19 tháng 10, 2017

Lấy động dưỡng thân, lấy tĩnh dưỡng thần


 Đạo dưỡng sinh của Đạo gia có một lịch sử lâu đời, truyền thừa đến nay đã được hơn 2.000 năm lịch sử lâu dài, vì vậy đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa Đạo gia.
Sau khi đúc kết lại phương pháp dưỡng sinh độc đáo của Đạo gia, nay giới thiệu cùng độc giả “Thập dưỡng” của Đạo gia, bao gồm: Dưỡng thân, dưỡng thần, dưỡng thể, dưỡng khí, dưỡng tâm, dưỡng trí, dưỡng đức, dưỡng phẩm, dưỡng phúc, dưỡng thọ.



1. Vận động dưỡng thân
Đạo gia chú trọng “Tính mệnh song tu”. Phép “dưỡng thân” nên lấy “động” làm cơ sở chính yếu, lượng sức mà làm, kiên trì bền bỉ. Thông qua thường xuyên vận động, vừa có thể khoan khoái lòng dạ, vui vẻ, dưỡng tính, lại có thể làm gân cốt cường kiện, khí huyết thuận thông, giải uất tán trệ, tăng cường khả năng miễn dịch, phòng bệnh tương lai (bệnh chưa mắc).
  
2. Tĩnh tọa dưỡng thần
Đạo gia tu luyện dưỡng sinh chú trọng “hình thần cùng luyện”, đạo dưỡng sinh cho rằng “lấy động dưỡng thân, lấy tĩnh dưỡng thần”, tĩnh khắc thiên địa rộng lớn, tình chí ổn định, tâm tĩnh thần minh. Người bình thường trong cuộc sống sinh hoạt, dưỡng thần chú trọng cự tuyệt nghe nhìn, trừ tạp niệm, thông qua tĩnh tọa tu luyện, đạt tới vô vật, vô ngã (bản thân).
  
3. Tiết thực (giảm ăn) dưỡng thể
Ở đây “dưỡng thể” được nhắc đến, khác với khái niệm “dưỡng sinh”, là chỉ cơ thể gày béo cân đối, giữ được cân nặng tiêu chuẩn. Người tu luyện Đạo gia cho rằng, “Thần thanh (tĩnh)thể mới kiện”. “Dưỡng thể” và “dưỡng thần” có quan hệ mật thiết không thể tách rời. Đối với người bình thường mà nói, khuyến cáo “ ăn no 8/10”.

4. Quả ngôn (ít nói) dưỡng khí
Tu luyện Đạo gia nhấn mạnh “tam viên”. Tức: Người tiết dục tinh viên, người ít nói khí viên, người ít lo nghĩ thần viên. Người bình thường kinh nghiệm từng trải tương đối phong phú, có một số người dễ nói nhiều, thậm chí “trượng nghĩa chấp ngôn” (trượng phu bênh vực lẽ phải), như vậy không được. Cần biết “khai khẩu thần khí tán”, nói nhiều không có lợi cho dưỡng khí, nên nói thì nói, điều gì có thể nói điều gì không, thì không nói hoặc nói ít là tốt nhất. Nếu do  lời nói không chính đáng mà dẫn tới tranh chấp đôi co với người khác, thì không tốt rồi.

5. Đọc sách dưỡng trí
Từ nhỏ luyện thành thói quen tốt học tập đọc sách, dùng đầu não hợp lý, đọc nhiều sách vở, vừa có kiến thức phong phú, mở rộng tầm mắt, không ngừng cập nhật thay đổi quan điểm, tiếp thụ sự vật mới mẻ, vừa có thể bồi dưỡng và gìn giữ trí lực, phòng ngừa trí nhớ suy thoái, đây cũng là phương pháp tiêu khiển tuyệt vời.
  
6. Thơ ca thư pháp dưỡng tính
Thơ ca thư pháp là hạng mục văn học nghệ thuật đặc thù của người Trung Hoa xưa, còn có tác dụng tu tâm dưỡng tính kỳ diệu. Bởi vì khi tiến hành sáng tác thơ ca thư pháp (hoặc tập luyện), yêu cầu tập trung ý chí, bách niệm bất sinh, tâm không tha dụng, như vậy mới có thể có ý tưởng, sáng tác ra tác phẩm hay. Cổ kim có rất nhiều thư pháp, thơ ca đại sư, đều là người trường thọ trăm tuổi.

7. Lao động dưỡng đức
Mọi người cần tránh “Ăn no rồi lại nằm khoèo”, nên phải tích cực tham gia vào các hoạt động công ích xã hội và công việc gia đình theo sức của mình, như vậy vừa trong lao động được rèn luyện, vừa có thể thoải mái tâm trạng, phát huy nhiệt lượng thừa, từ đó mà giành được sự tôn trọng của cộng đồng và sự yêu mến của các thành viên trong gia đình, thúc đẩy gia đình hòa hợp.

8. Thành thật dưỡng phẩm
“Thành thật”, “chất phác” và “mộc mạc”, là đạo đức tốt đẹp (mỹ đức) truyền thống ngàn đời đều tu dưỡng. Cổ nhân nói, “Nhân đáo phác tố vô cầu phẩm tự cao” (người đạt đến chỗ không mong cầu thì mới thực sự cao cả và đáng kính). Người hiện đại cũng nên chú trọng tu dưỡng phẩm đức, đồng thời dựa vào đó mà tạo ảnh hưởng và giáo dục con cháu đời sau, giáo dục chúng xây dựng lòng bác ái, đồng thời biết tôn trọng công sức của người nông dân, tuyệt đối không được lãng phí lương thực.

9. Khoan hậu (rộng lượng) dưỡng phúc
“Khoan” là khoan dung, “Hữu dung nãi đại, năng dung tắc nhân hòa, nhân hòa sinh bách phúc” (Có “dung” chính là to lớn vĩ đại, có thể “dung” ắt nhân hòa, nhân hòa sinh trăm phúc). Trong việc nhỏ trên cơ sở không vi phạm nguyên tắc, đối dãi khoan dung với mọi người, nhẫn nhường vi quý, coi thiệt thòi là phúc, càng không được nghị luận bàn bạc tốt xấu của người khác… thì hạnh phúc vô biên, phúc thọ lâu dài, cả đời thọ ích.

10. Nhân từ dưỡng thọ
Lòng nhân từ tức là là lòng lương thiện. Đạo giáo yêu cầu tín đồ (Bất cứ là quan đạo nhân, hay là tục gia đệ tử) đều là “Dữ nhân vi thiện”, “Trong tâm thường tồn thiện niệm”. Mỗi khi làm một việc thiện, trong tâm cảm thấy hạnh phúc vô cùng, dần dà, có thể ít sinh bệnh tật, càng có thể hưởng thọ sống lâu.

Liên Hoa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét