14 tháng 3, 2020

Nữ hoàng hải tặc bất bại, hoàn lương chỉ vì một câu nói


Nữ hoàng hải tặc bất bại, hoàn lương chỉ vì một câu nói

Trần Hưng

 Trịnh Nhất Tẩu (Tranh qua Kknews.cc)

Trịnh Nhất Tẩu tên thật là Thạch Dương, còn được gọi là Trịnh Thạch Thị, được xem là nữ hoàng trên biển cả. Bà được xem là một trong những nhân vật có quyền lực nhất trong lịch sử hải tặc thế giới.

 Xuất thân người dân tộc Đản Gia, Thạch Dương là người có nhan sắc và phải làm kỹ nữ trên tàu ở vùng biển Quảng Châu. Thời đấy nạn cướp biển hoành hoành khắp nơi, mạnh nhất là Hồng Kỳ bang của Trịnh Nhất. Năm 1801, tình cờ Trịnh Nhất gặp mặt Thạch Dương và đem lòng yêu mến, quyết phải lấy làm vợ.

Có nguồn sử liệu cho rằng Trịnh Nhất đã lệnh cho thuộc hạ cướp phá nhà thổ và đưa người con gái mà mình thích về; cũng có nguồn sử liệu cho rằng Thạch Dương đồng ý theo Trịnh Nhất với điều kiện phải trao một nửa chiến lợi phẩm cho cô ta và đồng thời được tham gia vào nhóm chỉ huy của Hồng Kỳ bang. Và vậy là Thạch Dương trở thành Trịnh Nhất Tẩu (Tẩu: tiếng xưng hô kính trọng dành cho một người phụ nữ).

Hải tặc hoành hành
Sau khi thành vợ chồng, cả hai cùng lãnh đạo Hồng Kỳ bang. Trịnh Nhất vốn là một chiến tướng quả cảm, nay lại có vợ phụ giúp cố vấn thêm nên Hồng Kỳ bang ngày càng mạnh. Hai vợ chồng Trịnh Nhất xây dựng nên đế chế hải tặc hùng mạnh trên vùng biển kéo dài từ Trung Quốc đến tận Malaysia.

 Nhiều nhóm hải tặc của Trịnh Thất (anh họ Trịnh Nhất) cùng với Mạc Quan Phù, Vương Quý Lợi và Ô Thạch Nhị đi theo quân Tây Sơn của Đại Việt nên được trợ giúp nhiều, có địa bàn hoạt động mạnh ở vùng biển của Đại Việt.

 Sau khi quân Tây Sơn bị quân Nguyễn đánh bại, vua Gia Long cương quyết đem quân trấn áp hải tặc. Qua các trận đánh, căn cứ hải tặc lớn nhất tại đảo Giang Bình bị đánh tan, thủ lĩnh Trịnh Thất bị tiêu diệt, các nhóm hải tặc phải chạy về hoạt động tại Trung Quốc.
Trở về Trung Quốc, các nhóm hải tặc có cuộc tranh giành lẫn nhau, từ 12 bang cuối cùng chỉ còn lại 6 bang. 6 bang này cùng ký hiệp ước liên minh để hoạt động, trong đó mạnh nhất là Hồng Kỳ bang của Trịnh Nhất, ông ta được tôn là “minh chủ”. Hồng Kỳ bang lúc này có 600 đến 1.000 thuyền lớn, từ 2 đến 4 vạn hải tặc.

Cũng vào thời điểm đó, năm 1807, Trịnh Nhất bị chết tại vùng biển của của Đại Việt. Có nguồn sử liệu cho rằng thuyền của Trịnh Nhất bị bão lớn đánh chìm xuống đáy biển, không một ai sống sót. Còn cuốn “Tĩnh Hải phân ký” thì cho rằng tàu của Trịnh Nhất bị tàu nhà Nguyễn dùng đại pháo bắn hạ.

 “Minh chủ” bị chết, liên minh các bang hải tặc đứng trước nguy cơ bị gãy đổ, các bang hải tặc khác nhân cơ hội này tìm cách thôn tính Hồng Kỳ bang. Trước tình thế đó Trịnh Nhất Tẩu thay chồng làm thủ lĩnh Hồng Kỳ bang. Năm ấy Trịnh Nhất Tẩu 32 tuổi. Trịnh nhất Tẩu trao việc đánh cướp cho phó tướng của mình là Trương Bảo Tử, còn bản thân thì ra điều lệ xây dựng lực lượng và lo việc kinh doanh.

Dưới sự lãnh đạo của Trịnh Nhất Tẩu, Hồng Kỳ bang ngày càng lớn mạnh, còn mạnh hơn cả thời Trịnh Nhất làm “minh chủ”. Có nguồn cho rằng Hồng Kỳ bang có 200 chiến hạm rất mạnh, mỗi chiến hạm trang bị 20 đến 30 khẩu thần công, 800 tàu chiến loại trung, 1.000 thuyền nhỏ và 4 vạn chiến binh thường trực, lúc đông nhất có đến 10 vạn thuộc hạ. Các nhà sử học đánh giá Hồng Kỳ bang rất mạnh, còn mạnh hơn cả hải quân các quốc gia khác, ví như hải quân Mỹ lúc bấy giờ cũng chỉ có 5 ngàn quân.

Trịnh Nhất Tẩu trở thành thủ lĩnh hải tặc quyền lực và mạnh nhất trong lịch sử, trở thành nữ hoàng hải tặc. Bà còn liên minh với các địa chủ và các địa phương nhằm đảm bảo nguồn cấp lương thực cho mình. Đại bản doanh của Trịnh Nhất Tẩu đặt ở Đại Nhĩ Sơn, hòn đảo lớn nhất ở Hồng Kông, án ngữ Châu Giang Khẩu. Ở đó, có cả xưởng đóng tàu hiện đại của Hồng Kỳ.
Có vũ khí hiện đại nên Hồng Kỳ không hề e ngại quân triều đình, thậm chí nhiều trận tấn công và đánh bại các tàu của phương Tây. Các tàu của Hồng Kỳ bang tung hoàng từ vùng biển Triều Tiên đến Malaysia, thu tiền bảo kê các thuyền cũng như tàu vãng lai, khiến triều đình nhà Thanh cũng như các thương nhân quốc tế bị thiệt hại nghiêm trọng, nhưng quân triều đình không thể làm gì.

Đánh bại liên quân Mãn Thanh, Anh, Bồ Đào Nha
Mùa thu năm 1809, triều đình nhà Thanh chi ra 80.000 lạng bạc liên minh cùng Anh và Bồ Đào Nha thành lập hạm đội liên quân hùng hậu tấn công vào sào huyệt của Hồng Kỳ bang ở Đại Nhĩ Sơn.

Nhận được tin báo, Trịnh Nhất Tẩu điềm nhiên ở bản doanh chỉ huy quân phòng thủ. Bà cùng phó tướng Trương Bảo Tử ra kế sách. Theo kế này Trương Bảo Tử dẫn quân chủ lực đánh thành Quảng Châu, quân hải tặc đánh thẳng một hơi chiếm luôn trọng địa Hổ Môn trấn (nay là thành phố Đông Hoàn tỉnh Quảng Đông). Được tin cấp báo, liên quân phải rút về cứu Quảng Châu. Quân Hồng Kỳ đã tính trước nên chuẩn bị mai phục sẵn. Liên quân vừa bị mai phục phía trước vừa bị truy kích phía sau, hai đầu thọ địch, tiến thoái lưỡng nan.

Trận đánh kéo dài đến 9 ngày đêm thì liên quân hoàn toàn bị đánh tan tác, chỉ vài chiến thuyền may mắn chạy thoát về Quảng Châu, phía Hồng Kỳ bang chỉ có 40 binh sĩ tử trận.
Thất bại này khiến triều đình Mãn Thanh tức giận liên tục phái quân cùng quân phương Tây tiến đánh Đại Nhĩ Sơn. Anh và Tây Ban Nha cũng liên tục gửi thêm quân tiếp viện đến. Hồng Kỳ bang cùng 5 bang phái hải tặc khác cùng hợp sức chống lại, lần lượt đẩy lui các cuộc tấn công của liên quân triều đình và phương Tây.

Trên biển Triết Giang, Trương Bảo Tử bắn chết Thủy sư Đề đốc Từ Đình Hùng; ở Hồng Kông, Nhất Tẩu chỉ huy đại quân tiêu diệt hơn 20 chiến thuyền Đại Thanh cùng 300 thần công hỏa pháo, bắt sống Thủy sư Đề đốc Quảng Đông Tôn Toàn Mưu.

Trong một chiến dịch quy mô lớn, thủy quân Bồ Đào Nha và triều đình hợp lực bao vây Đại Nhĩ Sơn. Thế nhưng liên quân bị các bang hội cướp biển phong tỏa. Trận đánh ác liệt diễn ra suốt 8 ngày đêm. Kết quả liên quân lại bị đánh bại, bị đánh chìm 300 tàu chiến cùng 1.500 hỏa pháo, mất hơn 2.000 binh tướng.

Nữ hoàng hải tặc hoàn lương vì một câu nói
Năm 1810, thủ lĩnh bang cướp biển lớn thứ hai sau Hồng Kỳ là Hắc bang ngỏ ý muốn cầu hôn với Trịnh Nhất Tẩu. Tuy nhiên lúc này Trịnh Nhất Tẩu cùng phó tướng là Trương Bảo Tử đã gắn bó với nhau nên bà ta từ chối.

Triều đình nhà Thanh đánh lần nào cũng thua lần đó nên tìm cách chiêu an, Hắc Kỳ ra hàng trước, khiến liên minh các bang hội cướp biển bị sứt mẻ.

Còn đối với Trịnh Nhất Tẩu, Hoàng Đế nhà Thanh lúc đó là Gia Khánh lại có một cách chiêu an đặc biệt, trong thư có viết: “Nếu có trái tim của một người phụ nữ thì ngày nào đó ngươi sẽ muốn yên bình và nghĩ đến việc sinh con đẻ cái. Bây giờ đã đến lúc đó chưa?”

Câu nói này đánh thẳng vào trái tim của người phụ nữ khiến Trịnh Nhất Tẩu dao động. Nữ hoàng hải tặc nắm trong tay không biết bao nhiêu là vàng bạc châu báu, xây dựng đế chế vững chắc với thuộc hạ hàng vạn người, điều đó khiến Trịnh Nhất Tẩu quên mất mình cũng là một phụ nữ. Mà một phụ nữ thì cũng cần phải một mái nhà, một gia đình yên ấm. Trịnh Nhất Tẩu thực sự muốn nghe theo lời chiêu an của triều đình.
Thế nhưng trong quy định chiêu an bắt buộc kẻ ra hàng phải quỳ xuống chịu tội, mà các hảo hán trong Hồng Kỳ bang xưa nay đều xem thường quan quân nhà Thanh, giờ bảo họ quỳ xuống thì đó là điều không thể. Vì thế Trịnh Nhất Tẩu một mình mạo hiểm gặp tổng đốc Lưỡng Quảng là Bá Linh để đàm phán. Cuối cùng cuộc đàm phán thành công, việc quỳ lạy cũng đã có cách giải quyết.

Hoàng Đế Gia Khánh ra chiếu thư đồng ý để Trịnh Nhất Tẩu và Trương Bảo Tử thành hôn với nhau. Trong lễ cưới Trịnh Nhất Tẩu cùng Trương Bảo Tử quỳ xuống nhận chiếu thành hôn, đồng thời với chiếu chiêu an.

Theo chiếu chiêu an thì toàn bộ của cải của Hồng Kỳ bang có được đều được giữ lại mà không phải nộp cho triều đình, trong 8 vạn cướp biển thì chỉ 126 tên bị hành quyết và 250 tên bị phạt tù vì những tội ác nghiêm trọng, còn lại đều được tha, xóa hết tội mà không bị truy cứu.

Thế là chỉ vì một câu nói của Hoàng đế, nữ hoàng hải tặc Trịnh Nhất Tẩu đã hoàn lương, cưới chồng và hết lòng lo cho mái ấm của gia đình mình. Trương Bảo Tử được phong tam phẩm, sau làm nhị phẩm, nhận chức phó tướng huyện Bành Hồ.

Trong Chiến tranh Nha phiến (1839-1842), Trịnh Nhất Tẩu tham gia tích cực, bà làm tham mưu lên kế sách cho Lâm Tắc Từ đối phó thủy quân Anh.

Năm 1844, Trịnh Nhất Tẩu qua đời, thọ 69 tuổi.

10 tháng 3, 2020

SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG


SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG  
(Nhấn vào từng dòng)






















































































































































































1 tháng 3, 2020

Xiêm La (Thái Lan): Nơi duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa


Xiêm La (Thái Lan): Nơi duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa
     
Trần Hưng


Hoàng gia Xiêm La. (Tranh qua sirinyas-thailand.de)

Thế kỷ 16, người Tây phương với vũ khí hiện đại đã dòm ngó và thôn tính các vùng đất ở phương Đông. Các nước Đông Nam Á trở thành mục tiêu của họ. Năm 1563 người Bồ Đào Nha xâm nhập Ma Cao, năm 1568 người Tây Ban Nha chiếm Philippines, người Hà Lan chiếm đảo Java (60% người Indonesia sinh sống ở đây), và đến thế kỷ 19 người Pháp đến Đại Nam và sau đó xâm chiếm Đông Dương. Trong khi các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của phương Tây, thì duy nhất Xiêm La vẫn giữ được độc lập.

Xiêm La thực hiện chính sách mở cửa
Trong khi Đại Nam (tên của Việt Nam thời nhà Nguyễn) cùng các nước Đông Nam Á khác thực hiện chính sách “đóng cửa” trước sự dòm ngó của phương Tây, thì Xiêm La (tên nước cũ của Thái Lan) lại thực hiện chính sách “mở cửa”, quan hệ ngoại giao với phương Tây ở tất cả các lĩnh vực.
Nước phương Tây đầu tiên và Xiêm La đặt quan hệ là Bồ Đào Nha. Năm 1511, Bồ Đào Nha xác lập việc thống trị ở Malacca, đã gặp gỡ vua Xiêm và ngỏ ý muốn đặt cây thánh giá ở quảng trường lớn, vua Xiêm đồng ý. Đồng thời thiết lập quan hệ tốt với Bồ Đào Nha, xua Xiêm cũng ngỏ ý muốn mua đại bác của Bồ Đào Nha để tấn công Miến Điện (Myanmar).

Năm 1604, đến lượt người Hà Lan đến xin đặt các cơ sở buôn bán, vua Xiêm cũng đồng ý cho người Hà Lan được tự do buôn bán.
Sau đó người Anh cũng được đến tự do buôn bán. Nhưng do đến sau, người Anh bị người Hà Lan chèn ép, phải đóng cửa các thương điếm ở Xiêm La.
Năm 1662, người Anh lại đến Xiêm, đàm phán với vua Xiêm các điều khoản nhằm được tự do buôn bán và tránh bị người Hà Lan chèn ép như trước đây. Xiêm La đều vui vẻ đồng ý.
Cũng trong năm 1662, người Pháp đến Xiêm ngỏ ý muốn được tự do truyền đạo và buôn bán và được vua Xiêm chấp nhận.
Bằng chính sách ngoại giao mềm dẻo này, Xiêm La không chống lại phương Tây, mà sử dụng chính các nước phương Tây để chống lẫn nhau. Như khi thế lực Bồ Đào Nha quá mạnh, thì lại dùng Hà Lan để chống lại, đến khi Hà Lan mạnh rồi thì lại dựa vào người Anh để chống lại, v.v…

Hợp tác với phương Tây trong chiến tranh
Năm 1819, Anh chiếm được Singapore, chuẩn bị thôn tính Malaysia và thị trường Xiêm La.
Năm 1822, Anh có cuộc đàm phán với Xiêm La, yêu cầu được tự do buôn bán với quyền “tối huệ quốc”, nghĩa là có được chế độ thương mại thuận lợi nhất. Phía Xiêm đề nghị Anh bán vũ khí cho mình. Cuộc đàm phán này đã đi đến Hiệp ước ngày 10/6/1822 giữa Anh và Xiêm La.
Năm 1824, trước việc Miến Điện thường xuyên tấn công Ấn Độ là thuộc địa của mình, Anh quyết định tấn công Miến Điện. Vua Xiêm là Rama III liền cho quân tới biên giới Miến Điện, định chờ cơ hội khi hai bên mệt mỏi hoặc sa lầy thì tiến qua Miến Điện thủ lợi. Tuy nhiên khi Anh đề nghị Xiêm cùng mình tấn công Miến Điện, nhận thấy cuộc tấn công này chỉ có lợi cho Anh, Xiêm La không đồng ý tiến quân.
Năm 1825, Anh cử phái đoàn đến Xiêm La xin tiếp viện đánh Miến Điện, vua Xiêm đồng ý nhưng với điều kiện là tự độc lập tấn công mà không phụ thuộc vào quân Anh.
Quân Xiêm La tấn công Miến Điện bằng đường bộ qua biên giới, quân Anh tấn công Miến Điện từ đường biển. Miến Điện hai đầu thọ địch không thể chống đỡ, vua Miến Điện Bagyido phải ký hiệp ước đầu hàng.
Theo Hiệp ước, Miến Điện phải nhường lại các địa phương vùng biển và các đảo cho Anh, đồng thời phải trả số tiền bồi thường chiến tranh là 1 triệu bảng Anh (tương đương 5 triệu đô la), đây là số tiền khổng lồ lúc bấy giờ. Trong Hiệp ước cũng ghi rõ rằng: “Vua Xiêm là đồng minh rất trung thực của nước Anh sẽ được hưởng nhiều quyền lợi.”
Xiêm La nhờ tham gia đánh Miến Điện mà vừa thắng được kẻ thù lâu đời trong lịch sử, lại vừa hưởng được rất nhiều các khoản lợi khác, nhờ đó mà càng thêm vững mạnh.
Năm 1826, Xiêm La ký với Anh một Hiệp ước bình đẳng về việc phân chia ảnh hưởng của mình ở bán đảo Mã Lai, nhờ đó mà được hưởng rất nhiều lợi từ quần đảo này.

Giao thương và xóa bỏ được mâu thuẫn với Mỹ
Đến năm 1833, Xiêm La ký một hiệp định thương mại với Mỹ. Mặc dù hiệp định này có vẻ mang lợi nhiều lợi ích thương mại cho Mỹ, nhưng Xiêm La lại được rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật như in ấn, y tế, đóng tàu, v.v…
 Đến năm 1840, đến lượt Xiêm chủ động ký tiếp một hiệp ước với Mỹ nhằm đẩy mạnh hơn nữa trao đổi thương mại giữa hai nước.
Giai đoạn này Mỹ phát triển mạnh, cần mở rộng thị trường, vì thế mà Mỹ đòi hỏi Xiêm nhiều hơn nữa. Năm 1850, Tổng thống Mỹ là Taylor đã cử Josep Barestier đến Xiêm để xem xét lại hiệp ước đã ký năm 1933.
Trong buổi gặp mặt, triều đình Xiêm La niềm nở đón nhận những ý kiến của người Mỹ, dù đó là những ý kiến rất thái quá và bất bình đẳng nhằm độc chiếm thị trường Xiêm La. Khi trở về triều đình Xiêm La mới soạn thảo một công hàm cho Josep Barestier từ chối những yêu cầu thái quá của Mỹ.

Trước sự từ chối của Xiêm La, Mỹ tuyên bố sẽ dùng vũ lực tấn công. Rồi đe dọa bài trừ hàng hóa Xiêm, cấm thương nhân người Xiêm đến Mỹ buôn bán, đóng cửa thông thương với Xiêm.
Phía Xiêm cũng giải thích rằng mình đã ký nhiều hiệp ước thương mại với những nước khác, vì thế nếu đồng ý với các điều khoản của Mỹ thì buộc Xiêm phải vi phạm các hiệp ước đã ký với các nước khác, điều này là không thể được.
Thấy Xiêm La không đồng ý, người Mỹ buộc phải nhượng bộ. Kỳ thực Mỹ cũng không dám dùng vũ lực hay kinh tế để tấn công Xiêm La, bởi nếu tấn công họ cũng sẽ phải đụng độ với các nước tư bản châu Âu vốn đang có nhiều lợi ích ở Xiêm La. Mặt khác Xiêm La cũng trang bị được vũ khí hiện đại của châu Âu vì thế mà không dễ gì giành được chiến thắng.

Xiêm La – Nơi bất khả xâm phạm
Năm 1885, Pháp cơ bản đã đánh chiếm được Đại Nam. Triều đình nhà Nguyễn phải trao cho Pháp quyền bảo hộ Campuchia. Nước Anh cũng đã có được Ấn Độ và Miến Điện. Cả Anh và Pháp lúc này đều muốn có được Xiêm La vì thế mà xảy ra mâu thuẫn. Thế nhưng nếu hai nước cùng đánh lẫn nhau thì không dễ gì thắng mà thiệt hại sẽ rất lớn, chưa kể đến việc sẽ động chạm đến lợi ích của các nước tư bản khác ở Xiêm.
Chính vì thế mà phía Pháp chủ động ngồi vào bàn đàm phán cùng Anh, hai nước cùng thống nhất hòa giải vấn đề quyền lợi ở Xiêm La, nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi của mình ở đất nước này.
Với việc mở cửa giao thương, rất nhiều nước tư bản đã vào Xiêm như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ nhưng không một nước nào có đủ sức mạnh để chi phối Xiêm, cũng như biến Xiêm thành thuộc địa của họ.
Chính vì thế mà thời gian này, trong khi khắp thế giới nổ rộ phong trào xâm chiếm mở rộng thuộc địa, trong khi vùng Đông Nam Á hoàn toàn trở thành thuộc địa, thì riêng Xiêm La lại trở thành nơi bất khả xâm phạm, thậm chí phát triển vững mạnh hơn.