Bản đồ cổ Trung Quốc
không có Hoàng Sa, Trường Sa
Các bản đồ từ cổ đại
cho đến thời Dân quốc do chính Trung Quốc phát hành đều thể hiện rõ lãnh thổ
phía nam nước này chỉ tới đảo Hải Nam.
Bản đồ Hoa Di đồ có nguồn gốc
từ năm 1136,
Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Trong
khi hệ thống bản đồ cổ thể hiện chủ quyền xuyên suốt của Việt Nam đối với các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì bản đồ Trung Quốc do chính nước này ấn hành
trước giai đoạn1947 – 1948 (thời điểm “đường lưỡi bò” phi lý chính thức xuất hiện)
đều dừng ở đảo Hải Nam. Đây là minh chứng hùng hồn cho chủ quyền của Việt Nam ở
Biển Đông, đồng thời phủ nhận luận điệu “Trung Quốc phát hiện và làm chủ các quần
đảo ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) từ thời Tần, Hán”.
“Sự lừa đảo lịch sử”
Theo
tờ South China Morning Post, nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc đã được các nhà
nghiên cứu chụp ảnh và lưu trữ ở Thư viện Quốc hội Mỹ và ai cũng có thể xem được.
Trong đó có tấm Hoa Di đồ là bản rập lại từ một bản đồ khắc trên đá năm 1136,
thời nhà Tống, ở Phúc Xương (nay thuộc tỉnh Hà Nam) cho thấy từ đảo Hải Nam trở
xuống Biển Đông không có khu vực nào là thuộc Trung Quốc. Tương tự, các bản đồ
thời nhà Minh (1368 – 1644), đơn cử như tấm Đại Minh hỗn nhất đồ, vẫn cho rằng
đảo Hải Nam là “chân trời” phía nam của Trung Quốc. Dưới triều vua Gia Tĩnh
(1521 – 1566), Trung Quốc từng phát hành cuốn sách Quảng Đông lịch sử địa đồ tập,
một lần nữa xác định biên giới phía nam của Trung Quốc kết thúc ở Quỳnh Châu
thuộc Hải Nam. Cũng có những bản đồ hoặc thư tịch vẽ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, nhưng có ghi rõ các đảo này “thuộc phiên quốc”, theo các tài liệu của Tạp
chí Phương Đông thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (trực thuộc Liên
hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam).
Bản đồ Đại Minh hỗn nhất đồ
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Sang
thời Nhà Thanh (1644 – 1911), các giáo sĩ dòng Tên được triều đình phê chuẩn tiến
hành khảo sát, đo đạc và vẽ một loạt bản đồ. Trong số này có thể kể đến Cổ Kim
đồ thư tập thành, Hoàng dư toàn lãm phân tỉnh đồ, Quảng Đông toàn đồ và Đại
Thanh đế quốc toàn đồ, tất cả đều không thể hiện cái gọi là Tây Sa và Nam Sa
(tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa). Chưa hết,
tháng 7.2012, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu – Viện Nghiên cứu
Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã tặng trao tặng cho Bảo tàng Lịch
sử quốc gia tấm bản đồ xuất bản năm 1904 của Trung Quốc mang tên Hoàng triều trực
tỉnh địa dư toàn đồ, xác định rõ ràng đảo Hải Nam là biên cương cực nam của Trung
Quốc. Từ tháng 8 – 11.2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức trưng bày bản
đồ này cho đông đảo khách tham quan trong nước lẫn quốc tế.
Năm
1842, bộ sách Hải quốc đồ chí xuất bản ở Trung Quốc do tác giả Ngụy Nguyên biên
soạn cũng không thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Bộ sách ban đầu gồm 50 quyển, trước khi được bổ sung lên đến 100 quyển, mô tả
các nước khắp năm châu bốn biển. Trong quyển 9, Ngụy Nguyên vẽ Đông Nam Dương
các quốc diên cách đồ về các nước Đông Nam Á. Trong đó, ngoài khơi Việt Nam có
ghi rõ “Đông Dương Đại Hải” cùng những chấm nhỏ li ti mang tên Vạn Lý Trường Sa
(tức Hoàng Sa) và Thiên Lý Thạch Đường (tức Trường Sa). Theo cách thể hiện
trên, 2 quần đảo hoàn toàn nằm trong Đông Dương Đại Hải (tức Biển Đông) thuộc
chủ quyền Việt Nam. Bên cạnh đó, bản đồ tỉnh Quảng Đông mang tên Quảng Đông dư
địa tổng đồ được vẽ theo kỹ thuật phương Tây có giới hạn tọa độ là vĩ tuyến 18
độ 5 bắc, trong khi quần đảo Hoàng Sa nằm xa hơn về phía nam, ở vĩ tuyến 16 độ
30 bắc. Ngoài ra còn có tờ bản đồ quân sự Quảng Đông thủy sư doanh quan binh
trú phong đồ vẽ năm 1866 ghi chú chi tiết về vùng biển Giao Chỉ nhưng không hề
thấy có “Tây Sa” và “Nam Sa”, theo Tạp chí Phương Đông. Những bằng chứng nói
trên cho thấy Trung Quốc không có một cơ sở lịch sử nào để tuyên bố yêu sách chủ
quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế, South China Morning Post dẫn lời
Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio gọi “đường lưỡi bò” là một
“sự lừa đảo lịch sử khổng lồ” của Trung Quốc.
Bản đồ Trung Quốc năm 1933
công nhận
cương giới phía nam nước này là đảo Hải Nam.
cương giới phía nam nước này là đảo Hải Nam.
ẢNH: TẠP CHÍ PHƯƠNG ĐÔNG
Đường lưỡi bò ở đâu ra ?
Theo
Tạp chí Phương Đông, đến năm 1933 dưới thời Trung Hoa dân quốc (1912 – 1949), bản
đồ Trung Quốc do Tân Địa học xã Vũ Xương xuất bản vẫn công nhận cương giới phía
nam là đảo Hải Nam. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn yêu sách đường lưỡi
bò được “sáng tác”. Trong bài viết đăng trên website của Viện Hải quân Úc,
chuyên gia Bill Hayton chỉ ra rằng vào năm 1935, Ủy ban Thẩm tra bản đồ của
chính quyền Trung Hoa dân quốc tiến hành nghiên cứu và dịch lại các bản đồ khu
vực dựa trên bản đồ do phương Tây xuất bản. Trong đó, đa số tên của các thực thể
địa lý trên biển đều chỉ là phiên âm từ tiếng nước ngoài chứ không phải tên
riêng do Trung Quốc đặt, còn các thuật ngữ như “đảo”, “đá”, “bãi cạn”, “bãi ngầm”…
đều bị dịch sai. Năm 1936, ông Bạch Mi Sơ, nhà sáng lập Hội Địa lý Trung Quốc,
tiếp tục dựa theo thông tin và cách dịch sai lầm của ủy ban nói trên để cho ra
tập atlas Trung Hoa kiến thiết tân đồ, đồng thời tự ý vẽ thêm đường lưỡi bò ôm
gần trọn Biển Đông mà không dựa trên bất kỳ căn cứ nào. “Đây là lần đầu tiên đường
chữ U xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc nhưng đó không phải là văn bản nhà nước
mà chỉ là một công trình cá nhân”, học giả Hayton viết.Tai hại hơn, sau Thế chiến
2, Bộ Nội vụ Trung Hoa dân quốc bổ nhiệm 2 học trò của Bạch Mi Sơ là Phó Giác
Kim và Trịnh Tư Ước vào các chức vụ liên quan đến địa lý và lãnh thổ. Trong
giai đoạn 1947 – 1948, những người này tiếp tục dựa trên tập atlas sai trái của
thầy mình để “sáng tác” ra những cái tên mới áp đặt cho những thực thể ở Biển
Đông, đồng thời xuất bản nhiều bản đồ chứa đường lưỡi bò. Như vậy có thể kết luận,
yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông mãi đến đầu thế kỷ 20 mới bắt
đầu xuất hiện dựa trên sai lầm và cả ý đồ bành trướng của giới quan chức và học
giả nước này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét