Khi
mua hoặc sử dụng mật ong, hầu như chúng ta đều lo ngại về chất lượng mật ong,
không biết đó có phải là mật ong nguyên chất hay mật ong giả, mật ong tốt hay
mật do ong ăn đường tạo ra… Các thắc mắc này sẽ được những người có kinh nghiệm
nuôi ong và hiểu biết về mật ong giải đáp dưới đây, giúp bạn sử dụng mật ong
một cách hiệu quả nhất.
1. Mật ong rừng thì nguyên
chất hơn mật ong nuôi?
Điều
này là không chính xác, mật ong rừng hay mật ong nuôi thì cũng như nhau, cũng
được hình thành từ mật hoa do ong thợ kiếm về xây tổ (chuyện này cũng tương tự
như tổ yến đảo và tổ yến nuôi…). Quá trình tạo mật của ong rừng và ong nuôi là
giống nhau nên về cơ bản mật ong rừng và mật ong nuôi là giống nhau. Do mật ong
rừng ít và hiếm nên ta thường quý hơn, mặt khác tâm lý chung của khách hàng là
cái gì tự nhiên cũng tốt hơn người nuôi….
Ong
nuôi thường được di chuyển đến những nơi có mùa hoa nở rộ để khai thác mật và
loài ong được tuyển chọn nuôi đều là những giống ong tốt nên lượng mật thu được
vượt trội gấp nhiều lần so với mật ong rừng (nếu so sánh cùng số lượng đàn ong).
2. Mật ong nuôi thường là
do cho ong ăn thêm đường?
Nuôi
ong đôi khi phải cho ăn đường là đúng. Nhưng những người không biết thường lại
hiểu sai vấn đề, người này truyền tai người kia rồi ai cũng hiểu sai. Sự thật
là người nuôi ong có cho ong ăn thêm đường để sinh tồn và sinh sản trong lúc
chờ mùa hoa tới, và thời gian này ong không hề tạo mật. Ong nuôi chỉ khai thác
mật vào các mùa hoa nở rộ như: hoa cà phê, hoa cao su, hoa điều, hoa nhãn, hoa
vải, hoa tràm…, mật khai thác 100% từ hoa tự nhiên. Việc cho ong ăn đường để
lấy mật chỉ có trong… trí tưởng tượng của những người không hiểu về nghề nuôi
ong!
Sau
khi kết thúc các mùa hoa, chủ các trại ong phải gây dựng lại đàn ong (mùa khai
thác mật khiến đàn ong kiệt sức, ốm yếu và chết nhiều). Thời gian này thường
không có hoa nở rộ, người nuôi muốn đàn ong tập trung sinh sản để tạo đàn mạnh
lên chuẩn bị khai thác mùa hoa tiếp theo nên mới cho ong ăn đường để sinh sản
gây đàn…, thời gian này tuyệt đối không có chuyện khai thác mật.
3. Mật ong nguyên chất có
đóng đường dưới đáy chai và đổi màu không?
-
Có! Mật ong rừng hay ong nuôi gì thì cũng đều có hiện tượng kết tinh đường dưới
đáy chai, nếu bạn để trong nhà không dùng một thời gian (từ 4-6 tháng trở lên)
thì mật sẽ có hiện tượng kết tinh đường. Điều này rất dễ hiểu vì mật ong được
hình thành từ mật hoa mà trong mật hoa lại có đường… Nếu bạn mua mật ong về
dùng mà không có hiện tượng kết tinh đường là bạn mua phải mật ong đã qua xử lý
cho thêm phụ gia chống đóng đường vào.
Mật
ong nguyên chất 100% chưa qua bất kỳ một khâu xử lý công nghiệp nào, khi để một
thời gian thì sẽ đổi màu sậm hơn (khoảng từ 6 tháng trở lên, tùy loài hoa, có
loài hoa cho mật ong 2 năm mới đổi màu). Ví dụ: mật ong hoa tràm chuyển thành
màu đen, mật ong hoa cao su cũng thành màu đen nhạt, mật ong hoa cà phê thì sậm
màu, đặc biệt có một số loài hoa cho mật có màu đen như nhớt xe máy đã qua sử
dụng. Nếu gặp trường hợp này mà lập tức mang mật đi... đổ bỏ và hậm hực kết
luận mật mình mua là mật giả… là điều “trật lất” và thật phí phạm!
4. Mật ong rừng khác mật
ong nuôi ở điểm nào và có tốt hơn?
Người
không chuyên vẫn thường đề cao mật ong rừng, nhưng thực chất chỉ có hai điểm
khác biệt không quá lớn giữa mật ong rừng và mật ong nuôi.
Thứ
nhất, ong rừng đi lấy mật từ nhiều loài hoa, do đó mật ong rừng có nhiều chất
dinh dưỡng hơn. Cái này thì cũng giống như mật ong nuôi hỗn hợp, tức là mật
được tạo ra từ nhiều loài hoa khác nhau.
Thứ
hai, điểm khác nhau là mật ong rừng thường đặc hơn vì thời gian khai thác trễ
hơn. Mật ong đến một thời gian sẽ “chín”, càng để lâu thì càng chín và đặc hơn.
Thực chất nếu mật ong rừng bị khai thác “non” thì cũng không tốt. Và ngược lại,
mật ong nuôi nếu để đủ hoặc thừa thời gian khai thác lại rất tốt và đặc không
kém. Một số hộ nuôi ong muốn chạy theo số lượng thường quay mật, khai thác sớm
nên có thể không đạt được độ chín.
5. Chất lượng mật ong phụ
thuộc vào yếu tố nào?
Có
hai yếu tố cơ bản: loài hoa (chất dinh dưỡng và đặc tính khác nhau của hoa) và
độ chín của mật. Thông thường, mật càng “chín” thì càng có chất lượng cao. Mật
chưa đạt độ chín có cân nặng dưới 1,35kg/lít.
6. Mua mật ong về, thấy có
hiện tượng sủi bọt khi rót vào chai hay khi lắc mạnh, vậy có phải là mật ong
giả không?
Mật
ong sủi bọt nhưng bọt mịn thì đây là loại mật ong bị khai thác non, mật chưa
đạt độ chín, hiểu nôm na là khi ong thợ hút mật hoa về (trong mật hoa có nước),
mật chưa được đàn ong sấy hết nước thì bị khai thác nên sẽ có hiện tượng trên.
7. Mật ong nguyên chất khi
bị đổi màu có thể dùng được không?
Mật
ong nguyên chất 100% nếu bị đổi màu, hãy lấy chai/can mật đó đổ ra một tô lớn
đem phơi ngoài nắng, một lúc sau mật sẽ trở lại màu rất đẹp và khi đó có thể đổ
vào chai/can để sử dụng bình thường.
Như
vậy có thể kết luận, nếu mua mật ong về dùng mà để trong nhà 2-3 năm mật vẫn
vàng khè là mật đã qua xử lý công nghiệp. Việc mật ong đổi màu là bình thường,
điều này xảy ra cả đối với mật ong nuôi và mật ong rừng. Vấn đề là lâu hay mau
tùy theo mật hình thành từ loài hoa nào.
8. Mật ong nguyên chất
càng để lâu sẽ càng ngon, càng tốt, có đúng không?
Quan
niệm này hoàn toàn không đúng, trong mật ong có một số vi chất hữu cơ tốt cho
sức khỏe, tuy nhiên nếu để lâu ngày các chất này có thể biến thành độc tố làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Mật ong sử dụng tốt nhất trong vòng 1
năm, tối đa là 2 năm, nếu quá thời hạn thì không nên dùng.
9. Những loại mật nào phổ
biến ở nước ta? đặc điểm khác nhau của từng loại?
Mật
ong có nhiều loại. Tùy theo vùng miền và rừng cây khác nhau mà có những loại
mật và đặc tính khác nhau. Có loại mật giá trị dinh dưỡng hơn những loại khác,
nhưng nhìn chung thì tác dụng của các loại mật là gần như nhau.
Ở
Việt Nam ,
người ta thích mật nhãn, vải, mật rừng nhưng Mỹ hay các nước khác lại thích
nhập khẩu mật cao su.
Mật
cà phê, cao su, nhãn, vải gì cũng có tác dụng tốt gần ngang nhau cả. Khác biệt
thì có thể là thành phần dinh dưỡng, mùi vị, hương thơm và thời gian sử dụng.
Ví dụ, mật cà phê ít mùi thơm hơn nhưng khá đặc và thời gian sử dụng rất lâu,
có thể để đến 2 năm. Mật cao su đặc hơn nhưng thời gian sử dụng lại ngắn hơn,
thông thường kéo dài đến 6 tháng là bắt đầu mất màu. Mật nhãn thì màu vàng đẹp
và có hương thơm, nhưng về độ đặc thì chưa chắc tốt hơn và thời gian sử dụng
cũng không dài…
10. Uống mật ong thế nào
để có tác dụng tốt nhất?
Mật
ong có giá trị tuyệt vời trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, nhưng để phát huy
tối đa công dụng của mật ong bạn phải biết uống mật ong đúng cách thì dưỡng
chất này mới phát huy tốt nhất công dụng của mình.
Vậy,
cách uống mật ong như thế nào là hiệu quả nhất?
* Thời điểm uống mật ong
Mật
ong có thể uống vào nhiều khoảng thời gian khác nhau trong ngày và sẽ có những
lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào uống mật ong cũng có lợi cho
sức khỏe. Theo nghiên cứu thì có 3 thời điểm tốt nhất để uống mật ong, tùy vào
thể trạng cũng như mục đích của bạn mà lựa chọn cho mình thời gian thích hợp
nhất.
- Uống mật ong vào buổi
sáng: Một
ly nước pha mật ong vào buổi sáng có thể làm sạch dạ dày một cách hiệu quả.
Nhưng tuyệt đối không dùng ngay khi vừa thức dậy mà nên uống mật ong trước bữa
ăn sáng khoảng 30 phút.
- Uống mật ong buổi
chiều: Uống
một ly nước mật ong vào buổi chiều sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể, xua tan
mệt mỏi và giúp tinh thần sảng khoái, tập trung hơn.
- Uống mật ong trước khi
đi ngủ: Các
dưỡng chất trong mật ong sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Ngoài ra
thói quen này cũng có tác dụng làm an thần và thoải mái cơ thể.
* Uống trước hay sau bữa
ăn?
Mọi
người vẫn thường thắc mắc: Nên uống mật ong trước hay sau khi ăn? Thật ra điều
đó tùy thuộc vào lợi ích mà bạn muốn có khi sử dụng mật ong. Mật ong uống trước
hay sau bữa ăn đều tốt và có công dụng riêng.
- Uống trước bữa ăn: Một chén nước ấm
pha mật ong trước mỗi bữa ăn có khả năng ngăn chặn sự tiết axít trong dạ dày và
làm giảm tình trạng viêm loét. Uống thường xuyên nước ấm pha mật ong thì bệnh
viêm loét dạ dày sẽ có cải thiện đáng kể. Nên uống mật ong trước mỗi bữa ăn
khoảng 30 phút.
- Uống sau bữa ăn: Khi ăn no, chức
năng của dạ dày rất dễ bị suy giảm. Những bữa ăn quá đà còn có nguy cơ dẫn đến
trướng bụng, đi tiêu khó. Uống mật ong sau bữa ăn có công dụng kích thích hoạt
động của hệ tiêu hóa diễn ra mạnh mẽ và tích cực hơn. Nhưng không nên uống nước
mật ong ngay sau khi ăn mà đợi khoảng 2 tiếng rồi hãy uống.
* Các thực phẩm hạn chế
uống chung với mật ong
Trong
mật ong chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và cần thiết đối với đời sống con
người. Dù vậy, nếu dùng mật ong sai cách có thể dẫn đến ngộ độc và các trường
hợp đáng tiếc khác. Để uống mật ong đúng cách và khoa học bạn cần hạn chế:
- Sữa đậu nành: Mật ong và sữa đậu
nành khi gặp nhau sẽ xảy ra hiện tượng vón cục, kết tủa. Điều này là do trong
sữa đậu nành chứa thạch cao trong khi mật ong chứa lượng đường khá lớn. Hai
chất này sẽ gây cho bạn tình trạng trướng bụng, khó tiêu sau khi uống. Nặng hơn
có thể dẫn đến hụt hơi và hôn mê sâu.
- Sắn dây: Mật ong kết hợp với sắn
dây không gây nguy hiểm cho người dùng nhưng có thể làm cơ thể khó chịu do xuất
hiện cảm giác ngứa ngáy, nóng trong người.
- Nước sôi: Không pha mật ong với
nước sôi hoặc nước có nhiệt độ quá cao vì sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng
có trong mật ong. Pha mật ong với nước đang sôi sẽ làm mật đổi sang vị chua
thay vị thanh ngọt vốn có.
* Uống bao nhiêu mật ong
mỗi ngày?
Mật
ong rất bổ dưỡng nên nhiều người vẫn có suy nghĩ dùng càng nhiều càng tốt. Điều
này hoàn toàn sai lầm vì theo các nghiên cứu, một người bình thường chỉ nên
dùng từ 10 đến 30 gam mật ong mỗi ngày (khoảng 2 thìa cà phê). Trong mật ong
chứa lượng lớn thành phần đường glucose. Khi bạn dùng nhiều và thường xuyên sẽ
khiến lượng đường tự nhiên trong máu bị thừa dẫn đến cơ thể bị nóng.
* Ai không nên uống mật
ong?
Mật
ong giàu dưỡng chất nhưng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là
các đối tượng được khuyên không nên uống mật ong vì có thể gây ảnh hưởng cho cơ
thể.
- Trẻ em dưới một tuổi
Mật
ong trong quá trình vận chuyển, pha chế có thể bị nhiễm bào tử clostridium
botulinum (khoảng 5% mật ong đang lưu hành trên thị trường). Vi khuẩn này có
nguy cơ sản sinh ra độc tố botulism - một trong những độc tố nguy hiểm nhất với
con người. Trẻ sơ sinh dưới một tuổi chưa hoàn thiện về chức năng tiêu hóa và
sức đề kháng cũng rất mỏng manh. Do đó độc tố botulism rất dễ xâm nhập vào cơ
thể và gây ngộ độc cho trẻ. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau khi
uống mật ong hoặc lâu hơn - từ 8 đến 36 giờ.
- Người mắc bệnh xơ gan
Trong
mật ong chứa monosaccharide có khả năng hỗ trợ sự chuyển hóa các chất trong
gan, tăng cường chức năng thanh lọc nên rất tốt với người mắc bệnh viêm gan B.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân xơ gan thì nên tránh uống mật ong vì có nguy cơ
làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân tiểu đường
Mật
ong có chứa khoảng 80% glucose và fructose. Những thành phần này đều là đường
đơn và được hấp thụ trực tiếp nên sẽ làm lượng đường huyết trong máu tăng cao.
Vì vậy mật ong nên được hạn chế đối với bệnh nhân tiểu đường. Trong một vài
trường hợp người bệnh cần bổ sung đường để cân bằng dinh dưỡng thì mật ong là
nguyên liệu tốt nhất thay vì sử dụng đường đa, nhưng chỉ nên sử dụng một lượng
nhỏ theo chỉ định của bác sĩ.
Trong
mật ong có chứa chất rất giống acetylcholine. Chất này có khả năng làm giảm
huyết áp và gây ra các biến chứng trầm trọng ở bệnh nhân. Do đó, người bệnh
huyết áp thấp thường được khuyên tránh uống mật ong dù dưỡng chất này rất có
lợi cho sức khỏe.
Ngoài
những đối tượng trên thì phụ nữ có thai, người mới phẫu thuật hay bệnh nhân rối
loạn chức năng đường ruột cũng nên hạn chế uống mật ong. Mật ong có giá trị
dinh dưỡng cao nhưng cần sử dụng một cách khoa học thì mới thật sự có lợi cho
sức khỏe.
H.L. sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét