Thủy Tiên
Dù nhỏ
bé nhưng quả thận lại đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con
người, đây cũng là bộ phận cho thấy bạn có thể sống trường thọ hay không?
Thận có
hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống,
ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Mặt trước thận nhẵn bóng còn mặt sau
thì sần sùi. Các quả thận nhận máu từ cặp động mạch thận bắt nguồn từ động mạch
chủ bụng, và chảy vào các cặp tĩnh mạch thận.
Tầm quan trọng của thận trong cơ thể người
Tinh khí
của thận xuất phát từ 2 nguồn: Một là nguồn tinh khí tiên thiên được truyền lại
từ bố mẹ, nguồn thứ hai là nguồn tinh khí hậu thiên sinh ra từ ngũ tạng trong
quá trình sinh sống. Nguồn tinh khí tiên thiên có thể không thay đổi được
nhưng nguồn tinh khí sản sinh từ hậu thiên nếu có thể bổ sung đầy đủ thì có
thể kéo dài sức khỏe và tuổi thọ.
Theo Y
khoa Đông phương thì thận là một trong những bộ phận quan trọng chính yếu nhất,
vì thận phân phối “Khí” xuyên suốt cơ thể… Bất cứ tài năng bẩm sinh nào đều ẩn
tàng trong đôi thận, và chờ dịp thuận tiện là phát triển ra ngoài…
Trong
chiều hướng đó có thể bảo rằng thận hướng dẫn tiến trình đời sống con người, sự
chín muồi và sự thực thi của định mệnh. Như thế, bảo trọng thận là bảo trọng
cuộc sống tâm linh của mình. Đôi tai voi hiển lộ cho đôi thận mạnh khỏe.
Thận giữ
chức năng tác cường, tăng Tinh và Khí. Thận dẫn khí thông vào cốt tủy là cái bể
chứa khí huyết, là nơi nương tựa của tinh thần và là căn bản của sinh mệnh. Ở
giữa 2 quả thận là Mệnh môn tức là Thiên nhiên Thái cực trong thân người.
Thận còn
giúp nuôi dưỡng xương, làm cho xương sống động, mềm dẻo và đàn hồi. Khi thận
khỏe thì cột sống cũng khỏe. Thận cũng điều khiển tóc, tóc mạnh, óng ả hay mượt
mà là dấu hiệu của thận mạnh. Tóc chẻ đầu mút, tóc gãy hay hói đầu là dấu hiệu
của năng lượng thận suy yếu.
Bên cạnh
đó, thận cũng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đại tiểu tiện của cơ thể. Khi
đại tiểu tiện không thông suốt, độc tố sẽ bốc lên trên, không những làm cho bạn
cảm thấy tâm trạng bồn chồn, tức ngực, khó thở mà còn dẫn tới đau lưng, mệt
mỏi, buồn nôn, ói mửa.
Do vậy
nếu gặp các vấn đề về đại tiểu tiện thì cũng quay về chữa
thận. Bổ dưỡng thận cũng có thể cải thiện chức năng sinh sản, giảm đau
lưng do lao động quá sức, mệt mỏi, ù tai, hay quên và các triệu chứng khác,
nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai.
Phương pháp bảo vệ thận
– Không
hút thuốc
Hút
thuốc làm lưu lượng máu tới thận bị chậm lại. Khi ít máu đến thận sẽ làm giảm
khả năng hoạt động của thận. Hút thuốc cũng làm tăng khoảng 50% nguy cơ ung thư
thận.
– Không
được nhịn tiểu
Nếu nhịn
tiểu, nước tiểu có thể tích tụ lại gây đau và có máu, thậm chí còn có thể dẫn
tới ung thư bàng quang. Còn có một số người già, đi tiểu không hết, dẫn đến
nước tiểu sót lại, gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát đi tái phát
lại nhiều lần, có lúc còn biến chứng trở thành nhiễm độc đường tiết niệu.
– Uống nước
để dưỡng thận
Mỗi
ngày, cơ thể cần đến 1,5 đến 2 lít nước. Cơ thể đầy đủ nước lưu thông đi tới
toàn cơ thể, giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc, làm giảm đáng kể
nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Nếu không cung cấp đầy đủ nước sẽ dẫn tới nguy
cơ lắng cặn chất độc, tăng thêm gánh nặng cho thận. Tuy vậy, uống nhiều không
có nghĩa là uống quá nhiều một lúc, vì có thể gây hại.
– Bảo vệ
bàn chân
Kinh lạc
của thận khởi tác dụng ở bàn chân, mà chân là bộ phận dễ bị khí lạnh xâm nhập
nhất, do đó nên đặc biệt chú ý giữ ấm, khi ngủ không nên để hai chân hướng
thẳng về phía điều hòa hoặc quạt điện. Không nên chân không ở vùng đất lạnh,
sẽ gây hao tổn chân âm.
Mỗi tối
trước khi đi ngủ có thể massage lòng bàn chân, giúp khí huyết đi xuống dưới
để bổ thận dương, bảo vệ bàn chân và dưỡng thận. Massage ở vị trí phía sau
lưng, cũng là phương pháp bảo vệ thận hiệu quả.
– Khí
công
Tác dụng
của khí công trong việc cải thiện sức khỏe là không thể phủ nhận. Vậy nên bạn
hoàn toàn có thể luyện tĩnh công (thiền định) hoặc động công để giúp bổ thận,
loại bỏ những khí xấu ra khỏi cơ thể, tăng hiệu quả quá trình trao đổi chất.
– Ăn uống
để bổ thận
Theo
thuyết ngũ hành, các loại chất màu đen khi đi vào cơ thể đều có công dụng bổ
thận như vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo lức, đậu đen…
Rau: Củ
cải, cây ngưu bàng, bắp cải đỏ, cây diếp củ, cây năn ngọt, rau mùi tây, súp lơ
Trái
cây: quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất, dưa hấu, táo
Thực vật
biển: tảo dulse, rong biển tóc tiên hiziki, rêu Ailen, tảo bẹ, nori, tảo bẹ
undaria
Nước ép
trái cây: Nước ép trái cây thường chứa hàm lượng cao chất phytochemical, có tác
dụng giúp loại bỏ các chất thải hoặc các chất độc hại khỏi cơ thể.
Thực
phẩm biển: trứng cá, bào ngư, cá trê, ngao, cua, mực, tôm hùm, trai, bạch tuộc,
sò, cá sardineGia vị: muối vừng, miso, giấm, muối biển, xì dầu, dưa muối nhật
bản umeboshi, trà xanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét