"
Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh "
__________________________
Thân
thế và cuộc đời – Phần 4
Đây là lần thứ hai,
cậu bé Nguyễn Đức Cần phải xa gia đình . Lần đầu là lúc cậu đi học tại trường
An be – Xa rô, phải ở nội trú trong trường.
Nhưng thời gian đi học đó thật đầy đủ sung sướng,cậu được ăn ngon , mặc đẹp và được vui chơi cùng các bạn học đồng trang lứa.
Nhưng thời gian đi học đó thật đầy đủ sung sướng,cậu được ăn ngon , mặc đẹp và được vui chơi cùng các bạn học đồng trang lứa.
Lần đi này là bước vào trường đời .Cậu chưa hình dung nổi con đường trước mặt
sẽ như thế nào , nhưng được ở bên cạnh một bậc Minh sư , thì cậu cảm thấy yên
lòng, vững dạ và hăm hở lên đường . Lúc hai Thầy trò ra đi, mẹ cậu tiễn đến
cổng làng, bà nói với người Thầy : Trăm sự nhờ Thầy dạy bảo cho cháu. Người
Thầy cũng rất kiệm lời, nói rằng : Cơ Trời đã định, Đại An sẽ trở về. Rồi hai
thầy trò rảo bước lên đường.
Trên con đường thiên lý, hai thầy trò, ngày đi đêm nghỉ. Nơi họ dừng chân, có
khi là một quán xá ven đường hay một nếp nhà đơn sơ ở một miền quê nào đó,
nhưng cậu thấy bất kỳ ở nơi nào, thầy trò họ đều được đón tiếp thật ấm nồng,
như những người khách quý. Qua câu chuyện của chủ nhà , cậu mới hiểu rõ , vị
Thầy đây là người ân nhân của họ, đã cứu bệnh cho gia đình họ. Nay được gặp lại
Thầy thì ai nấy đều mừng rỡ . Tình cảm của người dân quê thật là mộc mạc chân
thành.Nhà nào cũng thiết tha mời thầy ở lại, nhưng hai thầy trò chỉ dừng chân
một đôi ngày, rồi lại lên đường.
Một buổi chiều kia , hai thầy trò dừng chân ở một miền quê vùng trung du, còn
chưa biết đêm nay sẽ nghỉ ở đâu, thì bỗng thấy phía trước một ngôi cổ tự. Thật
may, vị sư chủ trì ngôi chùa đó lại là một người bạn cũ của người thầy.
Đúng là : “ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ ”, có duyên thì vạn dặm cũng gặp
nhau..
Vị sư trưởng mời hai thầy trò vào thư phòng dùng trà, căn phòng tuy nhỏ nhưng
trang nhã, trên tường treo những bức tranh thủy mạc và những bức thư họa.
Chủ khách cùng an tọa, vị Thầy giới thiệu cậu với sư trưởng. Vị trưởng lão ngắm
nhìn cậu, rồi bảo : Cậu bé này thân tướng uy nghiêm, ngũ quan thật đầy đặn, má
đầy như má sư tử , ắt hẳn là người chủ của tương lai.
Vị Thầy đáp lại : Hiền huynh quả là có cặp mắt thần quang ,và hai người cùng
cười vang.
Tối hôm đó , Thầy hỏi cậu : Con có nhớ câu “ Nhân bất học , bất tri lý ’’ không
? , rồi thầy giảng rằng : Học với thầy đây là học ở trường đời và học để làm
Người. Lý ở đây là cái lẽ tự nhiên của trời đất, rồi Thầy hỏi đến câu : “ Ngọc
bất trác , bất thành khí ’’ và thầy giảng nghĩa : Con người ta phải rèn luyện
thì mới trong sáng và mới giúp được đời, như hòn ngọc kia không đẽo gọt mài rũa
, thì không thành của quý.
Sáng sớm hôm sau, thầy trò chào từ biệt vị sư trưởng để tiếp tục cuộc hành
trình. Vừa đi, Thầy vừa giảng giải cho cậu : Đạo là gì ? “ Đạo nhược lộ nhiên,
đắc kỳ môn nhi nhập ’’. Đạo như con đường đó , hễ gặp được cửa thì vào. Đạo là
đạo tự nhiên của trời đất. Đức là gì ? Đức nằm trong Đạo . Đức là nhờ vật ấy mà
thành hình….Cứ thế mỗi ngày, lời dạy của Thầy cứ như mưa dầm thấm lâu.
Một buổi, thầy bảo với cậu: Ngày mai ta sẽ vào đến rừng . Rừng xanh, ôi rừng
xanh, đó là những từ mà cậu chỉ được đọc trong những cuốn sách , nay sẽ được theo
chân thầy đến đó. Hẳn có bao điều lý thú… nhưng thầy lại dặn rằng : Bây giờ sẽ
là những ngày gian khổ
Hôm ấy, khi hai thầy trò vừa mới đến cửa rừng, thì gặp một ngôi đền nhỏ. Thầy
bảo cậu : Chúng ta hãy vào lễ Bà chúa rừng . Ngôi đền đó dân quanh vùng gọi là
đền Đá Đen . “ Đất có thổ công , sông có Hà bá, rừng cũng có Chủ ’’ và thầy chỉ
cho cậu thấy ngọn núi cao vời phía xa kia , là nơi thầy trò ta sẽ tới.
Khỏi phải nói đến bao nỗi vất vả khi băng rừng , vượt núi . Khi khát thì thầy
trò uống nước lâm tuyền, bụng đói thì kiếm quả rừng .Một buổi chiều tối, hai
người dừng chân ở một hang núi . Thầy bảo cậu đi kiếm củi khô để nấu ăn . Ngồi
bên đống lửa bập bùng trong rừng khuya vắng lặng , cậu thấy cuộc đời mình đã
chuyển sang một trang mới . Có một sức mạnh huyền bí nào đó đang thấm dần vào
cậu…
Bỗng thầy hỏi cậu : Con có biết tại sao ta lại đưa con đến chốn này không ? và
thầy dạy : Người tu thân là rửa lòng nuôi đức , chứa nhóm tinh thần là cái tự
lực bên trong . Giấu tích ẩn danh ,bặt dứt ồn ào là cái trợ duyên bên ngoài
.Trong tâm , ngoài cảnh được vắng lặng thì cái thể tính chân như sẽ tự bày ,
rồi Thầy nói tiếp : Sớm mai ta sẽ đưa con lên đỉnh non Tản.
Có bài thơ tả rằng :
Hoa rừng thắm biếc thêu tranh
Cỏ non phơi thảm ngắt xanh chân trời
Dưới khe nước chảy hoa trôi
Tầng trên hang núi ngang trời giây leo
Đường lên vách đá cheo leo
Bụi trần không vướng sương chiều nhẹ buông
Không biết ngày ấy , vị Thầy đã đưa cậu lên bằng cách nào , nhưng sau này cụ
Nguyễn Đức Cần có kể lại : Vào thời đó, chưa người nào có thể lên được đỉnh Mẫu
, vì bên dưới là vách đá thẳng đứng , mà lạ lắm trên đỉnh có một bàn cờ tiên và
có một giống cỏ mềm như tóc người . Cũng tại đó, Thầy đã truyền dạy cho cậu
phép luyện thần nhãn . Phép hấp thụ dương quang này , mới đầu người học , tập
nhìn không nheo mắt vào mặt trời lúc mới mọc , dần dần khổ công cho đến khi
nhìn được mặt trời lúc chói chang và khi thần nhãn trông thấy rõ thế giới thanh
khí, thì có thể gọi là thành công . Thầy bảo cậu : Con phải nhớ, nơi đây chính
là linh khí của nước Việt.
Nguyễn
Tài Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét