Cổ nhân nói rằng: “Miệng có thể nhả ra hoa hồng, cũng có thể nhả ra loài cây gai góc
xấu xí và để miệng nhả ra hoa hồng, con người có khi cần phải tu cả đời ”
Tu khẩu đức thực ra là tu tính khí của bản
thân. Khẩu đức có tốt, vận thế mới hanh thông, vận thế hanh thông mới không
phải đi đường vòng, thành tựu nhờ đó mà có được một cách dễ dàng thuận lợi.
Trong khi đó, một lời nói thiếu sự suy nghĩ,
tứ mã khó đuổi, gây tổn thương cho người, cho mình, vận thế ắt sẽ ngày càng
xấu. Những lời không hay tốt nhất đừng nên nói ra, đó chính là sự tu dưỡng mà
chúng ta cần phải có.
10 kiểu nói dưới đây, phàm là
người thông
minh, họ sẽ không bao giờ phạm phải. Đó cũng là cách mỗi người tự tu dưỡng
khẩu đức cho chính mình.
1. Đa ngôn (nhiều lời)
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ
miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ
có sai sót).
Trong cuốn "Mặc Tử" có
ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi
không?"
Mặc Tử trà lời: "Ếch
nhái kêu suốt ngày đêu, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng
kêu. Sáng sớm nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất
tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì
tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới
có tác dụng mà thôi."
Ví dụ mà Mặc Tử đưa ra đã nhắc
nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống thực không nên nói nhiều. Những người biết
nói chuyện, những người thông mình sẽ chỉ nói những lời thích hợp trong những
lúc phù hợp!
2. Khinh ngôn (nói năng khinh suất)
Lời nói một khi được nói ra,
tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính
chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất
luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.
Không nên dễ dãi hứa hẹn với
người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội
tín.
3.
Cuồng ngôn
Làm người, nên nhận thức và phân
biệt được khinh- trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những
lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.
Thứ mà con người có thể thể hiện
trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn
từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.
Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu
cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.
4. Trực
ngôn
Những lời nói quá thẳng thắn
trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách
nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt...
Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối
phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.
5. Tận ngôn
Nói năng cần phải hàm xúc và
phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta
sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài
"lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.
Ngay cả khi trách người cũng
không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối
thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.
6. Lậu ngôn (tiết lộ chuyện cơ mật)
"Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ
lậu bại" câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng
giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan
đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.
Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm
và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự
việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để
tránh những ảnh hưởng xấu.
7. Ác
ngôn
Không nên dùng những lời vô lễ,
ác ý để làm tổn thương người khác.
Cổ ngữ nói "đao sang dị
một, ác ngữ nan tiêu", ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai
một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng
thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.
Những tổn thương trong tâm lý do
cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.
8. Căng ngôn
Căng ở đây nghĩa là kiêu căng,
tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ
kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn
nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến
người khác ghét bỏ.
9. Sàm ngôn
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu
sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ
tiểu nhân.
Nhà triết học thời Đông Hán –
Vương Sung từng nói: "Sàm ngôn thương thiện", ý chỉ những lời nói xấu
sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.
Một người có khẩu đức tuyệt đối
không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng
đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.
10. Nộ ngôn
Nộ ngôn là những lời nói được
thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn
thương người khác rất nhiều.
Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn
át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó
chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.
Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một
tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì... hãy viết ra. Sau một
vài ngày, hãy xem lại "sản phẩm" lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ
cũ, vậy thì hãy làm theo.
Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách
nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét