PetroTimes - Trong cuộc chiến chống trả các đợt tập kích đường không đối kháng với Không quân Mỹ, Không quân Việt Nam, đặc biệt là lực lượng không quân tiêm kích, tuy mới ra đời nhưng chiến công của họ thật hào hùng, khiến đối phương phải nể phục.
Trẻ tuổi đã lừng lẫy
chiến công
Với
3 loại máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21 và MiG-19 của các trung đoàn không quân
921, 923, 925 và 927, chưa đầy chục năm, các phi công Việt Nam đã bắn rơi hơn
300 máy bay Mỹ với gần 20 kiểu loại khác nhau của địch, trong điều kiện thời
tiết giản đơn và phức tạp, cả ban ngày và ban đêm.
Tác
chiến hiệp đồng, lập công tập thể, Không quân Việt Nam đã đánh thắng ngay từ
trận đầu mà còn đánh nhanh-diệt gọn, quyết liệt cản phá từng mũi tập kích, phá
tan nhiều đợt tấn công đường không của địch, bảo vệ được mục tiêu. Có trận
Không quân Việt Nam đánh áp đảo tốp (biên đội) 4 chiếc của ta tập trung hỏa lực
bắn rơi 3 máy bay của địch, có trận (đôi bay) tốp 2 chiếc của ta bắn rơi 2 máy
bay của địch.
Tiêm kích đánh chặn MiG-21
Một
số phi công Mỹ từng bị không quân Việt Nam bắn hạ, nay đã về hưu, trong câu
chuyện kể với người ngoài cuộc, họ thường bảo rằng họ bị tên lửa SAM của Nga-Xô
bắn rớt, không muốn kể là bị MiG của Việt Nam bắn hạ. Trong ẩn ý của họ,
không muốn nói đúng sự thật “ bị hạ thấp uy thế” là bị lực lượng không quân
non, trẻ bắn hạ. Điều đó càng chứng tỏ, tuy mới ra đời, nhưng chiến công của
Không quân Việt Nam
thật rạng rỡ. Những chương hồi ký của cuốn “ Lịch sử Ngành dẫn đường không
quân”, hay cuốn sách "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965
- 1975) nhìn từ hai phía” cùng rất nhiều hồi ký, câu chuyện của các cựu chỉ huy
bay, cựu sĩ quan dẫn đường, cựu phi công “hai phía” giờ đây đã bóc mở tất thảy
sự thật.
Một ngày dài của không
quân Việt Nam
Đã
có những bài báo nói như vậy, ấy là nói về ngày 2 tháng 1 năm 1967. “Ngày dài”
ấy đã có tới 5 chiếc Mig-21 của Không quân trẻ tuổi Việt Nam bị những chiếc
F-4C của Liên đội không quân chiến thuật số 8 Không quân Mĩ bắn rơi trên bầu
trời Nội Bài vùng trời Hà Nội. Tổng hợp diễn biến này, không có gì khác nhằm
nói lên một sự thật nghiệt ngã là cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời những năm
tháng ấy thật quyết liệt, đầy thử thách cam go, không hề dễ dàng để có những
chiến công lẫy lừng ở “mặt trận trên không”.
Trưa
ngày 2 tháng 1 năm 1967, đội hình chiến dịch Bolo của Không quân Mỹ do đại tá
phi công, tên là Robin Olds dẫn đầu bay vào miền Bắc Việt Nam với mật danh liên
lạc “Olds”. Trong đội hình 90 máy bay của Olds có 56 chiếc F-4C, 28 máy bay
F-105 làm nhiệm vụ chế áp tên lửa SAM và 8 máy bay F-104 Starfighters, tổng số
gần 100 chiếc. Ngoài ra, ít nhất cũng có số lượng gần 100 chiếc máy bay trợ
chiến (như các máy bay EB-66, EC-121, A-1 Skyraider, các máy bay trực thăng).
Khi
trên bàn tiêu đồ của Sở chỉ huy không quân Hà Nội phát hiện nhiều tốp mục tiêu
bay vào hướng Phú Thọ, có thể chúng sẽ đánh vào Hà Nội, điện từ Trung đoàn 921
( căn cứ Nội Bài) xin xuất kích.
Lúc
đó là 13 giờ 46 phút, biên đội MiG-21 thứ nhất, gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn
Thuận, Nguyễn Đăng Kính, Bùi Đức Nhu cất cánh. 4 chiếc MiG-21 đều đeo tên lửa
R-3S. Khi xuyên mây ở địa bàn huyện Phù Ninh (Phú Thọ), cách sân bay chừng 43km
thì gặp tốp bốn chiếc F-4 của Mỹ từ Phú Thọ (cách sân bay khoảng 55km) lao vào.
Biên đội 4 chiếc MiG đang ở đội hình chiến đấu dạng so le, quay bám theo đến
phía tây sân bay (Nội Bài) thì gặp bốn chiếc F-4 khác. Số 1 Vũ Ngọc Đỉnh tăng
lực đuổi theo, tốp F-4 lập tức cơ động đội hình, bay đan chéo rất quyết liệt
khiến Đỉnh không phóng được tên lửa. Đỉnh quyết định vòng trái quay về, thì
phát hiện hai chiếc F-4 phía sau phóng tên lửa về phía anh ở thế cao hơn, Đỉnh
không kịp cơ động tránh, máy bay bị trúng tên lửa chấn động mạnh không điều
khiển được, Đỉnh nhảy dù.
Số
3 là Kính, phát hiện tốp bốn chiếc F-4 khác đã dũng mãnh bám theo, cả bốn chiếc
F-4 tăng tốc kéo cao. Thế có lợi thuộc về tốp F-4 so với máy bay của Kính (cao
hơn, góc bắn thuận). Đại tá Olds trong tốp này đeo bám bám ngay trên Kính ,
phóng ra hai quả tên lửa Sparrow và một quả Sidewinder. Chỉ trong giây lát,
chiếc MiG của Kính bị chấn động mạnh, anh quyết định nhảy dù. Theo mô tả các
tình tiết của trận đánh, nhiều khả năng chiếc F-4C do đại tá Robin Olds điều
khiển đã phóng ra hai quả AIM-7 nhưng không trúng mục tiêu, sau đó R.Olds đã
chuyển công tắc sang tên lửa nhiệt (heat) và phóng ra quả AIM-9B, quả tên lửa
này đã nổ bên cạnh máy bay của Kính.
Hai
chiếc MiG-21 số 2 và số 4 sau khi bị mất đội với số 1 và số 3 đã đuổi theo,
quần lộn với các máy bay F-4, nhưng do phía F-4 số lượng đông, phóng tên lửa từ
nhiều góc tới, nên cả hai máy bay này lần lượt cũng bị trúng tên lửa. Như vậy,
đội hình MiG-21 sau khi lên khỏi mây đã bị kẹp vào giữa, cả bốn chiếc đều trúng
tên lửa của đối phương.
Tới
13g55, sở chỉ huy cho biên đội thứ hai gồm Nguyễn Ngọc Độ, Đặng Ngọc Ngự, Đồng
Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc cất cánh (hai chiếc MiG-21 của Ngự và Cốc đeo rocket).
Sau khi lên khỏi mây, biên đội đang bay độ cao 3.000m, Đe hô phát hiện mục
tiêu, vòng trái gấp. Lúc này số 1 Độ cũng phát hiện mục tiêu, vứt thùng dầu
phụ, vòng trái. Sau khi cơ động kín một vòng, Độ thấy F-4 bắn hai phát tên lửa
về phía đội hình MiG, Độ quyết định bám theo hai chiếc phía trước, đến cự ly
2.000m điểm ngắm vừa ổn định, Độ phóng một quả tên lửa, chợt thấy máy bay mình
xoay nghiêng và mất độ cao, Độ quyết định nhảy dù và tiếp đất ở Tuyên Quang.
Trong khi đó các số 2,3,4 của biên đội MiG thứ hai đã quần nhau với F-4 rất
quyết liệt, nhưng cả hai phía đều không chiếm được vị trí để không kích, cả ba
chiếc MiG-21 đành quay về sân bay.
Mất
5 máy bay trên vùng trời Hà Nội, tuy 5 phi công nhảy dù an toàn, nhưng đó là
một ngày dài, tổn thất máy bay nặng nề, ngày không quên của Không quân tiêm
kích.
Nhìn thẳng vào sự thật
Lịch
sử ngành dẫn đường không quân ghi lại như sau: “Trưa 2 tháng 1 năm 1967, địch
tăng cường hoạt động ở phía Sầm Nưa và nhiều tốp đã hướng về Phú Thọ. Có thể
chúng sẽ vào đánh Hà Nội theo các đường bay như mấy ngày đầu tháng 12 năm
ngoái. Địch qua Phù Yên, Trung đoàn 921 xin đánh. 13 giờ 56 phút, biên đội thứ
nhất: Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu rời đất
và xuyên lên trên mây. Các trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư
tại Sở chỉ huy Quân chủng và Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 thực
hiện dẫn phối hợp. Biên đội thứ nhất đến Phù Ninh thì gặp 4 F- 4 từ Phú Thọ
vào. Ta đuổi địch về đến phía tây của sân bay Nội Bài lại gặp 4 F-4 nữa. Trong
tình thế rất khó khăn, cả 4 chiếc của ta đều bị địch bắn và phải nhảy dù. Đúng
lúc đó biên đội thứ hai: Nguyễn Ngọc Độ-số 1, Đặng Ngọc Ngự-số 2, Đồng Văn
Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 cất cánh. Vừa lên khỏi mây, biên đội thứ hai
được dẫn vào tiếp địch với góc 120 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và F- 105, cự ly
8km. Sau đó hai bên quần nhau, số 1 bị địch bắn, nhưng nhảy dù an toàn, các số
còn lại tách tốp thoát ly về hạ cánh.”
Sau
này phân tích chi tiết, về khí tượng, bầu trời cả 2 sân bay ( Nội Bài, Yên Bái)
khi đó đều bị phủ mây dày với lượng che phủ 10 phần, đáy mây 1500 mét và đỉnh
mây 3000 mét. Các bài viết phân tích, Hà Nội đã không cho cất cánh sớm, để thực
hiên chiến thuật “đi thấp, kéo cao, tiếp cận nhanh vào cuối đội hình của địch,
tạo thuận lợi cho phi công lần lượt hoặc đồng thời vào công kích” như những
trận đánh trước đó. Nhưng mỗi trận đánh, hình thái địch-ta không giống nhau.
Điều này Sở chỉ huy không nắm hết. Số là hệ thống đài ra đa cảnh giới đã không
phát hiện đầy đủ số máy bay Mĩ tham gia chiến dịch.
“Về
chiến dịch gọi là “Bolo” ngày 2 tháng 1 năm 1967, có hai biên đội “Con ma” do
đích thân đại tá Olds chỉ huy đã lọt tới chiếm vị trí chiến đấu ngay trên đỉnh
mây sân bay Nội Bài ở độ cao 3000 m mà không bị phát hiện. Khi đó dù lực lượng
Mig đã được phép xuất kích, nhưng lại bay dưới trần mây và không được trang bị
ra đa nên không phát hiện ra đám “Con ma” này”.
Không
quân Mỹ triển khai chiến dịch Bolo rất bài bản, giữ bí mật ý đồ tác chiến nên
đã gây bất ngờ cho không quân Việt Nam . Các phi công Mỹ tham gia trận
không chiến được tập trung nghiên cứu kỹ mọi chi tiết của chiến dịch, cách sử
dụng các thiết bị tác chiến điện tử, cách nghi binh, sử dụng vũ khí.
Để
nghi binh đánh lạc hướng mạng rađa của miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ kết hợp
bố trí đội hình (đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao) và các thiết
bị tác chiến điện tử, gây nhiễu (máy bay F-4 đeo khối ECM Pod với thiết bị gây
nhiễu QRC-160 Jamming Pod, giống các máy bay F-105) làm cho không quân Việt Nam
lầm tưởng máy bay tiêm kích là các tốp cường kích!
Khi
chiến dịch bắt đầu, các máy bay tiêm kích Mỹ bay “rình sẵn” trên mây, ngay trên
vùng trời sân bay, sẵn sàng tấn công khi các máy bay MiG-21 vừa xuyên mây lên
khi chưa tập hợp xong đội hình.
Các
tốp F-4 của đại tá R.Olds đã bay vào Hà Nội ở độ cao thấp, khiến rađa khu vực
Hà Nội và phụ cận không phát hiện được, khi R.Olds qua dãy Tam Đảo đã triển
khai bay phục kích MiG-21 ở ngay hai đầu sân bay sớm, trước khi các tốp F-4 giả
cường kích ném bom F-105 bay vào. Khi MiG-21 cất cánh, chủ đích để đi đánh chặn
đã bị phục kích bất ngờ, chịu tổn thất ngay khi mới xuyên mây lên.
Sau
trận đánh, bài học xương máu về nắm chắc địch được rút ra: “Trong khu chiến, ra
đa phải nắm chắc địch, dẫn đường và phi công phải tìm mọi cách giám sát chặt
chẽ mọi hành động của từng tốp địch, nhất là khi gặp cả cường kích và tiêm kích
hoặc chỉ gặp tiêm kích, thì mới tạo ra khả năng giành được phần thắng và hạn
chế được tổn thất.” và “Các kíp trực ban dẫn đường đã kết hợp theo dõi địch
bằng các nguồn tin tình báo kỹ thuật, tình báo xa và tình báo gần để dự đoán
các đường bay vào và bay ra của địch; tính toán đúng thời cơ cất cánh cho các
đôi bay của ta; lựa chọn khu chiến phù hợp.” Các sĩ quan dẫn đường của Việt Nam cũng thừa
nhận, dẫn máy bay đánh đúng cường kích địch vẫn là bài toán cực kỳ khó khăn.
Trong lúc dẫn vào bám địch, nếu phi công phát hiện chỉ có tiêm kích hoặc có cả
tiêm kích và cường kích, thì trận đánh buộc diễn ra rất quyết liệt. Lúc này,
đường bay ta-địch đan xen lẫn nhau như một mớ bòng bong, đa tầng, nhiều hướng
nên "dẫn đường căng thẳng một, phi công căng thẳng mười".
Theo
các tài liệu giải mật sau này, được nhiều báo đăng lại rằng chiến dịch Bolo
chính thức được mở màn vào ngày 2/1/1967 .Trong điều kiện thời tiết xấu như
vậy, tầm quan sát của phi công bị giảm nhiều, F-4 sẽ không thể bao quát được
hoạt động của các căn cứ MiG-21…Tuy nhiên, MiG-21 cũng sẽ không thể phát hiện
sớm F-4, sau khi xuyên qua các tầng mây chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động.
Theo
trang World Aviation History thì những đám mây dày đặc có đỉnh lên tới hơn 2km
(7.000 feet) khiến “chỉ huy của Không quân Bắc Việt hoãn các chuyến cất cánh
của MiG thêm 15 phút”. Các biên đội F-4 cố lượn nhiều lần trên bầu trời Hà Nội,
đầu tiên là theo hướng đông-nam, sau đó theo tây-bắc.
World
Aviation History cũng cho biết: Vào cận chiến, quần lộn, các máy bay Phantom đã
phóng tổng cộng 18 tên lửa AIM-7E Sparrow và 12 AIM-9B Sidewinde. 2 biên đội mà
MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam gặp phải khi đó chính là hai
biên đội Olds và Ford. Trận chiến sinh tử thực sự bắt đầu. MiG-21 gặp quá nhiều
khó khăn. Ngay khi chạm đối phương, họ đã bị bất ngờ vì phải đối mặt với F-4
đeo đầy tên lửa “chứ không phải F-105 mang bom”. Những bức tranh vẽ và hình ảnh
lưu lại, cùng sự mô tả cho thấy, đại tá R.Olds khi được thống báo có MiG, đã
nhanh chóng làm một cú “bay cuộn tròn, vọt ngược” hay còn gọi “cuộn máy bay
theo trục dọc”, tạo ưu thế cao hơn đối phương, hình thành góc tiếp cận phóng
tên lửa lợi thế cho F-4C. Những quả tên lửa đã phóng ra, khiến MiG trúng đạn,
nhưng phi công kịp nhảy dù.
Sau
những ngày gian nan ấy, cả hệ thống ra đa cảnh giới, ra đa dẫn đường và sở chỉ
huy Không quân Việt Nam đã rút ra bài học xương máu, cả về nắm chắc địch, ở tầm
cao, tầm thấp, cả về thời cơ cất cánh và cách đánh… “Địch càng đánh ác liệt, ta
càng bền bỉ tìm ra những chỗ yếu, những chỗ sơ hở của chúng để dẫn bằng được
các tốp máy bay ta vào tiếp cận. Cách thức dẫn trên bàn dẫn đường tại sở chỉ
huy kết hợp với dẫn trên hiện sóng tại đài ra-đa dẫn đường càng trở nên phong
phú”. Chỉ sau đó không lâu, một thời kỳ đánh thắng ròn rã không quân Mỹ lại mở
ra, những đợt tập kích vào “vòng tròn đỏ” liên tục bị bẻ gãy.
Một
tài liệu đã ghi “Cuộc tranh tài của máy bay MiG và Phantom(F4)trên bầu trời
Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía Mỹ, trong suốt thời
gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, có 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi
F-4, nhưng cũng trong giai đoạn này, “20 chiếc MiG-21 đầu tiên” đã tiêu diệt
được 103 chiếc Phantom”.
Điều
đó khẳng định sự thay đổi thường xuyên về chiến thuật của cả hai bên tham
chiến. Với mỗi một phương thức tác chiến mới của không quân Mỹ, lực lượng Phòng
không-Không quân Việt Nam
lại nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khống chế ưu thế trên không của đối
phương. 48 năm trước, buộc phải bay vào “ thánh địa Hà Nội” trở nên nỗi ám ảnh
nặng nề với các phi công Mỹ.
Dẫu
thế nào, trong lịch sử không chiến hiện đại, MiG-21, loại máy bay gắn liền với
Không quân trẻ tuổi Việt Nam xứng đáng đứng ở vị trí cao nhất trong thực chiến,
về số lượng và chủng loại máy bay đối thủ mà nó đã hạ gục. Có tới 13 phi công
MiG-21 Việt Nam
đạt danh hiệu “Át” ( Aces ), (chỉ những phi công có số lần bắn rơi từ 5 chiếc
máy bay đối phương trở lên).
Trần
Văn (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét