28 tháng 4, 2016

HÈ VỀ...

                                          Phạm Thị Thành

Hè về nỗi nhớ thật mênh mang
Giọt nắng ngoài kia tỏa sắc vàng
Hạ đến bằng lăng khoe tím biếc
Trên cành phượng thắm gọi hè sang
Trời cao thấp thoáng làn mây ấm
Gió thổi vi vu tiếng sáo vang
Ngẫm cuộc tình xưa nay vẫn thế
Đời người phúc phận được tao khang.
  
28.4.2016


22 tháng 4, 2016

Vì sao Trần Liễu hận vua Trần Thái Tông đến chết?


 
Tượng vua Trần Thái Tông

Như chúng ta đã biết Trần Liễu là thân sinh của Đức Trần Hưng Đạo, vị tướng tài ba lỗi lạc vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng đã có công lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên vào thế kỷ thứ 13. Trần Liễu có tư thù với người em ruột của mình là vua Trần Thái Tông – Trần Cảnh mà trước khi chết ông đã trăng trối lại với con là Trần Quốc Tuấn, tức Trần Hưng Đạo: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.”

20 tháng 4, 2016

Không đề

Đinh Tiến Hùng


Em có nghe tiếng róc rách trong khe
Em có nghe tiếng vi vu trong gió
Em có nghe tiếng Hè đang trở dạ
Em có nghe anh nói..."Yêu Em!"


20.4.2016

16 tháng 4, 2016

Tu khẩu - Tu miệng


Tác giả: Theo Letu.life 
Dịch giả: Minh Nữ



Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu” (nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành). Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng. Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo “vuốt mặt nể mũi”, bạn nói tốt cho người này có khi lại đắc tội với người kia, như thế chưa hẳn đã là cao minh. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói. Lời không tốt không nên nói, vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra?

12 tháng 4, 2016

Khi gặp việc lớn cần phải có Tĩnh khí


“Đối diện với mỗi việc lớn cần phải Tĩnh khí”, đây là câu nói mà thầy giáo của hai vị Hoàng đế cuối đời nhà Thanh đã dạy bảo học trò của mình.
Ông cho rằng: Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, càng gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, việc nguy hiểm thì càng có thể tĩnh tâm như nước, không hề sợ hãi. Chung quy lại, phàm là người làm được việc lớn, người đó nhất định có “tĩnh khí”.

7 tháng 4, 2016

NOỌNG….ƠI


Vũ Thu Hương

Bản anh trên ngực núi
Nhà noọng dưới chân đồi
No giấc ngủ đầu nôi
Ông mặt trời thức dậy

Ngó cầu thang đã thấy
Nước rửa chân gánh đầy
Lướt nhanh qua lùm cây
Giục nhanh cho trái ngọt.

Chim rừng cất tiếng hót
Gọi lau trắng phất cờ
Nhắn làng dưới đang chờ
Bản trên đưa sính lễ.

Cái bụng ta vui thế!
Chỉ đợi giờ lành sang
Rượu uống ở đầu làng
Hương thơm nơi cuối bản

Xuống chợ ta gặp bạn
Đêm trăng sáng thành đôi
Bạc trắng mẹ nhận rồi
Từ nay ….ta có vợ

6.4.2016