"
Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________
Thân
thế và cuộc đời – Phần 8
Sau khi ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng trước
muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, quân Pháp núp bóng quân Đồng minh,dã tâm quay lại
xâm lược nước ta.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, một bộ phận quân ta rút về chiến khu Việt bắc xây dựng lực lượng vũ trang. Đơn vị của Cụ Nguyễn Đức Cần lúc đó đóng quân ở khu vực Đu , Đuổm – Thái Nguyên.
Trong những ngày tháng đó, trong núi cao rừng thẳm cụ đã được gặp một vị Thầy nữa. Và Thầy đã truyền cho cụ phương pháp chữa bệnh để về giúp dân.
Cụ Lê Văn Cảnh , pháp danh Tịnh Quang kể lại :
Trước đây, trong kháng chiến chống Pháp , tôi có tham gia vào du kích chiến. Sau đó tôi gia nhập bộ đội ở trung đoàn Lưu Vân. Chúng tôi có dự mấy trận đánh ở Khe Tang, Thạch Bích, rồi sau đó chuyển lên Việt Bắc, ở vùng Thái Nguyên.
Sau tôi bị sốt rét không tham gia trong quân ngũ nữa. Ông cụ Cần với tôi học cùng một thầy ở trên núi. Do là tôi bị một cơn sốt rét,trong lúc đi công tác , tôi nằm một mình mê man ở bãi giàng giàng trong một khu rừng gianh hoang vắng, trong lúc tôi gặp hiểm nguy đó, thì có một bà cụ người Thổ thấy, bà cụ cứu tôi mang về. Sau bà cụ đưa tôi lên núi.
Tôi vẫn hình dung được chỗ đó cách Thái Nguyên vài chục cây số, gọi là Đu, Đuổm. Đi đến chỗ đó phải qua một khu rừng gianh, đến một khe suối thì phải leo lên một vách đá dựng đứng, đến lưng chừng thì có một con đường nhỏ, rồi lại đi xuống một thung lũng.Đến một cái suối thì bà cụ người Thổ bảo tôi đứng chờ ở đấy.Bà cụ lên trước xin phép thầy. Thầy dạy lên được, bà cụ mới đưa tôi lên.
Khi nhận môn đồ, vị Thầy đó có lựa chọn . Người chỉ nhìn là Người thấy hết. Tôi thì Người chỉ hỏi qua là Người nhận, cũng có người thì thầy không thu nhận. Người bảo : “ Anh cứ về đi, cứ làm hết sức mình, rồi lên đây thầy nhận”.
Chỗ chúng tôi học là một hang đá, một cái hang lộ thiên, ở giữa có một khoảng không trung, mặt trời rọi xuống sáng trưng, phía ngoài có một hành lang đi thông sang hai bên, các cô nữ ở một bên, còn chúng tôi ở một bên. Khi nào mưa thì chúng tôi lui vào bên trong, chỗ đó có một cái lưỡi đá ( nhũ đá ) rủ xuống. Chung quanh hang là núi, dưới có suối chảy róc rách. Bốn mùa thiên nhiên cây cỏ xanh tươi. Cảnh vật rất đẹp.
Có bài thơ làm chứng rằng
Xưa kia một góc cõi trời
Thái Nguyên một giải là nơi trú dừng
Bốn bề núi đá mọc xanh
Có đường tiểu mạch nương mình ai hay
Bốn mùa chim núi cỏ cây
Trời xanh nước biếc hương bay ngạt ngào”
Trong hang có một phiến đá, phía trên chỗ vách đá thấy đề mấy chữ nho.
Chúng tôi ở cách xa dân, chỉ có mấy thầy trò thôi. Hàng ngày chúng tôi đi câu cá ở suối rồi về nấu nướng, cá treo đầy ở bếp. Còn lúa gạo thì thầy trò tự gieo trồng, tự làm lấy , có cả gạo tẻ, gạo nếp, còn rau thì nhiều vô kể. Trên vách có treo cả nỏ, nhưng Thầy không cho săn bắn.Từ tờ mờ sáng, chúng tôi dậy đi câu cá. Chỗ đó suối thì bao la, rất nhiều suối.
Ví dụ như hôm nay tôi trực thì phải đi câu, được độ mười sáu , mười bảy con cá, xong mới về ngồi học. Hôm sau lại đến phiên người khác.Cá câu được về nấu với lá méo thì nó dôn dốt chua, còn măng rừng thì là cái thường rồi, các loại hoa quả khác thì nhiều lắm.Cũng có hôm chúng tôi được tập trung đông đủ, được thưởng thức, hưởng của tiên, thầy trò ngồi cùng nhau, học vui lắm.
Chúng tôi học có bẩy người, bốn người nam và ba người nữ, nhưng ở riêng biệt. Thầy có đặt hiệu cho từng người. Tôi tự là Phúc Tự, tôi còn nhớ có một cô quê ở Bắc Giang là cô Thanh thì hiệu là Huyền Vi. Thầy cho chúng tôi học luân chuyển, vì lúc bấy giờ chúng tôi còn tham gia cả công tác kháng chiến nữa. Việc học Đạọ , đầu tiên thì gian khổ đấy, sau thì phải quen đi chứ. Tức là mình phải rèn luyện, chỗ chúng tôi học là một hang đá, chung quanh là núi, lúc nào cũng thấy sương mù mịt, trời rất là lạnh. Cho nên chúng tôi lúc nào cũng đốt một đống lửa để sưởi ấm, không thì buốt lắm.Chúng tôi ngồi học trên các mô đá phẳng lì, giấy bút mua từ dưới xuôi lên. Trước khi học ,Thầy cho thắp hương rồi mới bắt đầu học.
Vị Thầy , Người không ở lại trong hang núi đó . Buổi sớm, không biết ông cụ đến lúc nào, cứ đúng giờ là cụ xuất hiện. Đến chiều tối, trước khi đi cụ nói với chúng tôi : Tĩnh ngọa“ (tức là ngủ ngon), rồi cụ đi, không biết Người đi đâu.Còn chúng tôi ngủ lại trong hang đá. Chúng tôi lấy cây giành giành bỏ hết lá đi , chỉ còn lại cái cẳng, rồi lấy lá chít, bông của cây lau làm thành một cái đệm rất êm và ấm, tuy không có màn nhưng cũng không có muỗi vì ở đó rất sạch sẽ khoáng đãng. Còn đèn thì chúng tôi lấy một ống nứa rồi chọn cỏ bấc dài, sau đó lấy nhựa trám rỏ vào ngòi bấc rồi châm lửa như ta đốt nến, khi hết lại thay cái khác.
Ông cụ , Thầy dạy chúng tôi, Người trông đẹp lắm, tóc bạc phơ, ăn mặc giản dị, Người nói là Thiền Sư truyền đạo.
Có bài thơ tả rằng :
Tóc mây phủ trắng mái đầu
Áo nâu giản dị pha màu phong sương
Ung dung phong độ khác thường
Mắt Người tươi sáng như ngàn sao sa.
Thầy tôi nói có thất cửu môn, nghĩa là có 79 môn. Nhưng không phải thầy truyền cho cả. Vào đấy , Thầy đưa từng ấy môn thì cảm hứng môn nào thì Thầy xả thân Thầy dạy. Môn đồ mỗi người học một môn. Ví dụ như tôi học về nghĩa đạo là thực đạo, chứ không có ảo tưởng. Nhưng có người học về ảo tưởng. Thế cho nên trong bẩy người chúng tôi, mỗi người học một môn, không ai giống ai.
Tôi học về định số, nhưng trước tiên phải học về mệnh, cơ bản phải nắm vững ngũ hành.Có ba điều trong tam môn nghĩa đạo : Nhất bần, nhị yểu, tam vô tự. Khi lên lớp thì Thầy hỏi. Nếu giữ được tam môn ấy, thì một là tròn, hai là méo. Thí dụ : Nhất bần có khổ cực đấy, có chịu đựng được không? Nhị yểu có làm được cái nghề ấy không, có sợ chết không . Ba điều căn bản đó : một điều gian khổ, một điều sợ sệt, một điều kinh hãi, đấy là học cho đủ.Buổi sáng sớm thì chúng tôi học võ , nhưng chúng tôi học võ thì chỉ để hộ mệnh thôi, chứ không phải học để đi ra đường đấu đá, thí dụ như khi đi đường gặp con gì thì mình có thể giữ mình được, hoặc gặp cái hung thì cũng có thể giữ mình được.Chúng tôi tập như buổi sáng ta tập thể dục vừa vận động cho cơ thể, rèn luyện cho thân thể có sức khoẻ và vừa để giữ mình.
Khi học vị Thầy nói về nghĩa Phật là chính, mà làm đạo là nghĩa Phật, chứ không phải học về tà thuật.
Khi hạ sơn thì Thầy có tập trung căn dặn chúng tôi. Tôi được đi trước. Khi đó Thầy viết chữ vào trong thân cây, không biết người làm thế nào mà khi tôi ra thì đã thấy có mấy dòng chữ viết ở đấy rồi. Thầy xem đạo đức của từng người, ai nhận chữ nào. Ở đây với Thầy đã nghèo nàn như thế ,thì sau khi học được có làm giàu, làm có hay muốn sang trọng hay không, thì Thầy nhìn vào đấy đã biết tướng tinh của từng người , mảng cái gì rồi, về sau khá hay không khá rồi và về sau có giữ được chân lý hay không.
Thầy chỉ căn dặn chúng tôi mấy điều, Người nói : “Tôi dạy tất cả các vị, về sau này các vị tự xử lý lấy. Các vị xuống là thế hệ của các người ở xã hội này”.
Thầy không bắt buộc phải theo chủ nghĩa này hay chủ nghĩa khác. Thầy chỉ dạy Đạo và chân lý, chứ không dạy phải theo môn phái nào cả.Những điều thiện hay ác tự ở trong lương tâm mình thấy. Điều thiện thì mình phải phát huy để làm tròn bổn phận nghĩa đạo. Mình phải tự học, tự hấp thụ, học thì phải hành, học thiện thì hành thiện.
Cụ Nguyễn Đức Cần có kể lại : Thời gian học đạo ở Thái Nguyên có bẩy người cùng học , ba nam và bốn nữ . Học xong, Thầy có cho thi và cụ đã đỗ đầu.Trước khi xuống núi, Thầy có hỏi : Có sợ chết không và cụ đã trả lời : Thưa Thầy, con không sợ chết.
Khi đoàn người đi xuống núi, cụ Cần đi cùng với ba người nữ , đến chỗ rừng gianh thì bất chợt thấy một con hổ lớn đang nằm trên con đường mòn phía trước . Những người đi cùng với cụ có vẻ chần chừ muốn lui, nhưng cụ nói : Không sợ, cứ đúng đường mà đi. Và cụ dẫn đầu đoàn người thẳng tiến.
Lạ thay, con hổ bỗng nhiên đứng dậy và rẽ vào khu rừng gianh rồi biến mất.
Đó là thử thách đầu tiên khi cụ Nguyễn Đức Cần xuống núi làm việc giúp đời.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, một bộ phận quân ta rút về chiến khu Việt bắc xây dựng lực lượng vũ trang. Đơn vị của Cụ Nguyễn Đức Cần lúc đó đóng quân ở khu vực Đu , Đuổm – Thái Nguyên.
Trong những ngày tháng đó, trong núi cao rừng thẳm cụ đã được gặp một vị Thầy nữa. Và Thầy đã truyền cho cụ phương pháp chữa bệnh để về giúp dân.
Cụ Lê Văn Cảnh , pháp danh Tịnh Quang kể lại :
Trước đây, trong kháng chiến chống Pháp , tôi có tham gia vào du kích chiến. Sau đó tôi gia nhập bộ đội ở trung đoàn Lưu Vân. Chúng tôi có dự mấy trận đánh ở Khe Tang, Thạch Bích, rồi sau đó chuyển lên Việt Bắc, ở vùng Thái Nguyên.
Sau tôi bị sốt rét không tham gia trong quân ngũ nữa. Ông cụ Cần với tôi học cùng một thầy ở trên núi. Do là tôi bị một cơn sốt rét,trong lúc đi công tác , tôi nằm một mình mê man ở bãi giàng giàng trong một khu rừng gianh hoang vắng, trong lúc tôi gặp hiểm nguy đó, thì có một bà cụ người Thổ thấy, bà cụ cứu tôi mang về. Sau bà cụ đưa tôi lên núi.
Tôi vẫn hình dung được chỗ đó cách Thái Nguyên vài chục cây số, gọi là Đu, Đuổm. Đi đến chỗ đó phải qua một khu rừng gianh, đến một khe suối thì phải leo lên một vách đá dựng đứng, đến lưng chừng thì có một con đường nhỏ, rồi lại đi xuống một thung lũng.Đến một cái suối thì bà cụ người Thổ bảo tôi đứng chờ ở đấy.Bà cụ lên trước xin phép thầy. Thầy dạy lên được, bà cụ mới đưa tôi lên.
Khi nhận môn đồ, vị Thầy đó có lựa chọn . Người chỉ nhìn là Người thấy hết. Tôi thì Người chỉ hỏi qua là Người nhận, cũng có người thì thầy không thu nhận. Người bảo : “ Anh cứ về đi, cứ làm hết sức mình, rồi lên đây thầy nhận”.
Chỗ chúng tôi học là một hang đá, một cái hang lộ thiên, ở giữa có một khoảng không trung, mặt trời rọi xuống sáng trưng, phía ngoài có một hành lang đi thông sang hai bên, các cô nữ ở một bên, còn chúng tôi ở một bên. Khi nào mưa thì chúng tôi lui vào bên trong, chỗ đó có một cái lưỡi đá ( nhũ đá ) rủ xuống. Chung quanh hang là núi, dưới có suối chảy róc rách. Bốn mùa thiên nhiên cây cỏ xanh tươi. Cảnh vật rất đẹp.
Có bài thơ làm chứng rằng
Xưa kia một góc cõi trời
Thái Nguyên một giải là nơi trú dừng
Bốn bề núi đá mọc xanh
Có đường tiểu mạch nương mình ai hay
Bốn mùa chim núi cỏ cây
Trời xanh nước biếc hương bay ngạt ngào”
Trong hang có một phiến đá, phía trên chỗ vách đá thấy đề mấy chữ nho.
Chúng tôi ở cách xa dân, chỉ có mấy thầy trò thôi. Hàng ngày chúng tôi đi câu cá ở suối rồi về nấu nướng, cá treo đầy ở bếp. Còn lúa gạo thì thầy trò tự gieo trồng, tự làm lấy , có cả gạo tẻ, gạo nếp, còn rau thì nhiều vô kể. Trên vách có treo cả nỏ, nhưng Thầy không cho săn bắn.Từ tờ mờ sáng, chúng tôi dậy đi câu cá. Chỗ đó suối thì bao la, rất nhiều suối.
Ví dụ như hôm nay tôi trực thì phải đi câu, được độ mười sáu , mười bảy con cá, xong mới về ngồi học. Hôm sau lại đến phiên người khác.Cá câu được về nấu với lá méo thì nó dôn dốt chua, còn măng rừng thì là cái thường rồi, các loại hoa quả khác thì nhiều lắm.Cũng có hôm chúng tôi được tập trung đông đủ, được thưởng thức, hưởng của tiên, thầy trò ngồi cùng nhau, học vui lắm.
Chúng tôi học có bẩy người, bốn người nam và ba người nữ, nhưng ở riêng biệt. Thầy có đặt hiệu cho từng người. Tôi tự là Phúc Tự, tôi còn nhớ có một cô quê ở Bắc Giang là cô Thanh thì hiệu là Huyền Vi. Thầy cho chúng tôi học luân chuyển, vì lúc bấy giờ chúng tôi còn tham gia cả công tác kháng chiến nữa. Việc học Đạọ , đầu tiên thì gian khổ đấy, sau thì phải quen đi chứ. Tức là mình phải rèn luyện, chỗ chúng tôi học là một hang đá, chung quanh là núi, lúc nào cũng thấy sương mù mịt, trời rất là lạnh. Cho nên chúng tôi lúc nào cũng đốt một đống lửa để sưởi ấm, không thì buốt lắm.Chúng tôi ngồi học trên các mô đá phẳng lì, giấy bút mua từ dưới xuôi lên. Trước khi học ,Thầy cho thắp hương rồi mới bắt đầu học.
Vị Thầy , Người không ở lại trong hang núi đó . Buổi sớm, không biết ông cụ đến lúc nào, cứ đúng giờ là cụ xuất hiện. Đến chiều tối, trước khi đi cụ nói với chúng tôi : Tĩnh ngọa“ (tức là ngủ ngon), rồi cụ đi, không biết Người đi đâu.Còn chúng tôi ngủ lại trong hang đá. Chúng tôi lấy cây giành giành bỏ hết lá đi , chỉ còn lại cái cẳng, rồi lấy lá chít, bông của cây lau làm thành một cái đệm rất êm và ấm, tuy không có màn nhưng cũng không có muỗi vì ở đó rất sạch sẽ khoáng đãng. Còn đèn thì chúng tôi lấy một ống nứa rồi chọn cỏ bấc dài, sau đó lấy nhựa trám rỏ vào ngòi bấc rồi châm lửa như ta đốt nến, khi hết lại thay cái khác.
Ông cụ , Thầy dạy chúng tôi, Người trông đẹp lắm, tóc bạc phơ, ăn mặc giản dị, Người nói là Thiền Sư truyền đạo.
Có bài thơ tả rằng :
Tóc mây phủ trắng mái đầu
Áo nâu giản dị pha màu phong sương
Ung dung phong độ khác thường
Mắt Người tươi sáng như ngàn sao sa.
Thầy tôi nói có thất cửu môn, nghĩa là có 79 môn. Nhưng không phải thầy truyền cho cả. Vào đấy , Thầy đưa từng ấy môn thì cảm hứng môn nào thì Thầy xả thân Thầy dạy. Môn đồ mỗi người học một môn. Ví dụ như tôi học về nghĩa đạo là thực đạo, chứ không có ảo tưởng. Nhưng có người học về ảo tưởng. Thế cho nên trong bẩy người chúng tôi, mỗi người học một môn, không ai giống ai.
Tôi học về định số, nhưng trước tiên phải học về mệnh, cơ bản phải nắm vững ngũ hành.Có ba điều trong tam môn nghĩa đạo : Nhất bần, nhị yểu, tam vô tự. Khi lên lớp thì Thầy hỏi. Nếu giữ được tam môn ấy, thì một là tròn, hai là méo. Thí dụ : Nhất bần có khổ cực đấy, có chịu đựng được không? Nhị yểu có làm được cái nghề ấy không, có sợ chết không . Ba điều căn bản đó : một điều gian khổ, một điều sợ sệt, một điều kinh hãi, đấy là học cho đủ.Buổi sáng sớm thì chúng tôi học võ , nhưng chúng tôi học võ thì chỉ để hộ mệnh thôi, chứ không phải học để đi ra đường đấu đá, thí dụ như khi đi đường gặp con gì thì mình có thể giữ mình được, hoặc gặp cái hung thì cũng có thể giữ mình được.Chúng tôi tập như buổi sáng ta tập thể dục vừa vận động cho cơ thể, rèn luyện cho thân thể có sức khoẻ và vừa để giữ mình.
Khi học vị Thầy nói về nghĩa Phật là chính, mà làm đạo là nghĩa Phật, chứ không phải học về tà thuật.
Khi hạ sơn thì Thầy có tập trung căn dặn chúng tôi. Tôi được đi trước. Khi đó Thầy viết chữ vào trong thân cây, không biết người làm thế nào mà khi tôi ra thì đã thấy có mấy dòng chữ viết ở đấy rồi. Thầy xem đạo đức của từng người, ai nhận chữ nào. Ở đây với Thầy đã nghèo nàn như thế ,thì sau khi học được có làm giàu, làm có hay muốn sang trọng hay không, thì Thầy nhìn vào đấy đã biết tướng tinh của từng người , mảng cái gì rồi, về sau khá hay không khá rồi và về sau có giữ được chân lý hay không.
Thầy chỉ căn dặn chúng tôi mấy điều, Người nói : “Tôi dạy tất cả các vị, về sau này các vị tự xử lý lấy. Các vị xuống là thế hệ của các người ở xã hội này”.
Thầy không bắt buộc phải theo chủ nghĩa này hay chủ nghĩa khác. Thầy chỉ dạy Đạo và chân lý, chứ không dạy phải theo môn phái nào cả.Những điều thiện hay ác tự ở trong lương tâm mình thấy. Điều thiện thì mình phải phát huy để làm tròn bổn phận nghĩa đạo. Mình phải tự học, tự hấp thụ, học thì phải hành, học thiện thì hành thiện.
Cụ Nguyễn Đức Cần có kể lại : Thời gian học đạo ở Thái Nguyên có bẩy người cùng học , ba nam và bốn nữ . Học xong, Thầy có cho thi và cụ đã đỗ đầu.Trước khi xuống núi, Thầy có hỏi : Có sợ chết không và cụ đã trả lời : Thưa Thầy, con không sợ chết.
Khi đoàn người đi xuống núi, cụ Cần đi cùng với ba người nữ , đến chỗ rừng gianh thì bất chợt thấy một con hổ lớn đang nằm trên con đường mòn phía trước . Những người đi cùng với cụ có vẻ chần chừ muốn lui, nhưng cụ nói : Không sợ, cứ đúng đường mà đi. Và cụ dẫn đầu đoàn người thẳng tiến.
Lạ thay, con hổ bỗng nhiên đứng dậy và rẽ vào khu rừng gianh rồi biến mất.
Đó là thử thách đầu tiên khi cụ Nguyễn Đức Cần xuống núi làm việc giúp đời.
Nguyễn Đức Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét