Sáng ngày
23-3, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, Giáo sư sử học
danh hiệu Lincoln
đã thuyết trình trước giảng viên, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội &
Nhân văn (ĐHQG-HCM) với chủ đề "Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài
học lịch sử". Cổng thông tin điện tử xin giới thiệu toàn văn nội dung bài
thuyết trình.
Giáo
sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard.
Ảnh: Việt Thành
Trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Harvard,
tôi là một học giả và giảng viên lịch sử trong suốt hơn ba mươi năm. Vì vậy,
tôi đặc biệt vui mừng được có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, một trung tâm nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam. Việc có mặt tại
đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai
đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng
tới tất cả chúng ta. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo cách nói của các
bạn –và “Chiến tranh Việt Nam ”
theo cách gọi của chúng tôi – đã mãi mãi định hình thế hệ chúng tôi, những
người trưởng thành trong thập niên 1960-1970. Dù rằng suốt những năm tháng đó,
tôi chưa từng vượt 8000 dặm để đặt chân đến nơi này, nhưng những địa danh như
Khe Sanh, Pleiku, Ấp Bắc, Điện Biên Phủ, Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Hà
Nội luôn không ngừng vang vọng trong tâm trí tôi trong suốt mấy thập kỷ qua. Tôi
đã hằng mong ít nhất một vài địa danh trong số này không chỉ dừng ở con chữ.
Các bạn có một khẩu hiệu nhắn gửi khách du lịch rằng “Việt Nam là một đất nước chứ không phải
một cuộc chiến tranh.” Giống như rất nhiều người Mỹ khác từng đến đây, tôi vẫn
hằng mong đến một ngày nào đó, Việt Nam trong tâm trí tôi không phải tên gọi
của một cuộc xung đột bất ngờ ập đến với thế hệ chúng tôi, mà là một quốc gia
và xã hội với tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sự sống động và triển vọng
của nó.
Và không hiểu sao, dường như đối với tôi, tìm hiểu đất nước của các bạn trở thành điều cần thiết để hiểu chính đất nước của tôi. Thanh niên trai tráng trong thế hệ chúng tôi đã phải đối diện với giấy gọi nghĩa vụ quân sự, khiến nhiều người phải đấu tranh nội tâm xem họ có nên tuân thủ pháp luật, phụng sự cuộc chiến mà họ cho rằng vừa không khôn ngoan vừa bất chính. Đối với lớp phụ nữ trẻ như tôi thời bấy giờ, tình thế tiến thoái lưỡng nan đỡ mang tính trực diện cá nhân hơn, nhưng nó thôi thúc chúng tôi đặt câu hỏi nghi ngờ về quốc gia của mình, về nền dân chủ và về tính nhân văn của chúng tôi. Michael Herr, một nhà báo Mỹ chuyên viết về cuộc chiến này đã từng viết rằng Việt
Ở Harvard, hằng năm cứ đến tháng 5 là hàng trăm cựu sinh viên sẽ về lại trường để kỷ niệm 50 năm ngày ra trường của họ. Đây là một nghi lễ quan trọng, và vào mùa xuân này, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra trong khuôn khổ các buổi lễ. Các thành viên của khóa 1967 – cả nam và nữ – sẽ dành một phần thời gian để cùng nhau tưởng nhớ lại cách thức Cuộc chiến đã định hình những tháng năm đại học của họ, và thảo luận xem “Chiến tranh Việt Nam” đã ảnh hưởng đến họ hơn nửa thế kỷ ra sao. Một thành viên khóa này từng là lính thủy đánh bộ đã viết “rất nhiều người thế hệ tôi… đã phải có những lựa chọn về Việt
Cuộc chiến ở ngoài nước Mỹ, 3 triệu tấn bom và 11 triệu gallon thuốc diệt cỏ đã không rơi trên đất nước chúng tôi; 58.220 lính Mỹ hy sinh, so với con số ước tính khoảng hơn 3 triệu quân và dân Việt Nam thiệt mạng trong“Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai”. Nhưng cả hai xã hội của chúng ta đều sống với những bóng ma, với ký ức và với những di sản. Với hậu quả chiến tranh.
Tôi không phải là thành viên của khóa sinh viên Harvard sẽ hội ngộ vào mùa xuân này, nhưng tôi cùng trang lứa với họ, và cũng như họ, tôi đã bị định hình bởi chiến tranh Việt Nam theo những cách mà đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu. Nhưng một ảnh hưởng mà tôi có thể xác định rõ ràng là về công việc của tôi với tư cách một sử gia. Việc trưởng thành trong thập niên 1960 đã tạo ra trong tôi sự cuốn hút dai dẳng với chiến tranh, với cách mà những đòi hỏi khủng khiếp của nó có thể nhào nặn các cá nhân và xã hội, với sự khúc xạ không tránh khỏi của quan điểm và lý tưởng chiến tranh, với những áp lực tột cùng của nó. Chiến tranh có thể ví như “lửa thử vàng” thuần chất, đối với mỗi cá nhân cũng như cho toàn xã hội.
Trong lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ, cuộc Nội chiến
kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865 giữ vị trí cốt lõi trong căn tính quốc gia. Sự
tàn bạo và ý nghĩa sống còn của cuộc Nội chiến khiến nó, cho đến tận ngày hôm
nay, vẫn choán một mảng lớn trong tâm thức dân tộc, và nó cũng là trọng tâm
nghiên cứu và viết sử của tôi.
Rất nhiều tranh luận quan trọng về cuộc chiến –
về công lý, bình đẳng, dân quyền, dân chủ và trung tâm quyền lực quốc gia –
tiếp tục định hình các chính sách của nước Mỹ cả một thế kỷ rưỡi sau khi chiến
tranh kết thúc. Và chúng tôi vẫn tiếp tục tự vấn một cách nhọc nhằn về ý nghĩa
của cuộc chiến đối với tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại cho đến tận
bây giờ. Người Mỹ vẫn vật lộn với việc sử dụng lá cờ liên minh miền Nam
(Confederate flag), biểu tượng của phần lãnh thổ sẽ là quốc gia da trắng phương
Nam, đấu tranh để giữ chế độ nô lệ da đen, một biểu tượng ngày nay được đa số
người Mỹ nhìn nhận như là một sự sỉ nhục và rào cản của bình đẳng sắc
tộc.
Giáo
sư Drew Gilpin Faust thuyết trình trước giảng viên, sinh viên Trường ĐH
KHXH&NV. Ảnh: Việt Thành
Thông thường, bên thắng cuộc viết nên lịch sử
cuộc chiến. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, Liên bang miền Bắc - người chiến thắng -
đã chọn “phiên bản chiến tranh” như là sự mất mát chung của cả hai phía, sự đau
đớn mà cả người Mỹ da trắng phương Bắc và phương Nam cùng chia sẻ, qua đó cố
gắng hòa giải sự chia rẽ dân tộc. Cái giá cho sự hòa hợp này là nước Mỹ đã từ
bỏ cam kết của Liên bang miền Bắc về giải phóng nô lệ, về “một nền tự do mới”,
bỏ rơi 4 triệu nô lệ cũ cùng với con cháu của họ, đẩy họ vào cảnh bị kỳ thị và
phân biệt đối xử trong hơn một thế kỷ tiếp theo. Các nền tảng pháp lý của chế
độ nô lệ đã chấm dứt, nhưng tầm nhìn về tự do thực sự cho người Mỹ gốc Phi đã
bị gạt sang một bên để cho Bắc và Nam hòa giải trong một tâm trạng chung về mất
mát và tang tóc.
Quả thực, cuộc Nội chiến đòi hỏi sự hy sinh to lớn. Khoảng 750.000 người đã chết – nhiều hơn thương vong của tất cả các cuộc chiến tranh từ trước gộp lại cho tới Chiến tranh Việt
Người Mỹ đã không được chuẩn bị cho cuộc Nội chiến này. Cả hai bên đều nghĩ rằng, nếu có phải đổ máu đi chăng nữa thì cũng chỉ cần một trận đánh để kết thúc chiến tranh. Trừ một vài ngoại lệ, đây là cuộc chiến có tổ chức chứ không phải chiến tranh du kích hay chiến tranh bất thường. Nhưng quy mô của cuộc xung đột -- gần 3 triệu đàn ông tham gia -- vượt xa những gì quân đội từng chứng kiến, thách thức trí tưởng tượng cũng như năng lực hậu cần của cả hai phía.
Quy mô vượt quá kỳ vọng của cuộc chiến đem đến nhiều hệ lụy, nhưng một điều đặc biệt thu hút sự chú ý của tôi là ý nghĩa và tác động của những cái chết hàng loạt. Chết chóc, mối đe dọa đi cùng với nó, cận kề nó và hiện thực của nó trở thành những kinh nghiệm chiến tranh được chia sẻ rộng rãi nhất. Làm thế nào để quốc gia đương đầu với những tổn thất này? Tôi đã cố gắng đặt câu hỏi đó ở mọi cấp độ, từ hậu cần – họ đã làm gì với những xác chết – cho tới tâm lý, chính trị và tinh thần.
Cả quân đội miền Bắc lẫn miền Nam đều không có thông tin chi tiết về an táng liệt sỹ, không có các đơn vị chuyên ghi chép mộ chí, không có phù hiệu như thẻ bài quân nhân, và cũng không có thông báo chính thức cho thân nhân liệt sỹ. Việc chôn cất chỉ có tính tình thế. Sau mỗi trận đánh, bên thắng cuộc chiếm giữ trận địa phải chịu trách nhiệm giải quyết các thi thể để lại trên chiến trường. Điều này thường dẫn đến những hầm chôn tập thể vô danh, đặc biệt đối với thi thể của phía bên kia. Hiếm khi có quan tài, ngoại trừ cho các sĩ quan.
Cả quân nhân và dân thường đều bị sốc bởi cách
thức đối xử vô nhân đạo với người chết. Người Mỹ thế kỷ 19 chia sẻ một cách sâu
sắc quan điểm về cái gì tạo thành một “cái chết đẹp”, có thể quyết định số phận
của mỗi người ở cõi bên kia ra sao. Giờ đây, các hành xử trên chiến trường
dường như tung hê hầu hết mọi hy vọng và trông đợi đối xử đúng mực với người
chết. Một người lính quan sát rằng đàn ông được chôn cất như thể họ chỉ là con
“gà toi” không hơn không kém. Đối diện với hoàn cảnh mọi giả định cơ bản về
nhân phẩm và nhân dạng bị xói mòn, cả dân thường và binh lính về mặt hình thức
đều cố giữ một vài đức tin và tập quán của họ. Binh lính cố gắng xác định danh
tính đồng đội, đào và ḍánh dấu mồ mả từng người hoặc chôn những người không
quen biết với một số chỉ dấu – có thể là tên và giấy tờ để trong chai lọ – để
sau này có thể tìm lại được. Nhiều tổ chức thiện nguyện được hình thành để đảm
nhận công việc mà chính quyền không làm – lập bản đồ vị trí các ngôi mộ và ghi
lại tên của những người bị giết. Đồng đội tổ chức tang lễ tạm thời, tìm cách
giữ gìn vẻ tôn kính và ý nghĩa ngay cả trong điều kiện đầy bi thảm. [Hôm qua
tôi có vinh dự to lớn được thăm nghĩa trang quân đội tại Ấp Bắc. Được hình
thành một thế kỷ sau cuộc Nội chiến của chúng tôi, ở nơi cách xa nửa vòng trái
đất, nghĩa trang này cũng thể hiện cùng một nhu cầu nhân văn cấp bách vinh danh
người chết và sự hy sinh của họ].
Mặc dù có những nỗ lực như vậy, trong cuộc nội chiến Mỹ, hàng trăm ngàn người - hơn 40% người Yankee và một tỷ lệ lớn hơn rất nhiều những người lính Liên minh miền Nam – đã bỏ mạng mà không có tên tuổi gì, bị nhận dạng là “vô danh”. Với người Mỹ hiện đại, điều này dường như không thể tưởng tượng nổi. Đối với đất nước các bạn, điều này chẳng xa lạ gì bởi con số những người mất tích và không xác định được danh tính trong cuộc nội chiến của chúng tôi – ước chừng 300 ngàn người – có thể là khá gần với số mất tích của người Việt trong chiến tranh Đông Dương lần 2. Ngày nay, hàng năm Hoa kỳ chi hơn 100 triệu đô-la cho nỗ lực tìm kiếm và nhận dạng những người mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ II, Chiến tranh Hàn Quốc và Chiến tranh Việt Nam. Tôi tin rằng các bạn đều rất quen thuộc với hoạt động tích cực của MIA sau năm 1975. Nhưng sự thừa nhận rằng nước Mỹ có trách nhiệm phải giải trình và hồi hương – dù đã chết hay còn sống – mọi binh sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chỉ mới bắt đầu gần đây. Chỉ từ chiến tranh Hàn Quốc, Hoa Kỳ mới thiết lập chính sách nhận dạng và hồi hương mọi liệt sỹ. Phải đến Thế chiến thứ nhất binh sĩ mới bắt đầu đeo phù hiệu nhận dạng chính thức – cái mà ngày nay chúng ta gọi là thẻ bài quân nhân. Nhưng cuộc cách mạng cả về tâm thức và thực hành này thực tế đã bắt đầu từ Nội chiến. Hệ thống ghi sổ mồ mả trong quân đội bắt đầu xuất hiện vào cuối cuộc chiến, và khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu thiết lập hệ thống nghĩa trang quốc gia, một nghĩa vụ trọng đại của nhà nước để ghi nhận công lao của những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước.
Trong khoảng thời gian từ 1866 đến 1871, khi chiến sự hoàn toàn lắng xuống, quân sỹ Liên bang miền Bắc được cử đi khắp các miền quê bị chiến tranh giày xéo để tìm thi thể đồng đội. Cuối cùng, họ định vị và an táng được 303 ngàn người trong 74 nghĩa trang quốc gia mới và nhận dạng thành công hơn một nửa số họ tìm được. So với trước chiến tranh, khi quyền lực và chương trình hành động của chính quyền rất hạn chế, thì những nỗ lực vô cùng to lớn này là điều không thể tưởng tượng nổi. Dự án an táng liệt sỹ định nghĩa một kiểu quốc gia dân tộc khác trước, một chính quyền mới cống hiến cho phẩm giá của mỗi con người còn sống hay đã chết, một chính quyền của dân, do dân và vì dân, những người đã đứng lên để bảo vệ đất nước.
Nhưng ngay cả những sáng kiến liên bang chưa từng có tiền lệ này cũng không thể làm dịu cảm giác mất mát và tang tóc bao trùm đất nước. Hàng trăm ngàn người Mỹ bị bỏ lại với khoảng trống khủng khiếp của sự không chắc chắn về số phận vẫn chưa được sáng tỏ của những người thân yêu. Trong suốt quãng đời còn lại, thân nhân của họ vẫn luôn tự hỏi về số phận của người chồng, người cha, hay người con trai mất tích. Một người phụ nữ đau đớn kể lại “phải mất nhiều năm tôi mới từ bỏ hy vọng rằng một ngày nào đó ông ấy sẽ xuất hiện. Trong đầu tôi luôn nghĩ rằng ông ấy bị bắt làm tù binh và giải đi, nhưng ông ấy sẽ tìm đường trở về với tôi”. Thi thể không được nhận dạng khiến gia đình mất người thân đeo đẳng với sự không chắc chắn, đồng thời hy vọng vào điều kỳ diệu, tuy là ảo tưởng, để cuộc sống trở nên dễ chịu hơn.
Hậu quả của chiến tranh. Thách thức lâu dài làm thế nào sống với tàn dư của chiến tranh. Ambrose Bierce, một nhà văn từng phục vụ trong quân đội Liên bang miền Bắc, đã viết về việc thường xuyên bị ám ảnh bởi “ảo mộng về người chết và sự chết chóc”, và tự cảm thấy mình “bị kết án phải sống”, và lý giải những cái chết trong cuộc Nội chiến đã định nghĩa lại cuộc sống như thế nào. Năm 1875, Sydney Lanier, một nhà thơ Liên minh miền Nam, vừa là chiến sĩ vừa là tù nhân chiến tranh, đã nhận xét rằng đối với phần lớn “kể từ cuộc chiến, đối với thế hệ của ông ở miền Nam, toàn bộ cuộc đời gần như chỉ là sự ngắc-ngoải”. Một kiểu mặc cảm tội lỗi của người sống sót. Một phiên bản của tình trạng căng thẳng hậu sang chấn đè nặng không chỉ lên mỗi cá nhân mà toàn xã hội.
Hậu quả chiến tranh là tàn phá – con người bị thương và biến dạng; trẻ em trở thành mồ côi; tài sản và nguồn sinh kế bị phá hủy; kinh tế đảo lộn; dân chúng chia rẽ.Nhưng hậu quả không chỉ dừng lại ở cơ thể, mà còn nằm trong tâm hồn, thậm chí trong tâm hồn của những người sinh ra rất lâu sau khi tiếng súng đã tắt. Đó là vì sao cuộc nội chiến Mỹ và cái giá to lớn của nó tiếp tục ảnh hưởng đến các tranh luận của chúng tôi ngày nay. Đó là vì sao các thành viên Harvard niên khóa 1967, các ông bà nay đã ở độ tuổi 70, cảm thấy sự cấp thiết phải đối diện với những kinh nghiệm từ hơn năm thập kỷ trước, những ký ức của một thời khi “Việt Nam” đòi hỏi họ phải định nghĩa chính họ và quốc gia của họ. Đó là vì sao tôi hết sức vui mừng cuối cùng cũng đã được đặt chân đến đất nước các bạn, bởi tôi cũng cùng thế hệ với họ.
“Tại sao lựa chọn chiến tranh? Tại sao anh phải viết về cuộc chiến?” nhân vật Kiên trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh tự vấn. Ngay cả khi anh ta cố gắng hết sức để tìm một chủ đề khác, anh cũng “không thể thôi viết về chiến tranh”. Cũng như anh, chúng ta viết, chúng ta trò chuyện và chúng ta ghi nhớ bởi chúng ta đều cố gắng để hiểu chiến tranh đã nhào nhặn chúng ta ra sao. Việt
Trong nỗ lực này, lịch sử là điều không thể thiếu. Lịch sử giúp chúng ta đối diện với những vong hồn và ma quỷ mà bi kịch quá khứ để lại như một di sản cho hiện tại. Nó soi rọi những sự mù quáng và tàn bạo đã làm nên chiến tranh. Nó giúp chúng ta hình dung và đấu tranh cho hòa bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét