Thoát hiểm kỳ diệu
Được biết PGS Văn Như Cương bị bệnh ung thư gan giai đoạn muộn từ tháng 7/2014.
Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra: Chỉ sau 2 tháng, từ chỗ nằm li bì, không ăn được,
PGS đã có thể đi làm bình thường, đứng trước hàng trăm học sinh Trường THPT
Lương Thế Vinh phát biểu đầy khí thế trong Lễ khai giảng năm học mới 2014-2015.
Kể
với phóng viên về quá trình “thoát cửa tử” ngoạn mục của mình, PGS Văn Như
Cương nói: Vào khoảng tháng 7, năm 2014 tôi thấy trong người không được khỏe,
ăn không ngon miệng kèm hiện tượng đau ở hạ sườn nên tôi đã được gia đình đưa
đi khám. Các bác sĩ phát hiện tôi bị u xơ tiền liệt tuyến và bệnh viện đã làm
phẫu thuật mổ nội soi. Sau đó một thời gian tôi lại thấy đau và tiếp tục đi
khám thì các bác sĩ phát hiện ở gan có vấn đề, ngờ là ung thư gan.
Để xác định rõ bệnh, gia đình đã tiếp tục đưa PGS Văn Như Cương đến Bệnh viện
Việt Đức. Sau khi chụp và kiểm tra, bệnh viện chẩn đoán là PGS bị ung thư gan
giai đoạn muộn. Nguy hiểm ở chỗ các tĩnh mạch nối từ gan lên khối ung thư đã
lớn bằng cái chén, hơn nữa tĩnh mạch cửa lại có huyết đọng, các bác sĩ nói cực kỳ
nguy hiểm.
Việc thắt nút nhằm cắt đứt một số tĩnh mạch không cho nuôi gan đã được tính
đến, nhưng việc thắt nút tĩnh mạch nếu gặp rủi ro, các tế bào ung thư sẽ phát
triển nhanh, khi ấy sự sống chỉ trong gang tấc.
Tuy nhiên PGS Văn Như Cương vẫn quyết định làm nút thắt ở Bệnh viện Việt Đức,
theo phương pháp nội soi. Trong thời gian nằm viện chờ được tiến hành thắt nút
tĩnh mạch thì gia đình được người giới thiệu là có ông lang ở Sóc Sơn có bài
thuốc Nam
chữa được ung thư, vợ PGS đã đến tìm hiểu và lấy thuốc.
Thời gian đầu do các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức không đồng ý cho uống thuốc Nam khi đang
điều trị bằng Tây y nên PGS Văn Như Cương vẫn chưa dùng thuốc. Sau khi thắt nút
một số tĩnh mạch, cơ thể PGS rất yếu, cảm giác mệt mỏi, nằm li bì, có khi còn không
nhận ra người nhà. Vì Bệnh viện Việt Đức không cho điều trị song song vừa Tây y
lẫn Đông y nên gia đình quyết định đưa PGS Văn Như Cương sang điều trị tại Bệnh
viện khác.
PGS Văn Như Cương bắt đầu uống thuốc của ông lang Nho sau khi thắt nút được 5 ngày.
Hơn một tháng sau khi thắt nút, theo lộ trình của bệnh viện thì phải kiểm tra
chỗ thắt nút xem việc điều trị tiến triển như thế nào. Kết quả khi tiến hành
kiểm tra thì các bác sĩ hết sức ngạc nhiên bởi các tĩnh mạch đã không thấy tụ
máu nữa, bác sĩ nói đây là trường hợp hy hữu.
Gần đây nhất là cuối tháng 12/2014, PGS Văn Như Cương tiếp tục được kiểm
tra sức khỏe thì thấy kết quả rất tốt,
tĩnh mạch tụ máu biến mất, các vùng thắt nút chưa teo hẳn nhưng không di căn,
không phát triển tiếp. Vì khó tin nên các bác sĩ đã mời các bác sĩ đầu
ngành của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai đến kiểm tra lại và hội
chẩn.
Bệnh nhân đã được chụp cộng hưởng từ đến 4 lần, dù ai cũng biết làm như thế là
có hại cho sức khỏe nhưng cả 4 lần đều cho kết quả là các khối u vệ tinh và
huyết khối tĩnh mạch đều biến mất, không còn hiện tượng hoại tử tế bào gan và
chảy máu nội khối.
Về phần mình PGS Văn Như Cương nói: Tôi cảm thấy trong người rất thoải mái,
không đau đớn, làm việc được, ăn tuy ít hơn nhưng đã cảm thấy ngon miệng và ăn
được cả đồ cứng.
Trên thực tế thì cách điều trị của Tây y là thắt nút để cắt việc cung cấp dinh
dưỡng nuôi khối u để không cho khối u phát tiển, riêng tĩnh mạch cửa có tụ máu
thì không tác động bằng Tây y được vì nếu “động” vào thì tế bào ung thư sẽ lan
ra rất nhanh. Ung thư gan giai đoạn muộn là một căn bệnh nguy hiểm nên ở một
khía cạnh nào đó, chính PGS Văn Như Cương cũng tin tưởng vào sự kỳ diệu của
thuốc Nam.
PGS Văn Như Cương nói: “Sau khi uống thuốc của ông lang cùng với việc thắt nút
của bệnh viện nên tôi không thể xác định được đâu là phương pháp giúp tôi khỏi
bệnh.
Nhưng tôi tin vào sự kỳ diệu của thuốc Nam . Với thuốc Nam thì có
người chữa khỏi, có người chữa không khỏi vì theo cơ địa của từng người nên nếu
người bệnh khi uống thuốc cảm thấy khó chịu hay có phản ứng gì thì thôi”.
Thực tế thì việc các thầy lang đẩy lùi được căn bệnh ung thư là có thật. Trước
PGS Văn Như Cương thì cũng có nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo mang
tên ung thư đã được thầy lang Nho chữa khỏi bệnh. Có người bị ung thư trực
tràng, có người bị ung thư vòm họng, ung thư máu… đã thoát chết thần kỳ.
Nói về phương pháp chữa của mình, thầy lang Nho giải thích với phóng viên:
“Phương châm chữa bệnh của tôi chủ yếu là nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Vì
thế trong bài thuốc của tôi không có vị độc và không có tác dụng phụ”.
Vị lương y chữa ung thư giải thích: “Phương pháp chữa trị bệnh bằng Đông y vốn
chữa bệnh theo sự vận động của âm dương ngũ hành. Trời đất thì có âm dương và
ngũ hành.
Con người thì có khí huyết và ngũ tạng. Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Ngũ
tạng là Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Phế sinh Thận, Thận sinh Can, Can sinh Tâm,
Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế. Cứ như thế tuần hoàn không nghỉ để nuôi dưỡng sự sống
con người. Giữa ngũ tạng và ngũ hành có mối liên quan tương sinh, tương thành
vô cùng mật thiết. Nếu biết thuận theo những lẽ đó thì chữa được khỏi bệnh, làm
trái lẽ đó thì gây chết người. Là thầy thuốc Đông y ai cũng biết cái lẽ đó.
Khi chữa bệnh cho PGS Văn Như Cương tôi thuận theo lẽ tương sinh và tương khắc.
Không chỉ thầy Cương mà với tất cả bệnh nhân tôi đều áp dụng nguyên lý này trong
điều trị”.
Cái khó ở chỗ PGS Văn Như Cương có 2 khối u ác tính ở gan, bị chảy máu nội
khối, hoại tử tế bào gan và có huyết khối tĩnh mạch cửa, đã được thắt động mạch
gan nhưng chưa hóa trị và xạ trị.
Kỹ thuật thắt động mạch gan nhằm mục đích cắt nguồn nuôi dưỡng khối u, là một
phẫu thuật nhẹ nhàng chỉ có thể làm khối u nhỏ lại và giảm đau chứ không làm
tăng thời gian sống. Bệnh nhân thường chết trong 1 năm đầu sau mổ. Động mạch
thì đã bị thắt rồi, tĩnh mạch thì bị huyết khối chèn ở cửa nên lá gan bị đe dọa
nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian chữa bệnh cho PGS Văn Như Cương, điều mà thầy lang
ấn tượng đó là PGS có nghị lực rất lớn. Lươn y kể: “Khi đến khám bệnh cho
thầy Cương lần thứ 2, hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy là thầy đang ngồi làm
việc ở bàn.
Nhiều người khi nghe bác sĩ nói bị bệnh ung thư là suy sụp luôn, chỉ nằm chờ
chết chứ không nghĩ tới việc gì vậy mà PGS Văn Như Cương thì vẫn miệt mài làm
việc, thật đáng khâm phục. Bên cạnh đó để thấy việc có một tinh thần vững vàng,
lạc quan trước bệnh tật cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị
bệnh ”.
Khẳng định việc chữa được bệnh cho PGS Văn Như Cương vẫn là dựa vào sự phát
triển của Tây y, thầy lang chữa bệnh cho thầy Cương nói: “Tây y là thành
tựu khoa học hiện
đại, chính xác, giúp các thầy thuốc Đông y bỏ qua được giai đoạn mò mẫm, dễ
dàng hơn trong chẩn đoán và chữa bệnh.
Nếu không có Tây y tôi không biết người bệnh bị ung thư loại nào, vị trí khối u
ở đâu để chữa. Tây y là con mắt thần, chỉ ra kẻ thù tên gọi là gì, nó ở đâu.
Còn tôi là người lính có nhiệm vụ tiêu diệt nó. Trước nay, tôi đã chữa được
khỏi bệnh cho nhiều người nhờ tham khảo kết quả xét nghiệm của Tây y để bốc
thuốc cho phù hợp với giai đoạn bệnh”.
Vấn đề đặt ra là Đông y có thực sự chữa được ung thư? Đây vẫn là câu hỏi lớn.
Thực tế không thể phủ nhận là đã có nhiều người lâm bệnh nặng nhưng nhờ chữa
trị bằng Đông y mà qua khỏi. Điều kỳ diệu này các bác sĩ Tây y cũng khó lý giải.
Hiện tại, việc cấp phép để được công khai chữa trị bệnh của các lương y còn
rườm rà, chưa bám sát thực tế và còn nhiều bất cập. Từ đó mới xuất hiện nhan
nhản các thầy lang rởm. Đặc biệt, họ đánh vào tâm lý “sợ ung thư” mà nhiều thầy
lang đã tung tin mình chữa được bệnh này.
Theo BS Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội thì: Bệnh ung thư là căn
bệnh mà cả nền y khoa thế giới còn chưa
dám khẳng định là chữa được. Nên những gì mà Đông y đã làm được nên hiểu là
Đông y đang hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Vì vậy, việc sáng suốt lựa chọn thầy
thuốc trong điều trị bệnh của người dân vẫn cần phải được đề cao.
BS Nguyễn Hồng Siêm mong muốn: “Bộ Y tế sớm có thông tư hướng dẫn cụ thể về vấn
đề công nhận lương y, lương dược để các đối tượng này được hành nghề đúng luật,
tránh tình trạng những thầy lang rởm làm ảnh hưởng đến các lương y làm nghề
chân chính”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét