Vũ Tuấn
Hôm
nay nghe chuyện về việc làm từ thiện ở bên nước Mỹ xa xôi, họ mang quà bánh
đến nơi cần từ thiện là những đứa trẻ nghèo đói, nhưng họ không phân phát ngay
mà thuê những đứa trẻ này vác những gói quà xuống xe rồi sau đó sẽ trả công bằng
chính số quà đó..........(một hành động thật thông thái và nhân văn).
Bên châu Á ta, từ xa xưa trong cổ học tinh hoa cũng đã có những câu chuyện tương
tự như vậy: chuyện kể rằng bên cạnh gia đình nhà phú ông tốt bụng có một cậu
học trò nghèo chăm học, lại còn ngày đêm làm việc vất vả để nuôi mẹ già. Phú ông
thấy vậy thương tình liền thuê anh ta mỗi buổi chiều sang nhà ông ta quét dọn 1
đến 2 tiếng, rồi trả tiền công cho anh ta cao hơn một chút thôi.
Gần
đây dân mạng xôn sao về triết lý "chiếc kẹo". Câu chuyện kể về một bà
mẹ trẻ và đứa trẻ con của bà ấy. Hàng ngày bà ấy đều mua sữa, mua kẹo về cho nó
ăn, những lần đầu thì nó thích thú và vui vẻ lắm, cảm ơn mẹ nó lắm. Nhưng
hôm nào nó cũng nhận được quà mà không phải làm việc gì, nên dần nó không còn
biết đó là món quà nữa. có hôm mẹ nó không mua kẹo cho nó nữa thì nó trở nên
oán trách. Tương tự như việc mua SH, hay I-Phone miễn phí cho con gái lớn cũng
vậy, sau này nó lại xin tiền của bố mẹ đi cho bạn trai, bố mẹ không cho thì
nó sẽ sinh oán trách bố mẹ...Đúng là triết lý "cục kẹo".
Hiện nay ở một số gia đình tân tiến bố mẹ cũng hướng dẫn cho con trẻ biết cách
nuôi con gà riêng, làm luống rau riêng hoặc là giúp việc nhà cho bố mẹ và nhận
lại một số tiền nhỏ tượng trưng. Số tiền này thì được dùng vào việc mua sắm quần
áo hay đồ dùng học tập, hay chỉ đơn giản là 1 món đồ chơi mà chúng thích. Đây
là một phương pháp giáo dục đem lại tình yêu lao động, nhận thức về sở hữu(*) và tinh thần độc lập của trẻ rất tốt.
Xét về mặt tâm lý học thì việc đem cho người khác một cách khéo léo như trên có
mấy cái lợi ích sau:
(1) Làm cho người nhận không có cảm giác bị hạ thấp, lòng tự trọng không bị
tổn thương, không có cảm giác rằng mình đang là một gánh nặng của ai đó.
(2) Khiến cho người nhận không vì thế mà ỷ lại, chỉ biết ngồi chờ người khác
mang đồ đến cứu tế, "có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến
cho."
(3) Không mang lại cho người ta cái cảm giác phải "chịu ơn", vì
cái cảm giác đó rất nặng nề..."của biếu là của lo, của cho là của nợ".
(4) Đồng thời nó cũng giúp người cho, cho được thật nhiều, mà lại yên tâm là
sẽ không gây ra kết quả không mong muốn.
Vậy nên nếu có tấm lòng từ thiện thực sự, thì cũng đừng ầm ỹ quá, cái này gọi
là làm từ thiện có trách nhiệm, mà thực ra cách làm từ thiện đơn giản nhất là
không làm phiền, không gây hại đối với người khác.
________________
(*) Ý thức về quyền sở hữu tức là cái gì thực sự là của mình thì mình bảo
vệ, giữ gìn và sử dụng, cái gì không phải của mình thì không ham hố, không xin
xỏ, không ăn cắp, không sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét