Sức khỏe, không đơn thuần là vấn đề sinh lý. Cho nên, dưỡng sinh thực
chất là một khoa học tổng hợp. Và phép dưỡng sinh cũng có 3 bộ phận: “sinh lý”,
“tâm lý” và “triết lý”. Đó là 3 cái “lý” quan trọng nhất và cũng là 3 mức độ
cao thấp và nông sâu khác nhau.
Dưỡng sinh sinh lý
Dưỡng
sinh cổ đại coi trọng 4 “đạo”.
1. Thứ
nhất: Đạo “động dưỡng”, đó là rèn luyện thân thể một cách thích
hợp, khiến cho gân cốt linh hoạt và khí huyết lưu thông.
2. Thứ
hai: Đạo “tĩnh dưỡng”, đó là để cho thần thể được nghỉ ngơi, giảm
bớt sự tiêu hao năng lượng vô ích.
3. Thứ
ba: Đạo “thực dưỡng”, tức là phép ăn uống có điều độ và cân bằng
dinh dưỡng.
4. Thứ
tư: Đạo “cư dưỡng” (“cư” = “cư trú”), tức là chú ý giữ nơi ở cho
sạch sẽ, gọn gàng, thoáng đãng nhưng không có gió lùa, …
Đã thực
hiện đủ 4 “đạo” trên, lại chú ý “không làm lụng quá mức khiến thần thể mệt
nhọc”, “sinh hoạt tình dục có điều độ và không phóng túng” và kịp thời chữa trị
khi mắc bệnh, thì thần thể sẽ khỏe mạnh và trường thọ.
Đứng
trên quan điểm ngày nay, 4 thứ “đạo” (những phép tắc nói trên) đơn thuần là
dưỡng sinh về phương diện sinh lý. Có thể nói, đó mới là cách dưỡng sinh thông
thường, dưỡng sinh ở “tầng nông”.
Dưỡng sinh tâm lý
Trong
dưỡng sinh tâm lý, người xưa chú trọng đến 2 phương diện: “Điều nhiếp tình chí”
và “Tu dưỡng đức hạnh”.
Chính vì
sự biến động của tình chí và đạo đức có liên quan hết sức mật thiết tới sức
khỏe tâm thân của mỗi một con người. “Tình chí” ở đây là “thất tình” trong Đông
y học:
Hỷ - vui
Nộ - tức
giận
Ưu - lo
lắng
Tư -
nghĩ ngợi
Bi - buồn
Khủng -
sợ hãi
Kinh -
ngạc nhiên quá mức (sửng sốt đến mức không chịu đựng nổi).
“Thất
tình” là 7 trạng thái tinh thần, chúng được hình thành do sự kích thích của các
nhân tố từ bên ngoài. Đó là sự phản ứng của cơ thể về phương diện tâm lý cũng
như sinh lý. Trong những tình huống thông thường, chúng không gây nên bệnh.
Thế
nhưng, khi những kích thích và phản ứng nói trên quá mạnh hoặc quá lâu dài,
hoặc là cơ thể quá mẫn cảm, thì bệnh tật có thể phát sinh: Quá vui thì hại
“tâm”, tức giận thì hại “can”, nghĩ ngợi quá nhiều làm hại “tỳ”, u buồn thì hại
“phế”, sợ hãi thì hại “thận”, …
Chính vì
vậy cho nên cần biết cách điều tiết tinh thần và tình cảm. Mà phép tắc quan
trọng nhất trong việc điều nhiếp là giữ cho tình chí được trung hòa, tức là giữ
cho tinh thần và tình cảm ở trạng thái cân bằng. Làm được như vậy thì “chân
khí” không bị nhiễu loạn, lục phủ ngũ tạng hoạt động điều hoà, “tà khí” từ bên
ngoài không thể xâm nhập vào cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh tật không thể phát sinh,
cơ thể được khỏe mạnh và tuổi thọ kéo dài.
Còn “đức
hạnh” là nói về hành vi đạo đức. Người giỏi dưỡng sinh lấy đức hạnh làm đầu và
phối hợp với điều dưỡng thân thể. Có đức hạnh thì tâm lí được bình an, ý chí
không bị rối loạn. Nhờ vậy mà khí huyết điều hòa, bệnh tật không thể phát sinh.
Danh y
Tôn Tư Mạc đã nói: “Dưỡng sinh là bồi dưỡng cho mình cái tính thiện. Bản tính
đã thiện thì bệnh tật từ trong hay từ ngoài đều không thể sinh ra. Đó chính là
đạo lớn của phép dưỡng sinh”. Bản thân Tôn Tư Mạc đã thực hành theo “đại đạo
dưỡng sinh” đó, cho nên ông đã thọ tới trên trăm tuổi, ngoài trăm tuổi vẫn tiếp
tục chữa bệnh cứu người và nghiên cứu y thuật.
Nếu như
“Dưỡng sinh sinh lý” thuộc “tầng nông”, thì “Dưỡng sinh tâm lý” là dưỡng sinh ở
“tầng sâu”.
Dưỡng sinh triết lý
Lĩnh vực
dưỡng sinh này liên quan đến quan niệm sống của mỗi con người.
Lão Tử –
triết nhân vĩ đại, ông tổ của Đạo gia, đồng thời cũng là một trong những vị sư
tổ của phép dưỡng sinh phương Đông, thường khuyên răn người đời nên coi nhẹ
danh lợi, nên khiêm nhường, nhu thuận, không tranh chấp, nên “cư hạ” (ở dưới)
và “cư hậu” (ở sau) mọi người. Theo ông, sống như vậy thì sinh mệnh sẽ giữ được
vẹn toàn.
Để chứng
minh điều đó, Lão Tử đã đưa ra những câu hỏi:“Danh dự so với sinh mệnh, cái nào
gần gũi hơn? Sinh mệnh và của cải, cái nào quý trọng hơn? Được danh lợi mà làm
mất sinh mệnh, thì tổn hại nào lớn hơn?”; và ông trả lời:“Quá ham mê tranh
giành danh lợi, nhất định sẽ dẫn đến tổn thất lớn. Biết cái đủ (“tri túc”) thì
sẽ không bị nhục, biết dừng lại đúng lúc (“tri chỉ”) sẽ tránh được nguy hiểm.
Như thế là nắm được “đạo” và sẽ được trường cửu”.
Ngược
lại với quan điểm “xuất thế” như trên của Đạo gia, Nho gia lại chủ trương “nhập
thế”. Triết lý dưỡng sinh của Nho gia bao gồm trong 4 chữ “Nội thánh ngoại
vương”: Bên trong phải có cái đức của một vị thánh (nội thánh) và ở ngoài đời
thì phải lập được công trạng giống như bậc đế vương (ngoại vương). Liên hệ với
ngày nay chúng ta thấy, những người có lý tưởng cao đẹp, có lòng tin vững chắc
vào sự nghiệp, thường là những người có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ để
hoàn thành sự nghiệp, đồng thời vẫn giữ được sức khỏe tốt cho tới tuổi cao niên.
Như vậy,
một triết lý sống tốt đẹp cũng có thể giúp cho con người ta trở nên khỏe mạnh
và được trường thọ. Dưới góc độ của phép dưỡng sinh, “Dưỡng sinh triết lý”
chính là một phép duỡng sinh ở “tầng cao”.
Dưỡng
sinh tuy chia ra 3 mức độ – 3 cái “lý” như vậy, song chúng không những không
mâu thuẫn, mà ngược lại còn bổ xung và hỗ trợ cho nhau. Khi phân biệt rõ 3 chữ
“lý” đó, thì tùy theo thể trạng và hoàn cảnh của mỗi người, chúng ta có thể tự
tìm ra cho mình một phương pháp dưỡng sinh thích hợp.
Theo thuocvuonnha.com
Sức khỏe, không đơn thuần là vấn đề sinh lý. Cho nên, dưỡng sinh thực chất là một khoa học tổng hợp. Và phép dưỡng sinh cũng có 3 bộ phận: “sinh lý”, “tâm lý” và “triết lý”. Đó là 3 cái “lý” quan trọng nhất và cũng là 3 mức độ cao thấp và nông sâu khác nhau.
Dưỡng sinh sinh lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét