Việt Nam Lược Sử
Diễn Ca LÝ LONG TƯỜNG
Tác giả: Thái Bá Tân
Trung Hiếu đường do hậu duệ Lý Long Tường xây theo kiểu kiến trúc mái đình Đại Việt tại Bong-hwa (Hàn Quốc) – ảnh chụp lại từ “Hoa Sơn Lý thị tộc phổ”
Ông
là con thứ bảy
Của
vua Lý Anh Tông,
Một
người tài đức lớn
Được
vua Trần Thái Tông
Phong
Thái Sư Thương Trụ,
Khai
Phủ Nghi Đồng Tam,
Thượng
Thư Tả Bộc Xạ,
Đại
Đô Đốc nước Nam ...
Con
người tài đức ấy
Là
tướng Lý Long Tường,
Được
người đời biết đến
Với
tên Kiến Bình Vương.
Về
sau, Trần Thủ Độ
Dùng
mưu lập nhà Trần,
Giết
hoàng tộc nhà Lý
Và
các quan đại thần.
Năm
Một Hai Hai Sáu,
Đô
đốc Kiến Bình Vương
Cùng
sáu nghìn gia thuộc
Đã
lặng lẽ lên đường.
Đi
trên ba hạm đội
Từ
cửa biền Thần Phù,
Nay
là đất Thanh Hóa,
Vào
một tối sương mù.
Ông
mang theo vương miện
Đồ
thờ cúng hàng ngày
Và
Thượng Phương Bảo Kiếm
Của
tổ tiên trước đây.
Lênh
đênh suốt một tháng
Giữa
sóng biển bất an,
Đoàn
thuyền gặp bão lớn,
Phải
ghé đảo Đài Loan.
Đang
chuẩn bị đi tiếp
Thì
con, Lý Long Hiền,
Không
may bị ốm nặng,
Ông
rất đỗi buồn phiền.
Biết
Đài Loan là đất
Không
thể trú lâu dài,
Ông
quyết định đi tiếp,
Để
lại giúp con trai
Hơn
hai trăm gia thuộc.
Về
sau những người này
Lập
riêng một dòng họ
Tồn
tại đến ngày nay.
Đoàn
tàu ông vượt sóng,
Nhằm
phía Bắc cứ đi.
Sau
nhiều ngày vất vả
Đã
cập đất Cao Ly.
Cao
Ly là tên cũ
Của
Triều Tiên ngày nay.
Vùng
đất ông mới đến
Ở
bờ biển phía Tây.
Vua
Cao Ly trước đó,
Theo
như lời tương truyền,
Mơ
có con chim lớn
Từ
phương Nam
bay lên.
Nên
ngài đã ra lệnh
Cho
quan quân địa phương
Phải
ân cần đón tiếp
Đoàn
tàu Lý Long Tường.
Rồi
ông và gia tộc
Ở
lại huyện Bồn Tân,
Tỉnh
Hoàng Hải, từ đó
Ổn
định, phát triển dần.
Sinh
sống bằng trồng trọt,
Đánh
cá và chăn nuôi.
Cuộc
sống cũng dư dật,
Hòa
nhập vào nước người.
Về
sau ông cho mở
Độc
Thư Đường, dạy văn,
Giảng
Võ Đường, dạy võ.
Danh
tiếng vang xa dần.
*
Bằng
hai đường thủy bộ,
Đại
hãn Oa Khoát Đài
Tiến
đánh Cao Ly Quốc,
Năm
Một Hai Ba Hai.
Mũi
tiến bằng đường thủy
Của
đạo quân nhà Nguyên
Vượt
biển đánh Hoàng Hải,
Tấn
công từ hai bên.
Lý
Long Tường lúc ấy,
Một
vị tướng có tài,
Đã
lãnh đạo dân chúng
Đánh
bại giặc nước ngoài.
Ông
luôn cưỡi ngựa trắng
Khi
xung trận, nhân dân
Thường
gọi ông trìu mến
Là
Bạch Mã Tướng quân.
Vẫn
nuôi chí xâm lược,
Quân
Đại hãn Mông Ca
Lại
lần nữa kéo đến,
Năm
Một Hai Năm Ba.
Và
lần nữa Hoàng Hải
Thành
mục tiêu tấn công.
Ông
lãnh đạo tướng sĩ
Chống
lại giặc Nguyên Mông.
Chỉ
trong vòng năm tháng
Quân
của Lý Long Tường
Đã
đánh bại quân giặc.
Một
chiến công phi thường.
Vua
Cao Ly xuống chiếu,
Đổi
tên đất Trấn Sơn
Thành
Hoa Sơn, tên mới,
Để
tỏ lòng biết ơn.
Ông,
vị tướng Đại Việt,
Trước
các quan đại thần
Còn
được vua phong tặng
Là
Hoa Sơn Tướng Quân.
Vua
còn xây bia miếu
Gọi
là Thụ Hàng Môn
Để
ghi công chiến thắng.
Đến
nay vẫn đang còn.
Suốt
thời gian sinh sống
Ở
Hoa Sơn, hàng ngày
Ông
leo lên đỉnh núi
Giữa
vời vợi trời mây
Ngóng
phương Nam
mà khóc,
Cứ
để lệ tuôn tràn.
Nơi
ấy dân sở tại
Gọi
là Vọng Quốc Đàn.
Dưới
chân núi Di Ất,
Ông
chết, có miếu thờ
Không
xa khu đình chiến
Bàn
Môn Điếm bây giờ.
*
Năm
Một Chín Năm Tám,
Thăm
Việt Nam
Cộng Hòa,
Tống
thống Lý Thừa Vãn
Tuyên
bố trong tiệc trà,
Rằng
ông gốc Đại Việt,
Hậu
duệ Lý Long Tường
Và
ông rất hân hạnh
Được
trở về cố hương.
PS:
Về
hậu duệ họ Lý
Ở
Hàn Quốc, ngoài ông,
Còn
có một người khác
Được
sử sách ghi công.
Đó
là Lý Nghĩa Mẫn,
Trong
mười bốn năm liền
Giữ
chức vụ Tể Tướng
Của
Cao Ly, Triều Tiên.
Ông
này là hậu duệ
Lý
Dương Côn, là người
Sang
Cao Ly tị nạn
Năm
Một Một Năm Mươi.
Đài
truyền hình Hàn Quốc
Có
bộ phim về ông
Là
“Age of Warriors”
Với
diễn xuất thành công
Của
diễn viên nổi tiếng
Tên
là Lee Duk Hwa.
Phim
nói rõ Nghĩa Mẫn
Là
người Việt chúng ta.
*
Thêm
một người Việt nữa
Thăm
cố quốc gần đây.
Đó
là Tổng thư ký
Liên
Hợp Quốc hiện nay.
Ban
Ki Moon, tiếng Việt
Chính
là Phan Cơ Văn.
Hậu
duệ Phan Huy Chú,
Người
từng là sứ thần
Được
cử sang Trung Quốc
Năm
Một Tám Hai Lăm.
Ông
tài cao, học rộng,
Đời
lúc thăng, lúc trầm.
Hiện
giờ không ai biết
Rằng
vì sao cụ Phan
Có
hậu duệ, thân thích
Ở
tận xứ Nam Hàn.
Chỉ
biết một ngày nọ
Hai
vợ chồng ông Ban
Đến
Sài Sơn chiêm bái
Từ
đường dòng họ Phan.
Ông
lưu lại bút tích,
Rằng
mình, Phan Cơ Văn,
Hậu
duệ Phan Huy Chú,
Rồi
thăm hỏi ân cần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét