Mike George hiện sống tại London
và quản lý biên tập cho tạp chí Heart & Soul. Trước khi làm nghề viết sách
và diễn thuyết, Mike George còn là doanh nhân thành đạt. Trong 20 năm qua, ông đi
nhiều nơi để dạy về nghệ thuật thiền và giúp đỡ nhiều người trong lĩnh vực phát
triển tinh thần. Những tựa sách của ông được dịch sang tiếng Việt gồm: Tư duy
tích cực, Từ giận dữ đến bình an, 7 AHA - Khơi sáng Tinh thần và giải tỏa
stress. Ông đến Việt Nam từ ngày 23 đến 25/6/2009 để tham gia nhiều hoạt động
diễn thuyết, chủ đề về suy nghĩ tích cực và rèn luyện kỹ năng sống.
Cuốn “Từ giận dữ đến bình an” (Don’t get mad get wise) bản tiếng Việt được NXB
tổng hợp TP Hồ Chí Minh phát hành qua bản dịch của Thanh Tùng, Hiếu Dân và Thế
Lâm.
-
Giận dữ không những có thể nguy hại đến sức khỏe mà còn có thể làm tổn hại đến
tinh thần- giết chết khả năng sáng tạo của một người. Trong khi đó sáng tạo lại
là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống, là mục đích mà con người nuốn hướng
tới.
- Tức giận là kẻ thù nguy hiểm đối với cuộc sống bình an, mãn nguyện. Nó có thể
huỷ hoại hoàn toàn khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và thành công trong
công việc của bạn, cũng như của những người xung quanh.
- Sự tha thứ bắt đầu từ chính bản thân bạn chứ không phải bắt đầu từ một người
nào khác.
- Có những người luôn tỏ ra điềm tĩnh với những sự kiện lớn đang gây xôn xao dư
luận ở một nơi nào đó nhưng lại không thể nhẫn nhịn được trước những vấn đề cỏn
con tương tự phát sinh trong các mối quan hệ gần gũi hay ngay trong gia đình.
- Chúng ta không thể sống hạnh phúc và khoẻ mạnh nếu cứ mãi mang theo nỗi cay đắng,
uất hận và tức giận.
- Mỗi lần chúng ta tức giận, dường như chúng ta đã tập nhiễm cho bản than một
“phản xạ có điều kiện” tồi tệ khi rơi vào những tình huống căng thẳng. Điều đó
tạo thành một thói quen thất thường trong các mối quan hệ với bạn bè hay đồng
nghiệp và vô tình kích hoạt các tác nhân gây bệnh.
- Khi tâm trạng khủng hoảng kéo theo sự căng thẳng do giận dữ thì cơ thể sản
sinh ra và giải phóng các kích tố (hormone) adrenalin và cortisol. Những kích tố
này khiến tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập và tâm trí xáo trộn, đồng thời lượng
đường có trong cơ thể cũng được tiết ra nhiều hơn để làm căng các cơ và máu lưu
thông mang theo nhiều hơn các yếu tố làm đông máu. Thời gian giận dữ càng lâu
thì các tác nhân kích thích càng hoạt động mạnh. Cortisol làm suy yếu hệ miễn dịch,
ảnh hưởng đến nhiều căn bệnh và chứng rối loạn nghiêm trọng.
- Mỗi phản ứng cá nhân là kết quả của một sự lựa chọn có ý thức. Đơn giản là
khi đó bạn đã quên rằng mình có quyền lựa chon cách phản ứng với tình thế giận
dữ hoặc bình tĩnh.
- Tức giận không phải là một điều gì đó xấu xa hay sai trái mà thực chất nó chỉ
đơn thuần xuất phát từ những niềm tin sai lầm được nảy sinh thông qua những lối
cư xử đã học được và đã trở thành thói quen.
- Nếu sự giận dữ được hình thành từ những thói quen thì chúng ta cũng có thể tập
luyện để không rơi vào trạng thái tức giận, nghĩa là chúng ta không kìm nén cảm
xúc của mình, nhưng cũng không biểu lộ nó ra ngoài.
- Nhận thức đưa đến cách nhìn, cách nhìn mở ra hiểu biết, và sự hiểu biết mở đường
cho những lựa chọn, để cuối cùng chính sự lựa chọn sẽ mang đến cho ta cơ hội để
thay đổi.
- Tức tối, bực bội đều không phải là những cảm xúc dễ chịu, mà chỉ khiến chúng
ta thêm ngột ngạt, khổ sở.
- Dù ở đâu, vào lúc nào, chúng ta cũng là người tạo nên ý nghĩ và cảm xúc cho
chính mình. Chúng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những suy nghĩ và cảm nhận
của chính mình.
- Niềm tin và sự hiểu biết sẽ cho ta khả năng lựa chọn. Sự chuyển hoá bản thân
diễn ra khi chúng ta nhận thức rõ hơn về những niềm tin đang tồn tại và chi phối
suy nghĩ cũng như cách hành xử của mình.
- Tức giận rất nguy hại đối với trí óc con người, vì mỗi khi tức giận chúng ta
như rơi vào trạng thái mất trí tạm thời.
- Giận dữ rút cạn đi năng lượng của chúng ta và theo thời gian chúng ta sẽ bị
“cháy sạch”.
- Tức giận là một dấu hiệu nói lên rằng chúng ta đang đi ngược lại với bản chất
thật của mình, đó là bình an và yêu thương.
- Hãy tự nhủ mình giữ bình tĩnh mỗi khi chứng kiến đièu gì có thể gây cảm giác
phẫn nộ trong bạn.
- Giận dữ làm giảm động lực làm việc của chính chúng ta và ảnh hưởng đến động lực
của người khác. Chúng ta cần thoát khỏi cơn giận dữ để cùng tạo dựng mối quan hệ
hoà bình và hữu nghị.
- Bạn không nên kìm hãm, ngăn chặn cảm xúc của mình, nhưng cũng đừng bộc lộ ra
qua lời nói và hành động.
- Khi tức giận chúng ta phạm phải ít nhất ba điều tồi tệ. Một là, chúng ta đã mất
khả năng kiểm soát bản thân, vì đã để cho cảm xúc chi phối lấy mình. Hai là,
chúng ta hoàn toàn mất lý trí khi để cho cảm xúc giết chết khả năng suy nghĩ hợp
lý, tích cực. Ba là, chúng ta đang cố gắng để làm cái điều mà nắm chắc sẽ thất
bại, nghĩa là thay đổi diều không thể thay đổi- đó là quá khứ và người khác.
- Chúng ta biết rằng khi một cá nhân tự giác thoát mình khỏi cơn giận dữ và làm
tan biến mọi suy nghĩ trả thù, người ấy sẽ nhận được sự tôn trọng và lòng cảm
phục từ mọi người.
- Thất bại nghĩa là mất mát, mất mát khiến ta buồn, buồn là điềm báo trước cho
cơn tức giận sắp bùng phát. Không có điều gì là thất bại cả, chỉ là do kết quả
có khác so với điều tôi đã kỳ vọng.
- Chúng ta không thể hiểu bản thân và người khác mỗi khi ta tức giận. Mâu thuẫn
giữa con người với nhau là sự biểu hiện của sự thiếu vắng tình thương trong mối
quan hệ.
- Chấp nhận không có nghĩa là đồng ý hay bỏ qua, mà nghĩa là ta nhận ra điều
mình cần làm, từ đó không đánh mất sự điềm tĩnh của mình và có thể nhìn về tương
lai tốt đẹp phía trước.
- Sự cân bằng trong cuộc sống mang tính tự nhiên, và sự tồn tại của nó là bất
di bất dịch. Do đó chúng ta không cần phải cố gắng tìm kiếm để đạt đến sự cân bằng
mà điều quan trọng là chúng ta hãy nhận ra và sống với bản chất thật của mình-
một bản chất tốt đẹp.
- Chúng ta phải biết tự chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ, lời nói và hành động
của mình. Đó chính là trách nhiệm đối với bản thân, sau đó mở rộng ra là trách
nhiệm đối với xã hội.
- Tức giận là sự rối loạn trạng thái bình an nội tâm do bạn tạo nên. Sự cáu gắt
là dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn đang có rối loạn trong ý thức.
- Mọi cảm xúc sẽ tự động tan biến đi nếu ta chỉ giữ thái độ quan sát mà không
hoà mình vào trạng thái cảm xúc ấy.
- Sự thật là không ai làm tổn thương tinh thần hay cảm xúc của bạn, mà tất cả
là do suy nghĩ của bạn tự gây ra mà thôi.
- Biết “rút lui” đúng lúc để tránh những cuộc tranh cãi không có kết quả hơn là
sau đó chịu sự giày vò trong trái tim.
- Sự thư thái trong tâm hồn sẽ mang đến những cảm xúc lành mạnh.
- Cách hữu hiệu và đơn giản nhất để cắt khỏi những cơ tức giận là chúng ta đừng
lãng phí thời gian với những con người lúc nào cũng phàn nàn, than vãn.
- Tha thứ cho bản thân và cho người khác có thể mang lại bình an nội tâm. Không
ai có thể gây tổn thương cho ta một khi ta đã hoàn toàn tìm đến với chốn bình
an trong lòng mình.
- Bình an như món quà để trao tặng, lan truyền và chia sẻ. Khi ta chủ động trao
bình an cho người khác thì đó là lúc ta cảm nhận được sức mạnh vô cùng to lớn,
kỳ diệu của nó.
- Bình an chính là sức mạnh. Sức mạnh ấy cho phép chúng ta xua tan đi các ảo tưởng
và thay đổi những thói quan cũ.
- Khi chúng ta học cách liên tục sống trong trạng thái bình an trong mọi hoàn cảnh,
chúng ta sẽ sáng tạo nên cuộc đời hạnh phúc và mãn nguyện.
- Hãy dành một không gian nào đó để thực hành thiền định. Sau một thời gia thiền
định, cảm giác yên bình sẽ xuất hiện. Bình an đến từ trạng thái tập trung này mạnh
mẽ như một thanh nam châm thu hút tất cả mọi năng lượng xung quanh về phía nó.
- Kiên nhẫn sẽ đưa con người đến với thế giới thiền- đến với sự tĩnh tại trong
tâm hồn. Nói cách khác thiền rèn luyện tính kiên nhẫn cho con người.
- Giữ điềm tĩnh, quan sát và lắng nghe từ mọi người một cách cởi mở mà không
phán xét, chê bai, bình phẩm hay so sánh bản thân với bất kỳ ai.
- Hãy bình tĩnh trước mọi lời chỉ trích, bình phẩm ác ý của người khác và để
cho nó trôi đi một cách nhẹ nhàng trong tâm trí mình.
- Đừng để sự nóng giận, bực tức phá vỡ trạng thái bình an đang hiện hữu trong bạn.
Hãy đáp lại bằng một nụ cười thân thiện, mọi người sẽ phải có cái nhìn khác về
bạn.
- Chỉ cần ngồi ở một nơi yên tĩnh từ 3 đến 5 phút và giữ tâm trí thật bình lặng,
cho qua đi mọi ý nghĩ, hình ảnh xuất hiện trong đầu. Khoảng thời gian thiền định
ngắn ngủi này có thể giúp tâm trí bạn được thư giãn trước khi tiếp tục công việc.
Sau đó trong vòng 1 phút đừng vội tiếp tục công việc ngay, hãy gợi lại trải
nghiệm này để đưa bình an vào hành động.
- Hãy nhớ rằng mỗi chúng ta đang giữ vai trò là người nghệ sĩ sáng tạo nên đời
sống của chính mình.
- Tha thứ thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người, là bản chất của
mỗi chúng ta. Chỉ khi nỗi sợ hãi, cơn giận sữ và đau buồn biến mất khỏi trái
tim nội tâm thì tình yêu thương đích thực vốn bị chôn vùi sâu tận bên dưới mới
có thể trỗi dậy.
- Chúng ta không giúp được cho chính mình trước thì làm sao có thể nói đến chuyện
giúp đỡ mọi người.
- Thật là mù quáng và ngốc nghếch, nếu không nói là mất trí, khi con người cứ
tiêu tốn sức lực cả về thể chất lẫn tinh thần để tìm cách đối phó với người
khác. Chính chúng ta tự làm tổn thương mình, không phải do người khác.
- Nếu ta cố tìm cách trả thù và trừng phạt người khác, ngay cả khi điều đó chỉ
mới định hình trong ý nghĩ thôi, tức là ta đã tự làm đau chính mình.
- Trong cuộc đời những chuyện không theo ý muốn của chúng ta vẫn thường hay xảy
ra. Hãy vượt qua và tiếp tục hướng về phía trước. Việc giữ mãi chuyện đau buồn đã
qua chỉ làm cho cuộc sống ngột ngạt và hằn sâu thêm vết thương trong nội tâm.
- Nếu nhận ra và chấp nhận tính xác thực của quy luật Nhân quả, khi gặp bất cứ
bất trắc nào trong cuộc sống, bạn đều cho đó là kết quả phải nhận do những việc
làm trong quá khứ của chính mình gây ra, và bạn sẽ không còn đổ lỗi cho ai về
những gì bản thân đang gánh chịu.
- Khi ai đó ủng hộ bạn, thể hiện thiện ý với bạn, tức là bạn đang được tạo cảm
hứng làm điều tương tự đáp lại người đó và cho những người khác.
- Trao lời xin lỗi người khác khi mắc lỗi lầm là chúng ta đang tiến đến mối
quan hệ thân thiện và hữu nghị, nhưng lời xin lỗi sáng suốt nhất lại nằm ở câu
nói với bản thân. Nó thể hiện sự yêu thương với chính mình, quan tâm và sẵn
sàng tha thứ cho những sai phạm mình mắc phải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét