8 tháng 8, 2017

Tìm hiểu các mốc thập niên trong đời người

Khổng-Tử đã kể lại các giai đoạn thành đạt của cuộc đời ngài như sau:
"Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học,
tam thập nhi lập,
tứ thập nhi bất hoặc,
ngũ thập nhi tri thiên-mệnh,
lục thập nhi nhĩ thuận,
thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ"


(Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự lập, bốn mươi tuổi mới thấu hiểu hết sự lý trong thiên hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán ngay được mọi sự lý và nhân vật mà không thấy có điều gì chướng ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý).





1- Ngô Thập Hữu Ngũ Nhi Chí Vu Học

"Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học" có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự mình chuyên tâm vào việc học.




2- Tam Thập Nhi Lập (三十而立)

"Tam thập nhi lập" có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự lập mới có thể chắc chắn và vững vàng.



3- Tứ Thập Nhi Bất Hoặc (四十而不惑)


"Tứ thập nhi bất hoặc" có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự lý trong thiên hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu và biết được cái gì nên làm hay không.



4- Ngũ Thập Nhi Tri Thiên Mệnh (五十而知天命)

"Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh" có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông suốt chân  lý của tạo hoá, tức là hiểu được mệnh của trời.



5- Lục Thập Nhi Nhĩ-Thuận (六十而耳順)

"Lục thập nhi nhĩ thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn hảo về mặt tri hành, kiến văn, và kinh nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận xét và phán đoán được ngay tức khắc và chính xác về các sự kiện và nhân vật trong thiên hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ.



6- Thất Thập Nhi Tùng Tâm Sở Dục Bất Du Củ  (七十而從心欲,不踰矩)


"Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình  trạng rất hoàn hảo về cách xử sự và xử thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự nhiên thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ của đạo lý hay lẽ thường.





  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét