Hoàng đế Ung Chính
Nhà
Mãn Thanh là triều đại quân chủ cuối cùng của Trung Quốc, được thành lập vào
thế kỷ 17 trong sự ngỡ ngàng của người Hán. Từ vùng biên giới đông bắc lạnh
giá, các chiến binh Mãn Châu đã băng qua Vạn Lý Trường Thành để tràn vào Trung
Quốc thôn tính nhà Minh lúc đó đang suy tàn.
Trong
hơn 250 năm trị vì, bộ tộc ngoại bang này đã thuận theo văn hóa Trung Hoa để
cai trị hàng trăm triệu người dân nước này. Dưới sự cai trị của họ, lãnh thổ
Trung Hoa đã tăng gấp ba lần và đế chế này được các nhà tư tưởng lớn của Thời
kỳ Khai sáng ở phương Tây phải kính phục.
Dậy sớm và làm việc
Dân
tộc Mãn Châu chỉ chiếm thiểu số trong toàn bộ lượng dân số khổng lồ của Trung
Hoa nhưng trong một thời gian dài họ đã cai trị đất nước rộng lớn này một cách
rất hiệu quả và hài hòa. Tuy sống trong Tử Cấm Thành ở kinh đô Bắc Kinh của
Trung Quốc, các hoàng đế nhà Thanh vẫn rất cần mẫn siêng năng. Đặc biệt là ba
vị hoàng đế vĩ đại – Khang Hy, Ung Chính và Càn Long – những người đã nắm quyền
trị vì trong hơn 140 năm thịnh vượng, được tưởng nhớ đến vì nếp sống kỷ luật và
sự cống hiến to lớn của họ.
Vào
5 giờ sáng, hoàng đế đã thức dậy thay y phục. Trang phục của ngài được lựa chọn
phù hợp với các mùa, các tháng và các sự kiện khác nhau, và ngay cả ở các thời
điểm khác nhau trong ngày. Sau khi thay y phục, hoàng đế sẽ niệm Phật, sau đó
dành thời gian vào sáng sớm để cật lực tiếp thu các bài học lịch sử được tổ
tiên truyền lại. Thông qua việc học hỏi liên tục, hoàng đế mong muốn xử lý mọi
công việc triều chính được suôn sẻ.
Vào
7 giờ sáng, hoàng đế hoàn thành việc nghiên cứu sử sách và dùng bữa điểm tâm.
Theo phong tục của người Mãn Châu, các hoàng đế nhà Thanh dùng hai bữa ăn chính
mỗi ngày, một vào buổi sáng, bữa còn lại vào đầu giờ chiều. Phủ Nội vụ và Ban
Sự vụ Vương thất sẽ chăm sóc chế độ ăn uống của hoàng đế.
Tập trung hoạch định
chính sách.
Các
hoàng đế vĩ đại nhà Thanh tổ chức thiết triều sớm, nhanh chóng, và thường
xuyên. Chính trong thời gian này, các hoàng đế công bố chính sách và ban hành
chiếu chỉ.
Các
quan viên đại diện cho các cơ quan cố vấn khác nhau, còn phòng, vụ, bộ thì
trình tấu công văn hoặc tấu chương của triều đình lên hoàng đế, và ngài sẽ đọc
trong bữa điểm tâm. Hoàng đế sẽ chọn gặp riêng những vị quan viên dựa vào một
danh sách có sẵn do thái giám dâng lên, và sau đó ngài sẽ thiết triều trong
khoảng một tiếng rưỡi.
Những
buổi thiết triều chỉ bắt buộc vào một vài ngày của tháng âm lịch, nhưng các vị
hoàng đế siêng năng sẽ tổ chức các phiên thiết triều thường xuyên
hơn, thường bắt đầu từ 9:30 sáng. Hoàng đế Khang Hy (1654-1722) gặp các quan
cận thần hầu như hàng ngày.
Sau
buổi thiết triều, vị hoàng đế sẽ trở về Ngự thư phòng
để phê duyệt tấu chương. Hoàng đế mới được sử dụng một cây bút mực châu
sa – mà chỉ có ngài mới được dùng – để chú thích và ghi chú trên các
tấu chương triều đình. Vào những ngày bận rộn, một vị hoàng đế có thể phải ở
lại muộn vào ban đêm để rà soát chính sách điều hành của mình.
Trầm tư
Những
khi không ngập đầu trong công việc triều chính, hoàng đế có thể sẽ dành buổi chiều
để đọc hoặc thưởng thức một vài thú vui tao nhã như hội họa, thơ ca hay nhạc
kịch. Các vị hoàng đế thường đi ngủ sớm, vào 9 giờ tối, để họ có thể thức dậy
trước bình minh ngày hôm sau.
Giáo
dục và tôn giáo là hai phần không thể tách rời trong thế giới quan của các vị
hoàng đế sáng suốt nhà Thanh, khởi đầu từ vị hoàng đế đầu tiên, Thuận Trị –
người thành lập truyền thống hàng ngày thờ tự Phật. Không chỉ có một lần buổi
sáng, các hoàng đế sẽ sử dụng phần lớn thời gian buổi tối để niệm Phật hoặc
tham gia các nghi lễ pháp sư, được truyền thừa từ tổ tiên Mãn Châu. Tất cả các
nghi lễ lớn, chẳng hạn như cúng trời đất, các nghi lễ cầu mùa màng, đều được
các bậc đế vương tham dự và tự mình chủ trì.
Các
vị hoàng đế thành công nhất trong lịch sử triều Thanh cũng là những người có
đời sống tâm linh phong phú. Họ viết rất nhiều về triết lý và tu luyện Phật
giáo. Tất cả các hoàng đế đều nhận được nền giáo dục cổ điển từ những người
thầy Trung Hoa. Ngay cả nơi ở của họ cũng mang tên là Dưỡng Tâm Điện.
Các
hoàng đế nhà Thanh cũng là những nghệ sĩ tài hoa. Vua Càn Long (1736-1795) rất
nổi tiếng với kỹ năng thư pháp, còn vua Khang Hy, với tấm lòng sùng kính Nho
Giáo, đã dành thời gian nghiên cứu truyền thống âm nhạc cả phương Đông và
phương Tây. Hoàng đế Mãn Châu vẫn bảo lưu nghệ thuật và văn hóa Trung Hoa ngay
từ thuở đầu lập quốc, và rõ ràng điều này đã đóng góp cho thành công của họ
trong việc cai trị đất nước Trung Hoa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét