Ít ai biết rằng, thời
trai trẻ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cũng vô cùng sôi nổi vì... tình
yêu.
Chàng
thanh niên Trần Quốc Tuấn với sự gan dạ và xốc nổi của tuổi trẻ đã thực hiện một phi
vụ cướp dâu gây chấn động thời bấy giờ.
Nàng công chúa cao quý
trong cung đình và mối tình thanh mai trúc mã
Năm
1237, sau 12 năm vua Trần Thái Tông lên ngôi mà không có con nối dõi, lo sợ nhà
Trần bị tuyệt hậu, Trần Thủ Độ đã thực hiện một loạt sự sắp đặt gây ra sự oán
hận cho nhiều người, bao gồm cả Trần Liễu - cha của Trần Quốc Tuấn.
Trần
Thủ Độ gây sức ép để vua (Trần Thái Tông - Trần Cảnh) phế hoàng hậu Lý Chiêu
Hoàng, cưới chị dâu là công chúa Thuận Thiên (khi ấy đang làm vợ và có thai 3
tháng với Trần Liễu). Trần Liễu tức giận, mang binh rửa hận nhưng thân cô sức
yếu nên việc bất thành, cuối cùng bị phải buông giáp quy hàng, bị giáng làm An
Sinh Vương, cho về an trú ở đất Yên Sinh.
Khi
ấy, Trần Quốc Tuấn mới 7 tuổi.
Thương
cháu nhỏ đã phải rời khinh đô tới nơi xa, công chúa Thụy Bà, chị gái vua Trần
Thái Tông, đã cầu xin vua để nhận nuôi Quốc Tuấn để khuây khỏa nỗi buồn khi phu
quân mình rời xa trần thế.
Quốc
Tuấn được Thụy Bà công chúa nuôi trong vòng 8 năm, được học đủ văn võ, lớn lên
với các con em hoàng tộc cùng trang lứa. Chính trong thời gian này, Trần Quốc
Tuấn gặp gỡ, cùng trải qua thời niên thiếu của mình với Thiên Thành công chúa -
tình yêu lớn của đời ông.
Lịch
sử từ trước tới nay chỉ ghi nhận những biến đổi lớn lao trong chính trị mà bỏ
quên số phận của hàng ngàn con người, đặc biệt là những người con gái chốn cung
đình.
Sử
sách không ghi lại thông tin cụ thể về công chúa Thiên Thành, mà chỉ mô tả vắn
tắt bằng ba từ "trường công chúa" (Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà
Trần).
Nàng
là con gái đầu của vua Trần Thái Tông, sở hữu vẻ đẹp và khí độ của quý tộc thời
Trần do được dạy bảo trong cung cấm từ thuở nhỏ. Trong suốt những năm tháng học
tập và sinh sống nơi cung cấm, tình cảm của công chúa Thiên Thành với Trần Quốc
Tuấn cứ lớn dần lên, quấn quýt không rời.
Những
tưởng đây là mối lương duyên trời ban, bởi nhà Trần cho phép con cháu nội tộc
kết hôn nhằm duy trì quyền lực dòng họ, tránh cảnh ngoại thích tiếm quyền như
triều Lý.
Nhưng
không, nàng là công chúa của vua Trần Thái Tông, nâng trong tay sợ rớt, ngậm
trong miệng sợ tan, thân thế cao quý vô cùng! Còn khi ấy, Trần Quốc Tuấn chỉ là
cậu ấm con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, xét về cả quyền và thế đều là với
cao.
Nên
tới khi công chúa Thiên Thành tới tuổi gả chồng, vua Trần Thái Tông đã xuống
chỉ gả nàng cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương, phá tan giấc
mộng đôi lứa của hai người.
Cuộc cướp dâu chấn động
cả triều đình
Sách
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại rằng ngày 15 tháng 2 năm 1251, vua Thái Tông ra
lệnh mở hội kéo dài 7 ngày và đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò
chơi để cho những người trong và ngoài triều có thể đến tham gia.
Trước
đó, nhà vua cũng cho phép công chúa Thiên Thành về ở vương phủ của Nhân Đạo
Vương, cha của Trung Thành Vương để chờ ngày làm lễ ăn hỏi.
Trong
khi cả kinh thành đang tưng bừng với những trò chơi và lễ hội, ở hai vương phủ
vẫn còn trái tim cô đơn đau đớn nghĩ về nhau. Chỉ cần nghĩ đến việc ngày mai,
người con gái mình yêu thương sẽ trở thành vợ người khác cũng khiến Trần Quốc
Tuấn tâm tư đau nhói.
Chàng
trằn trọc suốt đêm, và đưa ra quyết định táo bạo, đột nhập vào phủ Nhân Đạo
Vương, cướp vợ về.
Nghĩ
là làm, trong đêm tối, nhân lúc mọi người còn đang say mê với lễ hội, Trần Quốc
Tuấn lẻn vào phủ Nhân Đạo Vương. Biết không thể theo vào bằng cửa chính, chàng
đã tìm cách trèo tường, vượt qua hàng toán lính tuần tra, dò trong đêm đen và
tìm được chính xác phòng công chúa.
Trái
tim đau khổ của công chúa Thiên Thành sống lại lần nữa khi thấy người tình
trong mộng xuất hiện trước mặt mình. Khi ấy, cả phủ Nhân Đạo Vương vẫn đang say
trong lễ hội, không ai biết, trong phòng công chúa, đôi trẻ đã gặp được nhau.
Nhưng
sự liều lĩnh này của Trần Quốc Tuấn sẽ trở thành thảm án nếu sự vụ bị bại lộ.
Và dù chuyện không bại lộ, thì hôm sau công chúa Thiên Thành cũng phải kết hôn
với người khác.
Để
tránh khỏi tai ương đó, Trần Quốc Tuấn đã đi tiếp một bước cờ cao minh, dồn
chính nhà vua vào thế sự đã rồi.
"Đồng phạm đắc lực"
Ngay
sau khi đột nhập thành công vào phòng công chúa, việc đầu tiên Trần Quốc Tuấn
làm là ra lệnh cho thị nữ của công chúa về báo cho Thụy Bà công chúa, mẹ nuôi
của Trần Quốc Tuấn và là chị gái của vua Trần Thái Tông.
Sau
khi nhận được tin báo, với thân phận và địa vị cao quý của mình, Thụy Bà công
chúa dễ dàng vào cung ngay lập tức và than khóc với Thái Tông: "Không
ngờ Quốc Tuấn càn rỡ đang đêm lẻn vào chỗ của Thiên Thành. Nhân Đạo Vương đã
bắt giữ hắn rồi, e sẽ giết hắn mất. Xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến
cứu".
Lời
nói của Thụy Bà công chúa như sét đánh ngang tai nhà vua, Thái Tông đã nhận đủ
lễ vật của Nhân Đạo Vương, sao có thể để Trần Quốc Tuấn cả gan làm loạn như vậy?
Nhưng
Thụy Bà công chúa tiếp tục kiên trì van xin. Lại nghĩ đó là huyết mạch của anh
trai Trần Liễu, Thái Tông đã đã sai người vây phủ Nhân Đạo Vương. Nội thị theo
lệnh nhà vua, xông thẳng tới hoa viên vắng lặng, vào phòng công chúa Thiên
Thành để áp giải, thực chất là hộ tống, Trần Quốc Tuấn ra ngoài một cách an
toàn.
Đến
lúc đó, cả phủ Nhân Đạo Vương mới ngỡ ngàng nhận ra Trần Quốc Tuấn đã vào phủ
"tư thông" với công chúa Thiên Thành.
Việc
công chúa "tư thông" với nam tử khác ngay trong phủ sắp cưới là điều
không thể chấp nhận được. Hôm sau, Thụy Bà công chúa đã nhanh tay hỏi cưới công
chúa Thiên Thành cho cháu trai mình, với sinh lễ là 10 mâm vàng sống và nói khó
vì quá vội nên không sắm đủ lễ vật, mong hoàng thượng nhận cho.
Trước
sự đã rồi, Trần Thái Tông đành xuống chiếu gả Thiên Thành công chúa cho Trần
Quốc Tuấn và cắt 2.000 khoảnh ruộng tốt ở huyện Ứng Thiên cho Nhân Đạo Vương để
an ủi.
Cuối
cùng, Trần Quốc Tuấn, bằng cả sự khôn ngoan và liều lĩnh của mình, đã có được
tự do hôn nhân!
Hai
vợ chồng Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã có một cuộc sống êm ấm,
hạnh phúc, sinh được bốn trai, một gái. Bốn người con trai ai cũng không phụ
danh tiếng người cha, đều là những danh tướng lẫy lừng nhà Trần. Người con gái
út sau này trở thành Bảo Thánh Hoàng Hậu Trần Trinh, vợ vua Trần Nhân Tông, mẹ
đẻ vua Trần Anh Tông.
Lời bình
Nghĩ
đến Trần Quốc Tuấn, hậu thế nay chủ yếu biết ngài là Hưng Đạo Đại Vương mà
người người, đời đời ca ngợi với biết bao chiến tích lẫy lừng, trung quân ái
quốc. Mấy ai biết ông là một chàng trai si tình đến vậy, liều lĩnh và cũng khôn
ngoan đến vậy!
Ngài
là bậc thánh có công lao to lớn với dân tộc, nhưng cũng là một trang nam tử dám
liều chết vì tình yêu, giữ được người yêu không để kẻ khác cướp mất!
Tài liệu tham khảo:
Đại Việt Sử ký Toàn Thư,
NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội (1993), kỷ nhà Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét