26 tháng 7, 2019

7 giá trị ở Mỹ không thể mua bằng tiền!


7 giá trị ở Mỹ không thể mua bằng tiền! 



1. Một ca sĩ nổi tiếng từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão. Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như cô ca sĩ nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.


2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng. Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.


3. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.


4. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.


Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.


Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.


Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.


Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.



5. Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…



Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton…


Sự khác biệt giữa các triệu phú Tàu và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Tàu phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Tàu đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần.


6. Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya.



 Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).


Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch. Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lynch, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lynch, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Task Force 121 tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.

Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lynch. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lynch cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.



 7. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.


Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng:


· Có thể tự do phê bình chính phủ;
· Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;
· Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;
· Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;
· Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;
· Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;
· Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;
· Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;
· Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét