"
Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________
Thân
thế và cuộc đời - Phần 3
Khi cậu bé Nguyễn Đức Cần lên tám tuổi,
bố cậu lúc ấy đã là một nhà thầu có tiếng ở Hà thành, cho cậu đi học tại trường
làng . Sau đó ông xin cho con vào học tại trường Albert Sarraut Hà Nội. Trường
Anbe Xarô được xây dựng sau khi Phủ Toàn quyền hoàn thành. Mặt trước của trường
là phố Cộng Hòa ( Rue de la Respublique ), nay là phố Hoàng Văn Thụ.
Trường chủ yếu dành cho học sinh người Pháp, ngoài ra cũng dành chỗ cho các học sinh dòng quý tộc Luang Prabang ( Lào), con cháu tổng đốc Vân Nam và một số ít con quan lại cao cấp như tổng đốc, tuần phủ, hoặc gia đình tư sản người Việt Nam, nhưng số lượng cũng rất hạn chế.
Trường chủ yếu dành cho học sinh người Pháp, ngoài ra cũng dành chỗ cho các học sinh dòng quý tộc Luang Prabang ( Lào), con cháu tổng đốc Vân Nam và một số ít con quan lại cao cấp như tổng đốc, tuần phủ, hoặc gia đình tư sản người Việt Nam, nhưng số lượng cũng rất hạn chế.
Cậu học sinh Nguyễn Đức Cần theo học ở Trường Xarô bốn năm. Đây là một ngôi
trường nội trú, học sinh ăn học tại trường , một tháng mới được về thăm nhà một
lần. Quần áo được may đồng phục, việc giáo dục học hành theo như hình mẫu ở
Pháp quốc.
Mùa thu năm 1919, cụ Nguyễn Đức Nhuận, khởi công xây dựng ngôi nhà 86 làng Đại
Yên cho con trai, đến năm sau, ngôi nhà đã được hoàn thiện.Cụ muốn gây dựng cho
con trai mình có một tài sản và muốn hướng cho cậu kế tục công việc kinh doanh
của mình.
Nhưng ngay từ lúc còn nhỏ tuổi, cậu bé Nguyễn Đức Cần đã tỏ rõ thiên hướng của
mình. Cậu không thiết gì đến ngôi nhà to rộng cũng như sự giàu sang mà bao
người khác đang mơ ước.
Năm 1921 khi cậu mới lên 12 tuổi , gia đình đã làm lễ cưới cho cậu. Vào thời kỳ
phong kiến lúc đó, ở các làng quê , người ta thường cưới vợ gả chồng rất sớm.
Ông bà, cha mẹ dạm hỏi đám nào có môn đăng hộ đối, rồi nhờ thầy xem ngày lành
tháng tốt là tiến hành hôn lễ. Cô dâu , chú rể nhiều khi chẳng biết mặt nhau.
Sau này, cụ Nguyễn Đức Cần có kể lại rằng : Bố mẹ sắp đặt cả. Bảo cưới là cưới,
thế thôi. Cô dâu lúc đó 14 tuổi , là con gái nhà họ Lê ở làng bên Hữu
Tiệp.Nhưng sau khi cưới được ít ngày, cô dâu chê chú rể trẻ con nên bỏ về sống
ở nhà mẹ đẻ.
Năm 1922 cụ Nguyễn Đức Nhuận ra làm phó chánh tổng Thập tam trại ( mười ba làng
Trại trong Tổng Nội – thành Thăng Long xưa) và làm lễ khao làng rất lớn. Thế là
một công đôi việc , khi trước là một nhà thầu giàu có , nay lại có thêm chức vị
trong hàng quan lại, công việc kinh doanh của cụ ngày càng phát đạt.Cũng từ đấy
dân làng gọi cụ Nguyễn Đức Nhuận là Cụ Tổng ông.
Sau khi nhận chức Phó tổng thập tam trại ít lâu , Cụ Tổng tiến hành xây dựng
thêm một ngôi nhà nữa tại Đại Yên .Ngôi nhà này bề thế như một ngôi phủ tổng
đốc , ngay gần cổng làng , trên con đường đi đến thôn Đống nước và núi Voi.
Lúc đầu dân làng không hiểu
tại sao cụ lại xây nhiều dinh cơ như vậy, nhưng rồi sau mới rõ là cụ chuẩn bị
nhà riêng cho bà hai , bà ba.
Lẽ đời như vậy, khi người ta đã có đầy đủ tiền của lẫn danh vọng thì đi tìm thú
vui, vợ nọ con kia cũng là việc bình thường.
Nhưng rồi ở đời chẳng ai học được chữ ngờ .Sau khi hoàn tất ngôi nhà trên thì
Cụ Tổng gặp bao việc rắc rối thị phi . Cụ bị những người đồng liêu kiện vì đã
xây nhà phạm luật phong kiến . Vụ kiện cứ kéo dài mãi , tuy cuối cùng có thắng
, nhưng cũng làm cụ hao tốn biết bao nhiêu tiền bạc.
Sau chuyện đó tưởng rằng đã yên, không ngờ cụ lại bị lâm bệnh . Khi đi khám các
quan đốc tờ tây ,người ta không tìm ra được đó là bệnh gì , chỉ thấy trong bụng
cụ nổi lên một cái u to như quả trứng , có điều lạ là khi uống thuốc vào thì
cái u đó nó chạy lung tung trong bụng và gây đau đớn cho cụ. Người nhà thấy
thuốc tây không đỡ bèn đổi sang cho cụ uống thuốc ta. Làng Đại Yên có truyền
thống trồng cây thuốc nam từ lâu đời , người ta cắt cho cụ uống thuốc nam không
khỏi rồi thay sang thuốc bắc mà bệnh cũng không chuyển.
Dân làng đồn rằng cụ bị ai đó hại chăng ? Vì họ kể rằng, khi cụ xây nhà có
những người lạ , có vẻ như là những thầy địa lý lảng vảng gần khu đất đang xây
và làm phép gì đó để hại cụ.Thật là mọi việc cứ rối cả lên
. Người ta bảo, có bệnh thì vái tứ phương. Chẳng lẽ cứ để chồng nằm đó chờ
chết, cụ Tổng bà quyết chí đi tìm thầy , tìm thuốc để cứu chồng . Sau bao ngày
lặn lội ngược xuôi, cụ Tổng bà đã mời được một vị Thầy về làng .Người làng
không hiểu ông thầy đó chữa bệnh như thế nào , nhưng chỉ sau đó vài hôm thì cụ
Tổng ông đã khỏi bệnh. Thật là một sự thần kỳ. Nhưng điều mà gia đình cụ càng
thêm khâm phục là vị Thầy đó không nhận tiền bạc thù lao chữa bệnh , mà chỉ nói
là chữa bệnh làm phúc mà thôi.
Lúc đó cậu học sinh Nguyễn Đức Cần đã tốt nghiệp trường Anbe Xa rô và đang ở
nhà cùng mẹ chăm sóc bố.
Sau khi hỏi ý kiến con trai, cụ Tổng bà thưa chuyện với ông Thầy và xin phép
Thầy cho con trai mình được đi theo học , vì cụ thấy ông thầy đó giỏi quá và
lại là một người đạo cao đức trọng như vậy, gửi con cho Thầy vừa là để trả ơn
Thầy , vừa là để cho con được theo học Thầy. Dĩ nhiên là Cụ Tổng ông cũng phải
đồng ý như vậy, vì chính cụ cũng thấy rằng tiền của bao nhiêu cũng không khỏi
được bệnh , không cứu được mạng sống của con người.
Nguyễn Tài Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét