Thái Bá Tân
Hôm
nay ông kể chuyện
Về
một người tuyệt vời,
Một
nhà thơ, ông trạng,
Buổi
Mạc - Lê giao thời.
Vâng,
đúng một ông trạng,
Dân
gian gọi trạng Trình,
Nguyễn
Bỉnh Khiêm, phải nói,
Cực
giỏi và thông minh.
Nào,
ông bắt đầu kể.
Cũng
không dài lắm đâu.
Các
cháu nghe, cố nhớ.
Nào,
chúng ta bắt đầu.
*
Có
một anh chàng nọ,
Nghèo,
chẳng còn gì ăn.
Vợ
chau mày, con đói,
Anh
ta ngồi bần thần.
Bất
chợt, anh ta nhớ,
Hình
như xưa tổ tiên
Để
lại chiếc ống quyển,
Dặn
lúc nào thiếu tiền
Hay
tiệt hết đường sống,
Gia
cảnh quá bần hàn,
Thì
mở ra, trong đó
Có
bức thư gửi quan.
Chiếc
ống quyển nhỏ bé
Giấu
kỹ trên xà nhà,
Qua
nhiều đời, ám khói
Được
lấy xuống, mở ra.
Bên
trong có thư thật.
Anh
ta mang bức thư
Đến
nhà quan sở tại,
Vẫn
chưa rõ thực hư.
Lúc
ấy quan đang nghỉ,
Nằm
đọc sách trong nhà.
Thấy
báo thư Cụ Trạng,
Liền
vội vàng đi ra.
Quan
vừa đi đến cửa,
Bỗng
nhiên có thanh dầm,
Chắc
lâu ngày bị mọt,
Rơi
đúng chỗ quan nằm.
Quan
hoảng hồn, thoát chết,
Liền
mở thư ra xem.
Thư
có dấu, chữ ký
Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bức
thư ngắn, chỉ viết:
“Tôi
cứu ông vừa rồi.
Vậy
xin ông giúp đỡ
Cháu
bảy đời của tôi.”
*
Nguyễn
Bỉnh Khiêm là Trạng,
Một
thi nhân diệu kỳ,
Một
đại quan chính trực
Và
một nhà tiên tri.
Ông
sinh ở Vĩnh Lại,
Nay
Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Đúng
vào thời thịnh trị
Của
vua Lê Thánh Tông.
Tên
thật Nguyễn Văn Đạt,
Hiệu
Cư Sĩ Bạch Vân,
Mẹ
là Nhữ Thị Thục,
Giỏi
tướng số, thơ văn.
Bà
là con quan lớn,
Khó
tính khi kén chồng,
Mãi
đến lúc luống tuổi
Mới
chịu lấy cha ông,
Tức
là Nguyễn Văn Định,
Tài
năng loại thường thường,
Có
tướng sinh quí tử,
Sau
dễ thành đế vương.
Để
con thành hoàng đế,
Bà
đã bắt bố ông
Mười
hai giờ đêm ấy
Mới
được vào động phòng.
Bố
ông, chắc nóng vội,
Vào
sớm hơn ít nhiều,
Nên
con bà, thật tiếc,
Chỉ
đại thần trong triều.
Sau
chuyện ấy, bà giận,
Về
với bố mẹ mình,
Rồi
lấy ông chồng khác,
Rồi
tính giờ, năm sinh,
Bà
sinh được Trạng nữa,
Lại
Lưỡng Quốc Trạng Nguyên,
Trạng
Bùng, Mai Nham Tử,
Phùng
Khắc Khoan, đại
hiền.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm từ nhỏ
Được
bà mẹ cầu kỳ
Dạy
đến nơi đến chốn,
Không
sót một môn gì.
Về
sau, khi khôn lớn,
Tìm
thầy tận xứ Thanh,
Lương
Đắc Bằng, bảng nhãn,
Giúp
hoàn thiện học hành.
Ông
thầy này uyên bác,
Từng
là quan đại thần,
Sau
từ quan, chán nản,
Về
quê sống thanh bần.
Cậu
trò Bắc học giỏi,
Chăm
chỉ và thông minh,
Được
thầy trước khi chết
Tặng
“Thái Ất Thần Kinh”.
Đó
là cuốn sách quí
Ông
mang từ nước Tàu,
Về
Chu Dịch, bói toán,
Bắt
phải học thuộc làu.
Thời
ấy chính sự loạn,
Nguyễn
Bỉnh Khiêm ở nhà,
Không
bon chen thi thố
Chín
kỳ thi đại khoa.
Khi
nhà Mạc thành lập,
Đời
ít nhiều tạm yên,
Ông
mới ra thi cử,
Lập
tức đậu Trạng nguyên.
Năm
ấy bốn lăm tuổi,
Ông
được bổ làm quan
Đông
Các Đại học sĩ,
Lo
soạn thảo công văn.
Ông
nhanh chóng thăng tiến,
Đến
chức Tả Thị lang
Của
bộ Hình, bộ Lại,
Bạn
của Thái thượng hoàng,
Tức
vua Mạc Thái Tổ.
Tiếc
là ông vua này
Đã
qua đời quá sớm
Để
ấu chúa lên thay.
Chính
sự lại nát bét,
Đói
kém, mất lòng dân.
Ông
dâng sớ đòi chém
Mười
tám tên lộng thần.
Trong
mười tám tên ấy
Có
con rể, Phạm Dao.
Thế
mới biết quan Trạng
Chính
trực đến mức nào.
Vua
không chấp thuận sớ.
Năm
Một Năm Bốn Hai,
Sau
tám năm tại vị,
Ông
về với trúc mai.
Nhưng
hai năm sau đó
Vua
Mạc lại mời ông
Làm
Thượng thư bộ Lại,
Tước
hiệu Trình Quốc công.
Cũng
nhờ tước hiệu ấy
Ông
trở thành Trạng Trình.
Một
đại thần hòa nhã,
Liêm
khiết và công minh.
Bảy
ba tuổi, từ chức,
Ông
dựng Am Bạch Vân,
Tức
là Lều Mây Trắng,
Rồi
xây Quán Trung Tân.
Thỉnh
thoảng vua có việc
Lại
đón ông vào kinh.
Các
quyết định quan trọng
Đều
hỏi ý Trạng Trình.
Ông
mở lớp dạy học
Bên
bờ sông Tuyết Giang.
Nhiều
học trò vinh hiển,
Thành
một danh sách vàng.
Vào
cuối năm Ất Dậu,
Tức
Một Năm Tám Năm,
Ông
qua đời lặng lẽ
Ở
tuổi đời chín lăm.
Đích
thân Mạc Đôn Nhượng
Cùng
các quan đại thần
Về
quê ông cúng viếng
Để
bày tỏ tình thân.
Vừa
là nhà chính trị,
Nhà
tiên tri đại tài,
Ông
là nhà thơ lớn,
Sáng
tác khoảng nghìn bài.
Cả
chữ Nôm, chữ Hán,
Thơ
ông thật trữ tình,
Về
thiên nhiên, sông nước,
Về
thế thái, nhân tình.
Về
số, ông là nhất
Trong
năm trăm năm thơ.
Về
chất, cũng loại nhất,
Đọc,
không thể hững hờ.
Tuy
nhiên, phải thừa nhận
Ông
nổi tiếng ở đời
Nhờ
những bài sấm ký
Về
sự việc, về người.
Thật
lạ, nhiều tiên đoán
Lại
rất đúng sau này,
Như
việc quân Pháp phá
“Tan
tành Cổ Am Mây.”
Hay
việc ông đoán đúng
Thế
chiến lần thứ hai.
“Diễn
ra năm Thân - Dậu”,
Tàn
khốc và kéo dài.
Năm
Một Năm Sáu Tám,
Nghe
lời khuyên của ông
Mà
Nguyễn Hoàng yên chí
Vào
lập nghiệp Đằng Trong.
Ở
Thăng Long, Trịnh Kiểm
Muốn
bỏ Lê, lên ngôi,
“Thờ
Phật thì ăn oản”,
Ông
nói thế, đành thôi.
Trước
khi mất, nhà Mạc
Đến
hỏi kế dài lâu.
Đáp:
“Đất Cao Bằng nhỏ,
Nhưng
lợi thế về sau”.
Nhờ
thế mà nhà Mạc
Đã
chọn vùng đất này
Lập
căn cứ, lánh nạn,
Tồn
tại thêm nhiều ngày.
TRUYỀN
THUYẾT VỀ TRẠNG TRÌNH
Có
không ít truyền thuyết
Về
Trạng Trình xưa nay.
Nhân
tiện ông sẽ kể
Thêm
vài chuyện thế này.
Hồi
học ở Thanh Hóa
Với
Bảng nhãn họ Lương,
Ông
được thầy rất quí
Vì
thông minh khác thường.
Đến
mức trước khi chết
Thầy
truyền lại cho ông
Cuốn
“Thái Ất” quí giá
Mà
thầy đã thuộc lòng.
Cuốn
sách rất khó hiểu
Do
đạo sĩ Triệu Nga
Rất
nổi tiếng Đời Tống
Đúc
kết rồi soạn ra.
Thầy
có người cùng họ
Làm
quan, sống bên Tàu,
Tên
là Lương Nhữ Hốt,
Chỗ
thân tình từ lâu.
Một
lần thầy đi sứ,
Sang
gặp lại người này.
Ông
cho thầy cuốn sách,
Lưu
giữ đến hôm nay.
Thực
ra cuốn sách ấy,
Dẫu
uyên bác, thông minh,
Bỉnh
Khiêm chưa hiểu lắm,
Nhưng
luôn giữ bên mình.
Lại
nói, rời Thanh Hóa,
Đời
loạn, chưa muốn thi,
Ông
theo một hảo hán
Tên
là Lý Hưng Chi.
Có
lần, khi phiêu bạt,
Cùng
vị hảo hán này
Ông
vượt qua biên giới,
Sống
tạm giữa rừng cây.
Một
sáng nọ, tỉnh dậy,
Ông
thấy một ông già
Dáng
dị thường, quắc thước,
Cứ
lởn vởn quanh nhà.
Ông
già ấy, thật lạ,
Cứ
nhìn ông chằm chằm,
Chiếc
gậy trúc đang cầm,
Nguyễn
Bỉnh Khiêm ra hỏi.
Ông
đáp: Đi ngang qua
Thấy
có luồng khí lạ
Bốc
lên từ mái nhà.
Và
rằng ông vất vả
Tìm
kiếm khắp đó đây
Một
cuốn sách rất quí,
Tìm
đã hai năm nay.
Khi
ông già được hỏi
Cuốn
sách đó là gì,
Ông
đáp: Đó là cuốn
“Thái
Ất Kinh tiên tri”.
Rằng
thầy tôi ngày trước
Đem
tặng nó một người
Là
sứ thần Đại Việt,
Rồi
người ấy qua đời
Trao
nó cho môn đệ.
Giờ
tôi tìm người này.
Vì
thấy có khí lạ,
Nên
tôi đã đến đây.
Người
ấy có cuốn sách,
Nhưng
cũng chẳng làm gì
Khi
không có lời giải
Để
hiểu lời tiên tri.
Tôi
thì có lời giải,
Thầy
trao khi qua đời.
Khi
tìm được cuốn sách,
Sẽ
có ích hai người.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm nghe thế,
Liền
lẳng lặng vào nhà,
Lấy
cuốn sách “Thái Ất”,
Hai
tay đưa ông già.
Ông
già nhìn thấy nó,
Sụp
xuống lạy rất lâu.
Rồi
ông chăm chú đọc,
Đọc
và giảng từng câu.
Hai
người đọc, bàn luận
Bảy
ngày bảy đêm dài.
Đọc
và hiểu mọi chuyện
Quá
khứ và tương lai.
Rồi
cả hai vội vã,
Chia
tay, người một nơi
Sợ
hãi vì phạm thượng
Do
hiểu được ý trời.
Ông
già lên phương Bắc.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm một mình
Về
nước, thi, đỗ trạng,
Rồi
sau thành Trạng Trình.
*
Có
một anh trò giỏi
Đến
thăm thầy Trạng Trình.
Hôm
ấy ba mươi Tết,
Ông
đang ở làng mình.
Hai
người đang bàn luận
Về
tướng số, tử vi,
Về
nhân tình thế thái,
Về
sấm ký, tiên tri.
Bỗng
ngoài cổng ai đó
Bảo
có việc muốn nhờ.
Ông
sai anh đầy tớ
Bảo
người ấy hẵng chờ.
Rồi
thầy trò nhà Trạng
Cùng
bấm quẻ tử vi
Để
đoán biết người ấy
Sang
đây để làm gì.
Cả
hai người bốc quẻ,
Trúng
“thiết đoản, mộc trường”.
Tức
“gỗ dài, sắt ngắn.”
Một
quẻ rất bình thường.
“Theo
con, người ấy đến
Để
hỏi mượn chiếc mai.
Chiếc
mai lưỡi sắt ngắn,
Mà
cán gỗ lại dài.”
Quan
Trạng nghe, liền đáp:
“Theo
ý thầy, ông này
Đến
để mượn chiếc búa.
Mời
ông ta vào đây.”
Và
rồi ông hàng xóm
Bước
vào, chào hai người,
Hỏi
mượn tạm chiếc búa,
Lúc
ra về, mỉm cười.
Thấy
học trò ngơ ngác,
Thầy
Trạng nói ôn tồn:
“Con
bấm quẻ rất khá,
Ta
có lời khen con.
Nhưng
đúng quẻ chưa đủ,
Còn
phải đoán, phải suy.
Hôm
nay ba mươi Tết,
Hỏi
mượn mai làm gì?
Phải
chăng là mượn búa?
Cũng
“thiết đoản, mộc trường”
Để
bổ củi, nấu bánh,
Đơn
giản và bình thường.
*
Lúc
nãy ông vừa nhắc,
Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Trạng Trình,
Có
một người em nữa,
Cũng
Trạng, rất thông minh.
Tuy
chưa hề đỗ Trạng,
Nhưng
dân gọi trạng Bùng,
Ông,
một người uyên bác,
Có
khí phách anh hùng.
Chắc
các cháu còn nhớ,
Đó
là Phùng Khắc Khoan,
Người
có nhiều giai thoại
Lưu
truyền trong dân gian.
Các
cháu kiên nhẫn nhé.
Ông
kể nốt hôm nay,
Chỉ
sơ qua vài nét
Về
ông Trạng Bùng này.
PHÙNG
KHẮC KHOAN
Phùng
Khắc Khoan nổi tiếng
Là
một người tài, hiền.
Ông
mới đậu Hoàng giáp,
Chưa
hề đậu Trạng nguyên,
Nhưng
được gọi là Trạng,
Chính
xác là Trạng Bùng,
Vì
quê ở Thạch Thất,
Và
sinh ở làng Bùng.
Nghe
người ta nói lại,
Phùng
Khắc Khoan là em,
Tuy
khác cha, cùng mẹ,
Với
Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Được
cha dạy từ nhỏ,
Rồi
lại theo học anh,
Ông
tấn tới nhanh chóng
Trên
con đường học hành.
Nhưng
dười triều nhà Mạc,
Ông
không chịu đi thi.
Trung
với triều Lê cũ,
Chỉ
ở nhà ngủ khì.
Năm
Một Năm Năm Bảy,
Ông
đỗ đầu thi Hương,
Lúc
đã hăm chín tuổi,
Rồi
theo đường quan trường.
Trịnh
Kiểm biết ông giỏi,
Cho
làm ở Ngự dinh,
Trông
coi bốn quân vệ,
Tham
dự việc cơ binh.
Vua
cho mở thi Hội,
Năm
Một Năm Tám Không.
Ông
thi đỗ Hoàng giáp,
Làm
Thị lang bộ Công.
Năm
Một Năm Chín Bảy,
Sáu
mươi chín tuổi đời,
Ông
được cử đi sứ,
Tài
đối đáp hơn người.
Chỉ
hai năm sau đó,
Ông
được thăng Thượng thư,
Bộ
Công rồi bộ Lại,
Rồi
về quê nhàn cư.
*
Trong
thời gian đi sứ,
Phùng
Khắc Khoan nhập tâm
Học
cách trồng ngô bắp,
Cách
dệt the, nuôi tằm.
Về
nước, ông truyền lại
Cho
dân chúng trong làng.
Một
số nơi, vì thế,
Tôn
ông làm Thành hoàng.
Một
số giống lúa tốt
Ông
cũng lén mang về
Để
giúp dân Thạch Thất
Trồng
chúng ở đồng quê.
Sau
khi thành trí sĩ,
Ông
ra đồng hàng ngày
Giúp
dân đào kênh, rạch
Vùng
xung quanh núi Thầy.
Nhờ
thế mà có nước
Tưới
cho các cánh đồng
Ở
Phùng Xá, Hoàng Xá,
Giúp
phát triển nghề nông.
*
Phùng
Khắc Khoan, ta biết,
Còn
là một nhà thơ,
Cả
chữ Nôm, chữ Hán,
Còn
lưu đến bây giờ.
Ông
cũng là tác giả
“Sấm
Thượng thư họ Phùng”,
Người
đời chắc vì thế
Gọi
ông là Trạng Bùng.
Thơ
ông rất tao nhã,
Phong
cách không giống ai.
Ông
viết nhiều, chỉ tiếc,
Lưu
được ba trăm bài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét