Thần
y Hoa Đà nói: “Bách bệnh giai sinh vu khí”. Trăm thứ bệnh đều do khí sinh ra.
Khí quyết định sự sống con người. Nhịn ăn bảy ngày chưa chết, nhưng nhịn thở
vài phút là chết. Sự sống và cái chết chỉ cách nhau một hơi thở. Thở hắt ra mà
không hít vào nữa là chết. Vì thế, để sống lâu, sống khỏe, chúng ta phải chăm
lo đến việc dưỡng khí. Thuật dưỡng khí chủ yếu là dưỡng sinh. Nhưng muốn dưỡng
sinh hiệu quả, chúng ta phải thuận theo trời đất, nghĩa là thuật dưỡng sinh
phải theo mùa. Trời có bốnphương, đất có bốn mùa.
Ba tháng mùa xuân gọi là phát trần, chính
là lúc trời đất bỏ cái cũ, tạo ra cái mới, đây là mùa tạo ra sinh mệnh. Thiên
nhiên đất trời tràn đầy sinh khí, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lúc này mọi người
khi đêm vừa xuống nên ngủ ngay, sáng thức dậy sớm hơn một chút, không đội mũ,
mặc áo rộng cho cơ thể dễ chịu, bước đi khoan thai trong sân khiến cho tinh
thần thư thái, ngực mở rộng hít thở để giữ được sức sống của vạn vật. Không nên
lạm dụng hành động sát phạt, hãy cứu tế nhiều hơn, ít thu về cho mình hơn. Hãy
cổ vũ khen thưởng nhiều hơn mà ít trừng phạt hơn, đây là những hành động thích
ứng với mùa xuân, là phương pháp dưỡng khí sinh sôi và phát triển. Nếu đi ngược
lại với khí của mùa xuân sẽ làm tổn thương gan, cũng làm cho điều kiện cung cấp
khí cho mùa hạ bị thiếu, đến mùa hạ dễ phát sinh chứng bệnh thương hàn.
Ba tháng mùa hạ gọi là phồn tú, tức là
um tùm, tươi tốt, là lúc vạn vật trong giới tự nhiên đẹp nhất. Lúc này thiên
khí hạ xuống, địa khí bay lên, khí trời đất giao nhau, cây cỏ ra hoa kết quả,
thực vật vươn lên mạnh mẽ. Mọi người nên ngủ muộn hơn và dậy sớm hơn, đừng ghét
ngày dài. Tính khí nên vui vẻ, tránh cáu giận để giúp cho sự minh mẫn của tinh
thần thích ứng với mùa hạ tươi đẹp, làm cho cơ khí thông suốt, tinh thần hướng
ngoại, có hứng thú sâu sắc với cảnh vật bên ngoài. Nếu đi ngược với khí của mùa
hạ sẽ làm tổn thương đến tim, làm cho điều kiện cung cấp khí cho mùa thu không
đủ, dễ sinh bệnh sốt rét.
Mùa thu và mùa đông ứng với người cao tuổi.
Ba tháng mùa thu gọi là dung bình, tức là
dung hòa và bình ổn. Lúc này trời cao mà gió mạnh, địa khí bị quét sạch. Con
người nên ngủ sớm, dậy sớm để giữ cho sự yên ổn của thần chí, giảm nhẹ ảnh
hưởng của khí lạnh lẽo và tàn tạ của mùa thu.
Hãy
thu thần khí lại để thích ứng với đặc trưng dung hòa và bình ổn của một mùa
thu. Không phơi da thịt ra trước gió nhiều quá. Nếu đi ngược với khí mùa thu sẽ
làm tổn thương đến phổi, khiến cho điều kiện cung cấp khí cho mùa đông không
đủ, dễ phát sinh các chứng bệnh đường tiêu hóa.
Ba tháng mùa đông gọi là bế tảng. Đây là
sự ẩn giấu của sự sống. Vạn vật vào thời kỳ ngủ đông. Chúng ta hãy đợi đến lúc
mặt trời chiếu sáng mới thức dậy, giữ ấm để không ảnh hưởng tới dương khí. Da
thịt cần được che đậy, nhằm bảo dưỡng cơ năng ẩn giấu trong cơ thể. Nếu đi
ngược với khí bế tàng của mùa đông sẽ làm tổn hại đến thận và dễ phát sinh các
bệnh về khớp.
Sau
phần thuyết giảng về dưỡng sinh theo mùa, thầy cho các phạm nhân tập môn thiền
dưỡng sinh. Đây là kỹ thuật hít thở để thu năng lượng của vũ trụ và dùng năng
lượng này nuôi dưỡng cơ thể.
“Tuổi
già là mùa đông của cuộc đời. Nhưng mùa đông không phải là sự kết thúc. Nếu
không có cảnh đông tàn. Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân. Nếu biết dưỡng
sinh từng mùa, từng ngày thì chúng ta hoàn toàn có thể sống vui, sống khỏe
trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời”,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét