9 tháng 5, 2014

" Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh " _ Thân thế và cuộc đời -Phần 18

" Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________

Thân thế và cuộc đời -Phần 18

 Ngày 13 tháng 8 năm 1982, nhạc sỹ Tu My – Đỗ Mạnh Cường , sáng tác bài hát “ Sao rực sáng làng hoa ’’ kính tặng cụ.Sự nghiệp của nhạc sỹ Tu My gồm có một số nhạc tình lãng mạn, một thời đã được công chúng biết đến và yêu thích như Nhạc Lòng,
Chia Ly, Hận Tình hay Tan Tác (trước năm 1954)… cùng một vài bài ca quê hương và xã hội như: Hà Nội 55, Uống Nước Nhớ Nguồn, Thư Gửi Miền Nam, Nhắn Bạn Phương Nam. Có thêm những bài về một nhân vật nào đó như Phạm Ngọc Đa, Nguyễn Đỗ Hùng, Sao Rực Sáng Làng Hoa (tặng cụ Nguyễn Đức Cần)... Nhưng vì ông là người giảng dạy nhiều năm tại nhiều trường phổ thông và còn là người dàn dựng các chương trình biểu diễn âm nhạc trong các sinh hoạt học sinh cho nên ông có nhiều ca khúc thiếu nhi hơn là nhạc quê hương hay tình khúc. Xin đan kể : Bài Ca Gia Đình, Ông Thân Yêu, Học Vì Ngày Mai, Bông Sen Trắng…Là một nhạc công tài hoa, biết xử dụng nhiều nhạc cụ như accordeon, piano, guitare, violon, saxo alto, flute… ông đóng góp rất nhiều vào phong trào âm nhạc quần chúng tại Hà Nội.
Gia đình ông Tu My trước đây ở tại số 20 phố Nguyễn Văn Tố , Hà Nội . Ông Tu My bị bệnh tim ( rối loạn nhịp tim), ông lên Đại Yên xin cụ Nguyễn Đức Cần chữa bệnh . Ông thường “ khoe ’’ với mọi người về tờ giấy ( đạo) của cụ cho mà ông luôn đeo ở trong ngực áo . Từ ngày gặp cụ , trái tim ông đã trở lại khỏe mạnh với nhịp đập bình thường . Rung cảm trước tài năng và đức độ của cụ , nhạc sỹ Tu My – Đỗ Mạnh Cường đã sáng tác khoảng 16 bài hát để kính tặng cụ , như : Sao rực sáng làng hoa , Ông thân yêu, Du Xuân , Vườn ngọc nở hoa , Giơ tay lên, Giọt nước mắt…
“ Giọt nước mắt,giọt nước mắt,những giọt nước mắt tuôn rơi trên những khuôn mặt dịu hiền .Giọt nước mắt, những giọt nước măt tuôn rơi vì đâu ? Vì đau thương hay vì buồn tủi…”
Đó là lời một bài hát mà trong đó chứa chan biết bao tình cảm,nỗi lòng của nhạc sỹ Tu My viết lên để kính dâng lên cụ Nguyễn Đức Cần.
Nhạc sỹ Tu My-Đỗ Mạnh Cường sinh năm 1928 và mất năm 1986. Ông Tu My có một con gái là một thuyền nhân phải ra đi theo chồng đến một phương trời xa lạ…
Chúng tôi xin giới thiệu lá thư của một người con gái Hà Nội phải sống nơi tha hương,gửi đến nơi cửa Cụ.
Ngày 24 tháng 1 năm 1983
Cụ kính mến! 
Kính thưa cụ,lời đầu tiên con xin kính gửi tới cụ lời chúc sức khoẻ và vạn sự bình an trong năm mới.
 
Thưa cụ,con là con gái của bố Đỗ Mạnh Cường.Nay từ nơi xa xôi này con xin gửi tới Cụ,cầu mong Cụ cứu vớt chúng con.
 
Thưa cụ,năm 1979 con cùng chồng rời quê hương vì thời cuộc,con phải xa quê cha đất tổ.Qua nhiều ngày lênh đênh trên biển cả,cái chết kề bên,sau cùng thuyền con đi bị thủng và không đi được đến đích.
 
Sau đó,là những ngày lang thang màn trời chiếu đất, đói khát nắng mưa dãi dầu trên đất khách quê người,mà lúc đó con đang có mang bảy tháng.
 
Thật là buồn khổ vô cùng và con chẳng thiết sống nữa cụ ạ.Nhưng suy đi tính lại,thì chỉ vì thương đứa con vô tình vô tội còn trong bụng mà an bài với định mệnh,nhắm mắt sống cho qua ngày.
 
Thưa cụ,chỗ con ở bây giờ là một nơi rừng núi,khỉ ho cò gáy,xung quanh toàn là núi bao phủ, ảm đạm và buồn tênh một cách đáng sợ.
 
Tới nơi đây,chúng con phải làm ruộng cực nhọc,lại không biết cái nghề này từ khi cha sinh mẹ đẻ.Lao động khổ ải,thời tiết lại khắc nghiệt,nên sức khoẻ cứ bị tổn hao dần, sinh con cũng không đủ tháng,không được đi viện,không có bác sĩ nào chăm sóc cho cả,bồi dưỡng cũng không có thứ gì,…càng nghĩ càng tủi cụ ạ.
 
Bây giờ vợ chồng con ốm đau cũng không có tiền đi chữa bệnh vì làm lụng vất vả, ăn mặc còn không đủ.
 
Cụ ạ,sao số phận của con đen đủi quá.Con cầu mong cụ xét hiểu cho hoàn cảnh của con,cứu vớt chúng con tai qua nạn khỏi.Con không bao giờ dám quên ơn cụ.Biết lòng cụ rộng lượng nhân ái,thương yêu kẻ lầm than tai hoạ.Nên con kính thưa chuyện với cụ,con mong cụ cố bớt thời gian xem lá thư nhỏ này.
Con xin chân thành tạ ơn cụ lắm ạ.
Lời tái bút còn ghi thêm:
Con là Đỗ Lệ My,đang bị bệnh bướu cổ,chồng con họ Lưu đang bị bệnh hen.Chúng con xin cụ cứu vớt.
Chúng tôi đọc xong lá thư của người con gái này mà lòng cố nén tiếng thở dài.Chuyện đời của một người không quen biết mà sao thấy mắt mình nhỏ lệ.
Chúng tôi chưa kịp hỏi người nhạc sĩ về số phận sau này của người con gái ông.Nhưng trong những lời ca của phần cuối bài hát “Giọt nước mắt ”,chúng tôi đã thấy những đám mây đen đang dần tan,cụ như ánh dương của ngày mai đã tới.
“Nhưng,tiếng khóc hôm nay ngấn đọng trên những hàng mi những hạt kim cương sáng chói. Nhưng,tiếng khóc hôm nay hoà trong tiếng cười, ơn Người tấm lòng cao cả đùm che.”
…..Ngày 2 tháng 9 năm 1982, luật sư Đỗ Xuân Sảng, một trí thức có tiếng ở Hà Nội cùng một số phóng viên Thông tấn xã lên Đại Yên thăm cụ. Họ rất ngạc nhiên khi thấy vào đúng ngày rằm tháng bẩy, mà trên nhà cụ không thấy làm lễ cúng bái gì cả . Sau khi tiếp chuyện cụ, các vị khách ngỏ lời xin được chụp ảnh chung cùng với cụ. Lúc đầu cụ cảm ơn và nhẹ nhàng từ chối, sau mọi người cứ nằn nì mãi . Cụ bảo : Thôi được tùy các ông thôi. Thế là hai phóng viên thi nhau trổ tài chụp lia lịa . Mấy ngày sau , có một người trong đoàn khách lên thưa chuyện với cụ là lại quá , không hiểu sao cả hai cuộn phim chụp cùng cụ hôm ấy, khi rửa thì lại trắng phớ, chẳng được ảnh nào . Cụ cười nói rằng : Hóa ra máy cũng bị mù à .

Nguyễn Đức Tài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét