Trên
đầu chữ NHẪN một con dao
Làm việc không NHẪN họa rước vào
Nếu ai NHẪN được qua cơn giận
Việc xong mới thấy chữ NHẪN cao
Làm việc không NHẪN họa rước vào
Nếu ai NHẪN được qua cơn giận
Việc xong mới thấy chữ NHẪN cao
Trong
chữ Hán: chữ Nhẫn được hình thành từ
心 (tâm) + 刃(nhận) = 忍(nhẫn)
●Chữ
心
(tâm)
●(Nhận)
刃
nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết.
●忍 Nhẫn có nghĩa là nhịn. Như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được
gọi là kiên nhẫn 堅忍.Nhẫn là lòng khoan dung độ lượng.
Tại
sao chữ nhận 刃 (nhận) nằm trong chữ Tâm 心 gọi là nhẫn. Tức là người tạo chữ muốn nói.
Trong cuộc sống hằng ngày tâm mình thường hay tiếp xúc nhiều thứ nguy hại như
tham, sân, si, ngã mạn, ganh ty…Chúng ta luôn thức tỉnh những thứ làm nguy hại
đến tâm tu hành. Do vậy chúng ta nhẫn nhịn. Sau này người viết chữ thường hay
viết chữ Nhẫn như sau:
心 tâm + đao 刀 + bộ chủ丶thành chữ Nhẫn
đao
刀
nghĩa con dao, là chỉ cho sự nguy hiểm. Nó được ví như tâm sân phiền não có
tính chất nguy hiểm đến tâm tu hành. Nó tìm ẩn bên trong cái Tâm.
Người
tu chữ Nhẫn cần có 丶(chủ) tức là làm chủ cái nguy hiểm, làm chủ cơn sân giận. Khi viết
chữ Nhẫn bộ chủ丶này nằm trên bộ đao 刀. Ý nghĩa này rất hay muốn Nhẫn thì chú ta phải
làm chủ cái nguy hiểm (bộ chủ nằm trên bộ đao)
Muốn
có được bộ chủ 丶này đòi hỏi chúng ta phải tu tập. Thấy được bản chất của cơn sân
giận là nguy hiểm luôn tiềm ẩn bên trong tâm (căn bản phiền não). Nó làm cho
tâm con người nổi sân một cách điên rồ. Nên khi gặp hoàn cảnh chướng ngại chúng
ta biết “Nhẫn” một chút. Nếu không một khi tâm sân nổi lên thì tình cảm gia đình
sứt mẻ, tình bạn bè xa nhau. Chúng ta luôn thấy rằng tâm sân chính là kẻ thù
độc hại lớn nhất của tâm. Một khi tâm sân nổi lên đốt hết cả rừng công đức, chỉ
cần một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả khu rừng, “nhất niệm sân tâm khởi, bát
vạn chướng môn khai”. Vậy làm cách nào để thắng được tâm sân, và thực hành “Tâm
nhẫn”. Chúng ta chỉ cần đi tìm 丶(chủ) để bỏ con đao trong tâm
Muốn
có được (bộ chủ)丶này. Chúng ta phải tu tập từ bi quán, thiền định để tâm mình hằng
ngày bình thản an lạc. Khi tâm bình thì thế giới bình “tướng tự tâm sinh”. Khi
chúng ta thực tập thiền định, tâm vắng lặng thì “trí tuệ” phát sinh (nhân định
tức huệ). Khi có trí tuệ rồi chúng ta sẽ làm chủ được con đao刀 (phiền não). Bấy giờ
trong bất kỳ nghịch cảnh chướng ngại nào chúng ta cũng làm chủ được cái nguy
hại, làm chủ được cái tâm của mình. Ví dụ: tự nhiên ở đâu có người đến mắng
chửi nhục mạ mình. Nếu mình không có trí tuệ không làm chủ được sự việc đó, thì
tâm sân nổi lên dẫn đến đánh nhau, gây tai hại cả hai. Nếu như mình có trí tuệ
làm chủ lúc đó. Mình quán xét sự việc đó, chuyện này ở đâu tự nhiên đem đến.
Chắc là do kiếp trước mình đã gieo nghiệp ác thù hận với người này. Nên hôm nay
người đó đến đòi nợ. Nhờ mình tu hành có phước, nên chủ nợ đến đòi nợ, mình có
nợ thì trả cho họ là xong “Nhẫn” nhịn họ không sao, mọi việc sẽ tốt đẹp. Mình
có nợ hôm nay trả hết nợ thì vui, tâm an lac. Nếu họ nổi sân là họ đã tạo
nghiệp sai. Mình lại nổi tâm sân y như họ cả hai đều sai. Dẫn đến thù hận đời
này sang đời kia biết bao giờ chấm dứt.
Theo
đạo Phật chữ “Nhẫn” là một trong sáu phương pháp tu gọi (Lục độ) của Bồ tát
gồm: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí tuệ. Chúng ta là
hành giả đang trên bước đường tu tập. Đừng bao giờ cho mình đã thắng và làm chủ
được tâm sân. Khi chúng ta gặp hoàn cảnh chướng duyên phiền não. Nên quán tưởng
kẻ thù đó chính là người bạn thân nhất của mình, là thiện tri thức trên lộ
trình tu tập của mình. Họ giúp chúng ta có điều kiện để tu “Nhẫn”.
Nói
thì dễ lắm nhưng khi thực hành thật là khó. bởi vì hằng ngay chúng ta luôn ôm
ấp cái bản ngã của mình, sống ích kỷ, giận hờn, ganh tỵ, đố kỵ. Lúc nào cũng
xem mình là trên hết. Đây chính là nguyên nhân ngăn cản chúng ta tu chữ “nhẫn”.
Những thứ đó như là đao刀 nằm trong tâm. Như từ trước đến giờ chúng ta luôn sống sai lầm thế
này. Thì bây giờ chúng ta suy nghĩ sống tu tập chữ “Nhẫn”. hằng ngày cố gắng tu
từ bi quán, thực hành thiền định để tâm được an định bấy giờ chúng ta sẽ có丶(trí tuệ) để bỏ con đao
sân giận kia. Cuộc sống chúng ta luôn được an vui.
Thích Trí Giải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét