Thông minh như người
Do Thái
Hãy nhớ câu khen
“Thông minh như Do Thái”. Quả là dân tộc Do Thái, dân tộc có chỉ số thông minh
(IQ) trung bình 110 – đặc biệt là dòng Do Thái từng sinh sống vùng sông Rhin
(Đức) sau đó di cư sang các nước châu Âu rồi Bắc Mỹ – là hết sức nổi bật về trí
tuệ.
Nếu IQ trung bình trên thế giới là 100, nhưng dân tộc Do Thái có IQ trung bình là 110 thì điều này có ý nghĩa gì ?Một dân tộc A có chỉ số IQ trung bình là 100 thì tỉ lệ người có khả năng thành thiên tài sẽ là 0,4%, nhưng với mức 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có khả năng thành thiên tài này sẽ lên tới 2,3%, nghĩa là cứ 1.000 người sẽ có 23 thiên tài, cao gấp
Nếu IQ trung bình trên thế giới là 100, nhưng dân tộc Do Thái có IQ trung bình là 110 thì điều này có ý nghĩa gì ?Một dân tộc A có chỉ số IQ trung bình là 100 thì tỉ lệ người có khả năng thành thiên tài sẽ là 0,4%, nhưng với mức 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có khả năng thành thiên tài này sẽ lên tới 2,3%, nghĩa là cứ 1.000 người sẽ có 23 thiên tài, cao gấp
6
lần mức của dân tộc A kia. Vậy cho nên chỉ với 13 triệu người – chỉ bằng 0,2%
dân số thế giới, số người Do Thái hay người có gốc Do Thái thành danh lại nhiều
hơn bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Đầu thế kỷ 20, ngành khoa học hạt nhân
non trẻ còn được biết đến dưới cái tên là “khoa học Do Thái”. Albert Einstein,
nhà vật lý học lớn nhất thế kỷ 20 – cha đẻ của thuyết tương đối – là người gốc
Do Thái. Giải Nobel vật lý được “cha truyền con nối” bởi hai cha con nhà vật lý
học Niels Bohr (Henrik David và Aage) là người gốc Do Thái. Trong nửa cuối thế
kỷ 20, người gốc Do Thái giành được 29% số giải Nobel văn chương, y học, vật lý
và hóa học. Tính chung trong cả thế kỷ 20, tỉ lệ này là 32%. Riêng tại Mỹ trong
thế kỷ 20, nơi cộng đồng Do Thái chỉ chiếm 3% dân số thì 27% giải Nobel và 25%
số giải Turing – được xem là giải Nobel dành cho những người có đóng góp xuất
chúng cho ngành điện toán – đã rơi vào tay người Do Thái. Trong cả 6 lĩnh vực
được xét giải Nobel là văn chương, y sinh học, vật lý học, hóa học, kinh tế và
hòa bình, chưa hề có một chủng tộc nào trên thế giới có thể sánh được với Do
Thái bởi họ thành danh trên cả 6 lĩnh vực này. Đến năm 2011, chỉ riêng các nhà
khoa học Israel (người Do Thái mang quốc tịch Israel – một quốc gia vỏn vẹn 7,8
triệu dân, xấp xỉ dân số TP. Hồ Chí Minh) đã giành đến… 10 giải Nobel.
Người Do Thái còn
nổi tiếng khắp thế giới với tài buôn bán từ nhiều thiên niên kỷ nay. Ngân hàng
Thế giới có các cựu chủ tịch và chủ tịch đương nhiệm như James Wolfensohn, Paul
Wolfowitz, Robert Zoellick đều là người gốc Do Thái. Các lĩnh vực kinh doanh
nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim
ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh
khác) do người Do Thái nắm.
Nhà phân tâm học
Sigmund Freud cũng là người Do Thái. Những người chế ra vắc xin ngừa bại liệt
Jonas Salk và Albert Sabin cũng có gốc Do Thái. Đến cả nhạc sĩ thiên tài như
Johan Strauss – người được mệnh danh là vua nhạc valse, tác giả bản nhạc bất hủ
Sông Danube xanh, hay diễn viên nổi tiếng như Natalie Portman vừa theo học Đại
học Havard vừa tham gia bộ phim siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao… cũng có
gốc Do Thái. Karl Marx – nhà tư tưởng để lại tên của mình cho một học thuyết vĩ
đại có ảnh hưởng mạnh nhất trong thế kỷ 20 cũng là người có gốc Do Thái! Quá
nửa số nhà vô địch thế giới về cờ vua là người gốc Do Thái. Và còn vô số ví dụ
khác.
Người Do Thái tài
giỏi, điều này không ai phủ nhận nổi, nhưng nguyên nhân là gì?
Tính hiếu học đặc
biệt
Có nhiều tài liệu,
công trình khoa học lý giải việc này bằng các yếu tố về gien, về hoàn cảnh lịch
sử – xã hội của cộng đồng Do Thái, về tính hiếu học đặc biệt của người Do Thái.
Nếu hai yếu tố đầu là các yếu tố đặc thù, không thể bắt chước được thì tính
hiếu học của người Do Thái hoàn toàn có thể là tấm gương để người Việt Nam tự soi mình
và noi theo. Tính hiếu học này được rèn luyện, hình thành và phát triển trong
cả ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình
Cha mẹ Do Thái vô
cùng chăm lo đến việc phát triển trí tuệ của con. Bà mẹ Do Thái dạy con từ thuở
còn… thai: khi mang thai, bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và còn làm toán
nữa cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm
đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu
cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá – thật khác với thói quen thích ăn đầu cá của
nhiều người Viêt Nam, cũng vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên
thông thái. Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích
sách bằng cách dùng cái mẹo là nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm.
Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào,
hấp dẫn. Ủy ban công nghiệp thành phố New
York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm
1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý
với phụ nữ Do Thái. Phụ nữ Ý thường phải đi làm và thường còn bắt con nghỉ học
để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì không. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn
ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng, người ban ngày
đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học. Cha mẹ Việt Nam , nhất là
các gia đình ở nông thôn nên học theo các gia đình Do Thái ở điểm này. Có thể
thấy ở một vài vùng miền là vùng trũng về giáo dục của nước ta, cứ gia đình gặp
hoàn cảnh khó khăn về kinh tế là cha mẹ bắt con bỏ học để đi làm phụ giúp mình.
Nhờ sự chăm sóc,
động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích
học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác học kiểu
được chăng hay chớ và dễ dàng bỏ học để đi làm với lý do phụ giúp cha mẹ. Vào
năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York phát hiện ra 28 học sinh
có chỉ số IQ cực cao – 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái. Ở Việt
Nam, một đứa trẻ đi học về mà được cha mẹ quan tâm thường sẽ được hỏi “Hôm nay
con được mấy điểm?”, trong khi trẻ Do Thái nhận được câu hỏi “Hôm nay con có
hỏi gì thầy cô không?”. Họ quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã
học thì phải hỏi. Người Việt mình hay ghép học với hỏi thành từ học hỏi. Điều
này là rất hay, mọi gia đình nên khuyến khích con em mình đặt câu hỏi.
Nhà trường
Nhà trường Do Thái
không chỉ chăm bẵm lo truyền thụ thật nhiều kiến thức lý thuyết mà còn chú ý
trau dồi nhân cách học sinh. Học sinh Do Thái nào cũng phải chơi nhạc cụ piano
hay violon, nhờ đó mà khả năng cảm thụ cái đẹp và sự nhạy cảm được bồi bổ. Qua
học bắn cung, bắn súng hay chạy bộ, trẻ em luyện được khả năng tập trung và
tính kiên trì. Học sinh Israel
dùng hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Do Thái và tiếng Arập. Tiếng Do Thái là
ngôn ngữ chính và thứ nhất của quốc gia, được đa số dân cư sử dụng. Tiếng Arập
là của thiểu số người Arập và một số thành viên cộng đồng Do Thái. Tiếng Anh
được dạy trong các trường học và đa phần dân cư coi đó là ngôn ngữ thứ hai. Do
đặc điểm dân cư tụ về quốc gia này vốn sinh sống từ nhiều nước nên các ngôn ngữ
khác được dùng ở Israel
còn có tiếng Nga, tiếng Pháp và một số ngôn ngữ khác. Thông thường, học sinh Israel có thể
nói được ba thứ tiếng. Nếu thành ngữ Pháp “Một người biết thêm ngôn ngữ thứ hai
thì bằng hai người” là đúng thì một trẻ em Israel sẽ có thể bằng… ba người.
Tính dạn dĩ của học sinh luôn được khuyến khích bởi người Do Thái quan niệm hỏi
cũng quan trọng như trả lời. Hỏi quan trọng không kém đáp bởi đòi hỏi khả năng
quan sát và suy nghĩ, công cụ quan trọng để chiếm lĩnh tri thức. Chẳng lạ gì mà
người Do Thái luôn nổi bật về tính độc lập suy nghĩ và tài lập luận.
Nhà trường Do Thái
rất coi trọng tính thực hành. Trong thời khóa biểu, ngoài các môn học thường
gặp ở mọi nhà trường, cấp tiểu học Do Thái còn có môn kinh doanh. Từ trung học,
học sinh học giảm dần các môn lý thuyết mà chuyển dần qua học cách tạo ra “sản
phẩm” với các bài tập thực tế. Tất cả “sản phẩm” của học sinh dù còn ngây ngô
nhưng đều là những thử thách thật sự nghiêm túc với người tạo ra chúng và những
sản phẩm có ý tưởng tốt có thể được giới thiệu lên các viện hay trường đại học
để khai thác. Trong khi đó thì cách dạy – cách học và nội dung học nhà trường
của Việt Nam từ phổ thông đến đại học đều chăm bẵm nhồi nhét cho học sinh lý
thuyết suông, song người học khi ra đời thì lóng ngóng không biết áp dụng thế
nào hoặc có khi lại còn không muốn áp dụng.
Xã hội
Xã hội Do Thái là
một xã hội đặt trí tuệ vào bậc cao nhất trong thang giá trị. Do vậy mà cứ điều
gì có hại cho trí tuệ là người Do Thái cố tránh, có lợi cho trí tuệ thì họ cố
làm, từ chuyện “vặt” như hút thuốc lá đến chuyện trọng đại như lập gia đình. Người
Do Thái rất bài trừ thuốc lá, cho nên dù là khách quý vào nhà mà hút thuốc cũng
sẽ bị chủ nhà lịch sự mời ra ngoài. Đơn giản bởi các nhà khoa học Do Thái chứng
minh rằng nicotine trong thuốc lá làm thoái hóa tế bào não. Hãy nhìn ra xã hội
Việt Nam, thuốc lá bán khắp nơi và số người hút không hề giảm sau bao lời cảnh
báo về tác hại của thuốc lá; ở nhà thì đàn ông tự do hút thuốc, tự do đầu độc
não con em mình bằng nicotine. Người Do Thái có uống rượu nhưng rất chừng mực
vì sợ uống nhiều sẽ bị dư luận xã hội chỉ trích, sợ bị nhà thờ trừng phạt, sợ
hại trí tuệ bởi lượng rượu uống kiểu người nghiện sẽ làm chết các tế bào não.
Rượu cồn là thứ thuốc độc thực sự, vậy mà ở Việt Nam, các nhà máy bia cứ đua
nhau mọc lên và mở rộng sản xuất, nên người Việt Nam thuộc loại có thứ hạng cao
trên thế giới về số lít bia rượu tiêu thụ theo đầu người; trong nhà, ngoài
quán, người Việt ta cứ ép nhau, thách nhau uống, xem có tửu lượng cao là thành
tích, không hề cân nhắc hậu quả mà mình cùng vợ con, cháu chắt và xã hội sẽ phải
gánh.
Xã hội Do Thái từ
rất sớm đã rất coi trọng việc xóa mù chữ, coi trọng sách và người có học thức.
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới – từ năm 64 đầu Công nguyên –
mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế
kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết,
tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân
tộc khác hàng mười mấy thế kỷ. Israel
là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu
sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không
tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết. Ngay cả tại nghĩa
trang, người ta cũng để sẵn sách vì tin rằng những đêm có trăng, các linh hồn sẽ
ra đọc sách. Thì ra trong lúc người Viêt Nam ta đang kêu gọi hãy đọc sách và
học suốt đời thì người Do Thái đã thực hiện học… quá đời! Dân tộc Do Thái coi
trọng học giả, coi trọng người thầy. Họ phản ánh sự tôn trọng trong câu đố cho
trẻ con là “Nếu thầy và cha con bị bắt mà con chỉ có thể cứu được một người thì
con cứu ai?” và đáp án đúng là cứu thầy – vì thầy truyền đạt tri thức cho xã
hội. Tri thức được trọng vọng hơn của cải, hơn cả chức tước, là điều khác hẳn
với quan niệm của số đông người Việt Nam hiện nay. Do vậy người Do Thái
sẵn sàng hy sinh cả gia tài để được làm thông gia với gia đình trí thức. Theo
truyền thống, hôn nhân giữa người thuộc gia đình người có học thức cao với
thành viên gia đình thương gia là một cuộc hôn nhân lý tưởng, làm cho việc kinh
doanh càng trở nên có trí tuệ hơn. Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức
là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt
được.
Người Do Thái đã tự
khai sáng mình ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người như vậy đấy và
thành quả mà con cháu họ đạt được ngày nay trong nhiều lĩnh vực đời sống là kết
quả tất yếu, là sự tưởng thưởng xứng đáng. Người Việt Nam phải phục
họ thì không có gì phải xấu hổ. Người Việt Nam cần quyết tâm tự khai sáng noi
theo dân tộc Do Thái, cùng đồng tâm nhất trí loại trừ những thói quen gây hại
cho việc phát triển trí tuệ trong cả ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà
trường và xã hội, cùng nhau hình thành thang giá trị mới, trở nên thật sự hiếu
học và có thói quen học suốt đời.
H.T.H.
* Năm 2011, chỉ
riêng các nhà khoa học Israel
đã giành đến… 10 giải Nobel.
* Từ ngàn xưa,
người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của
cải, lại không bị cướp đoạt được.
THEO TS. HỒ
THIỆU HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét