Người dịch:
Nguyễn Thị Thu
Tham
khảo: chương trình tư vấn nuôi dạy trẻ trên kênh NHK
Khi bé mọc răng có bé sốt, có bé không. Sau trận ốm đầu tiên miệng Bon chan đã
nhú 2 chiếc răng xinh xinh ở hàm dưới. Mình bắt đầu tìm hiểu về chăm sóc răng
cho bé. Và khi được xem chương trình chăm sóc răng cho bé trên tivi này mình
thấy rất bổ ích và muốn chia sẻ nó với mọi người.
Đầu tiên là cha mẹ nên chú ý chăm sóc răng cho bé là khi nào? Tầm 6 tháng nhiều
bé sẽ bắt đầu mọc răng ở hàm dưới, sau khi ăn xong cho bé uống chút nước trắng
để làm sạch miệng. Bác sĩ khuyên rằng khi nào bé mọc răng ở hàm trên thì hãy
bắt đầu tập đánh răng cho bé bằng bàn chải, còn trước đó thì chỉ cần lấy khăn
sạch vệ sinh miệng cho bé là được. Răng sữa mà bị sâu thì cũng ảnh hưởng đến
răng vĩnh cửu sau lần thay răng. Nên ba mẹ chú ý chăm sóc “một góc nhỏ xinh” ấy
để các bé đừng bị sâu răng nhé.
1. Thực phẩm nào dễ
sâu răng
Các
thực phẩm dễ gây sâu răng có đặc điểm sau
- Đường
nhiều
- Dễ
dính răng
- Thời
gian nhai trong miệng lâu
- Ăn
xong vị còn lưu lại trong miệng lâu
Hãy
cùng check xem thực phẩm nào dễ sâu răng nhé. Mặc dù cùng là đồ ngọt nhưng thứ
tự gây sâu răng sẽ xếp như sau:
Nhóm
dễ gây sâu răng: kẹo ngọt, keo cao su, kẹo ngậm, kem que, bánh bột (dango),
socola, bánh quy xốp,bim bim bỏng ngô, kem, sữa chua,
Nhóm
khó gây sâu răng hơn: khoai tây chiên, bánh gạo, chuối, phô mai…
2. Cơ
chế sâu răng là gì
Mình
giải thích nôm na là khi đường vào trong miệng kết hợp với cao răng (mảng bám)
sẽ tạo ra axit và axit sẽ là nguyên nhân làm vỡ men bảo vệ gây ra sâu răng.
Nước bọt tiết ra có tác dụng trung hòa axit, nhưng nếu mật độ ăn đồ ngọt quá
nhiều nước bọt tiết ra không đủ nên dẫn đến bị sâu răng. Đặc biệt là khi ngủ
nước bọt tiết ra rất ít nên nguy cơ sâu răng càng cao. Đó là lí do vì sao nên
đánh răng trước khi đi ngủ và nên ăn ít đồ ngọt trước khi đi ngủ.
3. Sâu
răng có lây hay di truyền?
Sâu
răng có thể lây qua nước bọt. Vì thế ngày xưa các cụ mớm cơm nhai chính là hình
thức truyền bệnh sâu răng. Sâu răng không di truyền nhưng do men răng mỗi trẻ
có tính chất khác nhau mà mức độ dễ bị sâu răng hay khó sâu sẽ khác nhau. Việc
đảm bảo hàm răng không vi khuẩn cho bé là điều impossible nên cha mẹ không nên
quá cầu toàn. Đánh răng sau mỗi bữa ăn là lí tưởng nhất, nhưng chỉ cần trước
khi đi ngủ và khi thức dậy là được.
4. Cách
đánh răng như nào
Đối với bé dưới 3 tuổi thì không dùng kem đánh răng vẫn có hiệu quả. Nên để bé
ở tư thế nằm ngả đầu lên đùi để đánh sẽ dễ dàng hơn. Ban đầu cha mẹ sẽ đánh cho
bé, rồi khi bé biết tự đánh hãy để bé ngồi tự mình đánh răng.
Cách đánh là hãy đánh với tốc độ đều, nhẹ nhàng, không cần đánh mạnh. Cách cầm
bàn chải như cầm bút chì. Hãy check thử xem mình có đánh quá mạnh hay
không bằng cách xem màu trên móng tay có đổi khi đánh hay không. Nếu như đầu
móng tay chuyển thành màu trắng thì chứng tỏ là mẹ đang ấn quá mạnh rồi đó. Còn
nếu màu móng không đổi là chứng tỏ mẹ đang đánh răng cho bé với độ ấn vừa
phải.
Trước
khi đánh răng cha mẹ hãy rửa bàn tay thật sạch. Bắt đầu đánh từ bên trong trước
vì đó là nơi bé không thích nhất. Đối với răng hàm có thể thay đổi hướng chải
như chải thẳng, từ phía nghiêng, mặt trước và mặt trong của răng nên nghiêng
bàn chải góc 45 độ. Lấy ngón tay kẹp giữa hai hàm sẽ tạo ra khoảng cách rộng
vừa đủ để đưa bàn chải đánh ra đánh vào. Khi đánh đến răng cửa hàm trên thì vì
phần nướu ở chỗ đó của bé dễ đau nên cha mẹ hãy lấy ngòn tay chặn ngang phần
lợi đó, chỉ để hở răng thôi rồi chải thì bé sẽ không bị đau. Mỗi chỗ đánh cần
chải đi chải lại tầm15-20 giây.
Sau
khi đánh xong rồi hãy để bé xúc miệng rồi nhổ đi. Còn với các bé quá nhỏ có thể
lấy khăn vải màn lau cũng được.
5. Làm
gì khi bé không thích đánh răng
Bé không thích đánh răng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn so với
cả cuộc đời. Khi đã vượt qua được giai đoạn khó khăn này thì mọi việc về sau sẽ
rất dễ dàng. Lí do lớn nhất bé không thích đánh răng là do bị đau, mà có thể do
cách chải của ba mẹ khiến bé bị đau dẫn đến sợ bị động bàn chải vào. Cha mẹ hãy
tham khảo các bước trên để không chải mạnh quá khiến bé bị đau nhé.
Ngoài ra, hãy cho bé nhìn thấy hình ảnh cha mẹ đánh răng để bé tập bắt chước.
Tiếp đến hãy biến màn đánh răng buổi tối như một trò vui, có thể kết hợp vừa
hát vừa dụ bé đến giờ đánh răng rồi. Hoặc cùng đếm răng xinh nào. Và đừng làm
mặt hình sự với bé khi bé chưa chịu hợp tác nhé. Ngoài ra hãy luyện cho bé đánh
răng hoặc xúc miệng khi đi tắm cũng là cách để bé làm quen với đánh răng. Với
các bé lớn hơn chút xíu tầm 2-3 tuổi mà không thích đánh răng thì có thể chơi
trò thỏa hiệp cho bé lựa chọn hôm nay thích đánh chỗ nào trước, hàm trong hay
răng cửa, mặt trong hay mặt ngoài…Có rất nhiều cách để ba mẹ dụ dỗ bé.
Hoặc kết hợp vừa chải răng vừa hát cho bé nghe. Mình tự sáng tác bài hát đơn
giản kiểu như này, còn hát theo nhịp điệu gì thì ba mẹ tự nghĩ xem sao nha.
“A-
mở miệng ra
Ta
cùng chải răng
Nào
sâu răng ơi
Mi
chạy đi đâu
Ta
chải hàm trong
Chà
chà chà chà (kết hợp động tác chà răng)
Rồi
chải trước cửa
Chà
chà chà chà (kết hợp động tác chà răng)
Ta
chải hàm trên
Chà
chà chà chà (kết hợp động tác chà răng)
Rồi
chải hàm dưới
Chà
chà chà chà (kết hợp động tác chà răng)
Ta
chải bên ngoài
Chà
chà chà chà (kết hợp động tác chà răng)
Chải
cả bên trong
Chà
chà chà chà (kết hợp động tác chà răng)
Mi
chạy đi đâu
Hỡi
sâu răng ơi
Sau
đó cho bé xúc miệng
Tạm
biệt sâu răng….
Thế
là hết màn đánh răng.
Dưới
đây là vài đường link trên yotube về cách đánh răng cho bé của mẹ Nhật để mọi
người tham khảo nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét