nam Định , còn Cụ Lê Thị Tuyết , vợ Cụ Cần cùng một số dân làng chạy tản cư về mạn Thanh Oai – Hà Tây
Ai đã sống trong thời loạn ly mới thấy hết được nỗi khổ của cuộc đời . Hoàn cảnh những người dân Hà Nội chạy tản cư lại càng cực khổ vô cùng . Lúc rời làng Đại Yên ra đi , bà Tuyết đang mang thai . Số tiền ít ỏi dắt lưng chẳng mấy ngày đã tiêu hết cả , chồng con mỗi người một ngả , ăn bụi ngủ bờ không nơi nương tựa .
Một ngày tháng 4 năm 1947 trong lúc đi trên đường chạy loạn , bà Tuyết đã đẻ rơi đứa con gái thứ hai tại bãi ngô trên cánh đồng làng Thanh Mai .Hai mẹ con bồng bế nhau vào ở nhờ dưới hiên ngôi đình làng thôn My Hạ .Do kiệt sức trong những tháng ngày lang bạt cơ nhỡ , ăn uống thất thường thiếu thốn nên bà không có sữa để nuôi con
Ngày ấy, ở xóm thượng thôn My Hạ có gia đình ông Bùi Văn Hồ là một gia đình nông dân chất phác. Nhưng họ có nỗi khổ là đã mấy lần người vợ sinh con mà không nuôi được . Đi xem ông Thầy bảo rằng số họ phải nuôi con nuôi thì mới nuôi được con đẻ. Năm ấy bà Hồ cũng vừa sinh một đứa bé được vài ngày mà nó đã bỏ đi.
Không biết có sự run rủi thế nào đó , hai bà mẹ lại gặp nhau trước cửa đình làng . Ngồi bên nhau mà mỗi người một cảnh éo le , người có con thì không có sữa mà người đang căng bầu sữa thì lại vừa mất con .Bà Tuyết rụt rè nói với người phụ nữ kia xin cho con mình được bú trực .Ôm đứa bé vào trong lòng và cho nó rúc vào bầu sữa của mình , bà cụ Hồ bỗng dâng trào một cảm xúc của tình mẫu tử. Sau buổi đó , bà về nhà nói chuyện với chồng .Ngày hôm sau cả hai vợ chồng ra cửa đình gặp bà Tuyết để xin đứa trẻ về làm con nuôi.Thật là cực chẳng đã , chẳng bà mẹ nào lại muốn cho đi đứa con dứt ruột của mình . Nhưng nhìn lại hoàn cảnh của mình , bữa no bữa đói , một giọt sữa cũng chẳng có để nuôi con , sống chết cũng chẳng biết thế nào bây giờ. Thôi cũng đành là nhắm mắt mà phó thác con cho người ta.Biết đâu nó còn được sống làm người
Từ đình đến xóm thượng cũng không xa , ngày nào bà Tuyết cũng ghé thăm con . Đứa trẻ no tròn sữa bú , ngày càng thêm lớn . Những năm sau này bà cụ Hồ sinh thêm được hai người con , một trai , một gái và ông bà đều nuôi được các con khôn lớn thành người.
Nguyễn Đức Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét