Tác giả: Hồ Quang Đông
Dịch giả: M.N
Ảnh: Pixabay
Truyện
kể rằng, có một lão thiền sư đang tản bộ trong tự viện, chợt thấy bên góc tường
có một chiếc ghế, vừa nhìn liền biết ngay có vị hòa thượng nào đó vi phạm quy
định trèo tường ra ngoài. Lão thiền sư không nói gì mà chỉ lặng lẽ đi về phía
bức tường, bỏ chiếc ghế ra và ngồi xuống ngay tại chỗ đó. Một lát sau, quả
nhiên có một tiểu hòa thượng trèo tường, trong bóng tối giẫm lên lưng lão hòa
thượng rồi nhảy vào sân. Khi hai chân đã chạm đất, anh ta mới phát hiện vừa rồi
giẫm vào không phải chiếc ghế mà là sư phụ của mình. Tiểu hòa thượng nhất thời
hoảng hốt, cứng họng líu lưỡi không nói được câu nào. Nhưng ngoài dự liệu của
tiểu hòa thượng, sư phụ của anh ta không hề lớn tiếng trách phạt mà chỉ nhẹ
nhàng bảo: “Đêm khuya trời lạnh, mau đi mặc thêm áo vào”.
Lão
thiền sư đã tha thứ cho đệ tử của mình. Ông hiểu rõ rằng, dung nhẫn là một loại
giáo dục không tiếng động. Tục ngữ có câu: “Nhẫn đắc nhất thời chi khí, miễn
đắc bách nhật chi tai” (Nén được cơn giận nhất thời, bớt đi được tai ương trăm
ngày). Có người đem dung nhẫn hiểu thành ức chế, thống khổ hay phiền não; thực
ra đây chỉ là hiện tượng bề ngoài của dung nhẫn.
Chân
chính dung nhẫn không phải là che đậy và tích lũy những tâm tư xấu, mà là một
loại hóa giải và khai thông. Thế nhưng để học được dung nhẫn cũng không phải là
chuyện đơn giản. Đối với những người bất đồng quan điểm, thì tâm tình cũng
thường khác biệt.
Với
bậc bề trên, dung nhẫn là hiếu thuận; giữa vợ chồng, dung nhẫn là hòa hợp; với
bạn bè, dung nhẫn là thiện đãi; với trẻ nhỏ, dung nhẫn là khen ngợi động viên.
Nói chung, có thể dung nhẫn với người khác, thì người khác tự nhiên cũng sẽ
dung nhẫn với mình. Có thể dung nhẫn người khác, thì tâm ý sẽ được an nhiên,
bởi vậy mới nói: “Dung nhẫn tâm tự khoan, dung nhẫn giải thiên sầu, dung nhẫn
tiêu bách bệnh” (Dung nhẫn thì tâm tình bao la khoáng đạt, dung nhẫn hóa giải
ngàn thứ muộn phiền, dung nhẫn tiêu tan trăm thứ bệnh tật).
Một
người muốn thành công và gây dựng được nghiệp lớn thì nhất định phải biết khoan
dung cho những điều không thể khoan dung; một người có thể tiết chế và gánh vác
trách nhiệm thì nhất định phải biết nhẫn nại trước những điều không thể nhẫn
nại.
“Dung
nhẫn tâm tự khoan”, khoan dung nhẫn nại thì tâm tình tự nhiên sẽ bao la khoáng
đạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét