14 tháng 6, 2017

NGẮM NGHÍA VÀ GIẢI MÃ VÀI BỨC CHẠM ĐÁ CHÙA BÚT THÁP


Lời dẫn: Ngày cuối tuần vừa rồi, đi cùng nhóm Chùa Việt (hơn 4.000 thành viên) đi thăm Chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, được thêm một lần nữa chiêm ngưỡng kiến trúc, điêu khắc (gỗ, đá), tượng Phật Bà Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, lòng càng thêm xúc động vô bờ bến.



Xin cùng quý vị ngắm nghía mấy bức chạm đá ở lan can tòa Thượng điện Chùa Bút Tháp, để cùng thưởng thức những điều ý vị của cha ông ta:



 Hình ảnh bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp: Khỉ đang trêu ong. Hình ảnh vui tươi ngộ nghĩnh. Khỉ tên chữ Hán là Hầu ; ong là Phong ; đồng âm với hai chữ Phong Hầu  . Bức chạm cho thông điệp là ước mong về việc được Phong hầu.
 Cầu mong phong hầu nhưng còn cầu được sống lâu để hưởng nên có chạm cây đào đang cho chùm quả, để biểu thị cầu thêm thọ. Thọ lâu để hưởng phong hầu!


.


 Hình ảnh bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp: Chim sẻ và Hươu. Hình ảnh vui tươi ngộ nghĩnh. Chim sẻ tên chữ Hán là Tước ; Hươu là Lộc 鹿, đồng âm với Tước Lộc   祿. Bức chạm cho thông điệp là ước mong về việc được Tước lộc. Bức chạm còn khắc hình cành lựu trĩu quả , lựu nhiều hạt tượng trưng cho sự sinh sôi đông đúc chen chúc, cũng là biểu tượng phụ hoạ cho biểu tượng chính để cầu mong tước lộc nhiều.
.


  Bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp này rất đẹp, được SGK và sách báo trích dẫn, sử dụng trong minh hoạ. Bức chạm hình hai con cò (chữ Hán là Lộ ) và hoa sen (liên hoa ). Hình ảnh này ẩn dụ bốn chữ: Lộ Lộ Liên Hoa    = Con cò, con cò và hoa sen. Lộ là cò, đồng âm với lộ  là con đường; liên hoa   là hoa sen, đồng âm với chữ Liên khoa   (liền khoa thi này đến khoa thi khác, không bị rớt khoa). Lộ lộ liên hoa   , đồng âm với Lộ Lộ Liên Khoa  .Bức chạm là ẩn dụ lời chúc: Đường khoa cử chặng nào cũng thuận, tiếp liền thi và đỗ. Đây là lời cầu mong bên cạnh Tước Lộc, Phong Hầu ở bức chạm bên cạnh. 


Tuy nhiên những giấc mơ trần thế, những ẩn dụ về mong cầu của nhân gian chỉ được khắc chạm ở lan can mà thôi. Trong nội tự những biểu tượng mang tính ẩn dụ ảnh hưởng của Nho giáo và đời sống trần tục không còn. Chùa hoàng gia Bút Tháp tuy vẫn nhắc đến biểu tượng và mong cầu đời thường, hoặc vẫn ca ngợi tước lộc, phong hầu, đăng khoa... nhưng dứt khoát chỉ coi đó là ngoại cảnh, ngoại vật trong chốn Thiền Môn. Đó là điều ý nhị và triết lý nhân sinh của những người trong hoàng gia thời Lê - Trịnh tu tập và hưng công chùa Bút Tháp, Xứ Kinh Bắc. A di đà Phật! 


Bút Tháp ngày 10 tháng 6 năm 2017.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét