GD&TĐ
- Đầu gối là “bệ đỡ” quan trọng của cơ thể, do đó, đầu gối
khỏe mạnh thì tất cả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ
thể chất đến tinh thần, mới được thực hiện hiệu quả.
Thông
thường, sau 50 tuổi, đầu gối bắt đầu lão hóa dần, đến 60-70 tuổi, các triệu
chứng lão hóa sẽ xuất hiện rất rõ ràng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy
“bỏ túi” 10 kỹ năng sau đây để giữ cho đầu gối của mình hoạt động hiệu quả nhất
và bền nhất.
1. Kiểm soát trọng lượng
Béo
phì là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của đầu gối. Do đó, hàng ngày
chúng ta nên kiểm soát chế độ ăn uống ít dầu, ít chất béo, ít calorie, ăn nhiều
hoa quả và các loại rau củ.
Không
nên ăn một loại thực phẩm quá nhiều, cũng không nên ăn quá nhiều thịt và thực
phẩm chiên rán. Ngoài ra, những người nghiên thuốc lá và rượu bia nên hạn chế
và dần dần từ bỏ hẳn những chất gây nghiện này vì chúng cũng là một trong những
nguyên nhân gây béo phì.
2. Bổ sung canxi
Canxi
là thành phần chính của xương, duy trì mức canxi phù hợp cho cơ thể sẽ là một
trong những cách tốt nhất để bảo vệ đầu gối.
Tuy
nhiên, bổ sung canxi cho cơ thể từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ tốt hơn việc
dùng các thực phẩm chức năng. Nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường canxi bao gồm:
sữa, đậu nành, rau và các loại hải sản v.v…
3. Leo cầu thang tư thế
ngang bàn chân
Theo
lời khuyên từ các bác sĩ xương khớp, việc leo cầu thang với tư thế bàn chân
song song với bậc cầu thang sẽ hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sức
khỏe đầu gối.
4. Đi bộ mỗi ngày
Theo
nhiều nghiên cứu y khoa, việc đi bộ hàng ngày không chỉ nâng cao sức khỏe, kích
thích tiêu hóa, mà còn giúp bảo vệ đầu gối và hạn chế quá trình lão hóa.
Tùy
vào thể trạng sức khỏe của mỗi người để lựa chọn khoảng thời gian đi bộ mỗi
ngày phù hợp, với những người trung niên có sức khỏe bình thường thời gian đi
bộ hợp lý nhất là khoảng 40 phút mỗi ngày.
5. Tốc độ đi nhanh chậm
luân phiên
Đi
nhanh chậm luân phiên có nghĩa là tốc độ đi bộ lúc nhanh, lúc chậm nhịp nhàng.
Đối với người già và trung niên có vấn đề về đầu gối, đi bộ nhanh đều hay chậm
đều sẽ không tốt bằng đi luân phiên. Nhịp độ nhanh, chậm hợp lý nhất là 3 phút
đi nhanh, 10 phút đi chậm.
6. Ít ngồi xổm hay quỳ
gối trong thời gian dài
Ngồi
xổm hãy quỳ gối trong thời gian dài sẽ có những tác động rất tiêu cực đến sức
khỏe đầu gối. Để bảo vệ đầu gối, ngoài việc hạn chế quỳ và ngồi xổm chúng ta
cũng nên lưu ý khi đứng lên và ngồi xuống phải để đầu gối hơi cúi lại từ từ,
không để chúng thay đổi tư thế một cách đột ngột.
7. Nâng chân mỗi ngày
Thực
hiện động tác nâng chân bằng cách dựa chân vào tường, tạo thành góc vuông với
cơ thể sẽ tăng cường sức mạnh của cơ và khớp chân, tăng sự dẻo dai của khớp
gối, làm chậm quá trình lão hóa khớp.
8. Chú ý giữ ấm
Đầu
gối bị lạnh dễ gây ra viêm khớp, tác động xấu đến sức khỏe và tuổi thọ của khớp
gối. Vì thế chúng ta nên chú ý giữ ấm và tránh tiếp xúc nhiều với môi trường
quá ẩm ướt.
Đặc
biệt vào mùa đông, đối với những người già và trung niên, việc liên tục mang
tất chân là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ khớp gối
9. Đừng đi đế giày quá
mỏng
Thể
dục là hoạt động không thể thiếu để bảo vệ sức khỏe cơ thể nói chung và khớp
gối nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý phải sử dụng giày thể thao có tính
đàn hồi hợp lý nhằm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể tác dụng lên khớp gối.
Loại đế giày mềm và có độ dày khoảng từ 2-3 cm là thích hợp nhất.
10. Xoa bóp huyệt bảo vệ
đầu gối
Massage
đầu gối cũng là một cách để “bảo dưỡng” đầu gối hiệu quả. Việc massage chỉ cần
tập trung vào ba huyệt xung quanh đầu gối, bao gồm: mặt ngoài đầu gối là huyệt
túc tam lý, mặt trong là huyệt huyết hải, mặt sau là huyệt ủy trung (xem
hình minh họa). Mỗi huyệt chỉ cần massage một phút. Lưu ý, dùng lực vừa phải,
có cảm giác đau nhẹ là được.
Vị
trí huyệt túc tam lý: Ở điểm dưới 4 ngón tay, bên ngoài đầu gối.
HUYỆT
TÚC TAM LÝ
Vị
trí huyệt huyết hải: Ở mặt trong, phía trên đầu gối, tính từ xương bánh chè đo
lên khoảng 4-5 cm.
HUYỆT
HUYẾT HẢI
Vị
trí huyệt ủy trung:Đằng sau đầu gối, điểm giữa, phần lõm vào.
HUYỆT
UỶ TRUNG
Mặc
dù các loại bệnh liên quan đến khớp trong đó có khơp gối không gây nguy hiểm
đến tính mạng, nhưng những cơn đau khớp thường tái phát nhiều lần, ảnh hưởng
lớn đến cuộc sống thể chất cũng như tinh thần của mỗi người. Do đó, chúng ta
không nên chủ quan và bỏ qua các vấn đề xương khớp đặc biệt là khớp gối.
Hãy chia
sẻ để cho nhiều người có thể biết những thông tin này và tự bảo vệ sức khỏe đầu
gối ngay từ hôm nay!
Theo Phunugiadinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét