I- NGUYÊN
LÍ
Cơ thể
người có 12 đường kinh lạc cùng với mạch Nhâm, mạch Đốc kết nối trên 700 huyệt
đạo trên cơ thể. Kinh lạc là nơi lưu thông khí huyết, nguyên âm, nguyên dương,
nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng. Bài tập dưỡng sinh tạo sự lưu thông khí huyết, cân bằng năng
lượng cơ thể khiến cơ thể khỏe mạnh.
II- TRÌNH
TỰ BÀI TẬP
1.Nội dung: gồm 3 phần
a) Khởi
động: 6 động tác
b) Phần
2: 8 động tác chính
c) Phần
3: 6 động tác thư giãn và massage
2. Thể lệ
bài tập
Mỗi động
tác tập 4 lần 8 nhịp. Tư thế chuẩn bị: 2 tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa. Các
hội viên hô theo người hô. Khi kết thúc mỗi động tác, các hội viên giơ tay lên
cao vỗ 5 nhịp.
III-
PHẦN KHỞI ĐỘNG: 6 động tác
1.
Khởi động cổ: 4 lần, 8 nhịp
Cách tập: 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay chống
hông.
-
Nhịp 1:Gật đầu về phía trước
-
Nhịp 2: Ngửa đầu về phía sau
-
Nhịp 3: Nghiêng đầu sang trái
-
Nhịp 4: Nghiêng đầu sang phải
2.
Khởi động khớp vai: 4 lần, 8 nhịp
Cách tập: 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay chống
lên vai
- Nhịp 1: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® Xoay từ sau ra trước 2 lần, 8 nhịp
- Nhịp 2: 1-2-3-4-5-6-7-8
- Nhịp 3: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® Xoay từ trước ra sau 2 lần, 8 nhịp
- Nhịp 4: 1-2-3-4-5-6-7-8
3- Khởi
động khớp hông: 4 lần, 8 nhịp
Cách tập: 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay chống
hông; Người-lưng-chân thẳng.
- Nhịp 1: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® Xoay từ trái qua phải 2 lần, 8 nhịp
- Nhịp 2: 1-2-3-4-5-6-7-8
- Nhịp 3: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® Xoay từ phải qua trái 2 lần, 8 nhịp
- Nhịp 4: 1-2-3-4-5-6-7-8
4- Khởi
động khớp gối: 4 lần, 8 nhịp
Cách tập: 2 tay chống vào 2 đầu gối, chân
hơi khép
- Nhịp 1: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® Xoay từ trái qua phải 2 lần, 8 nhịp
- Nhịp 2: 1-2-3-4-5-6-7-8
- Nhịp 3: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® Xoay từ phải qua trái 2 lần, 8 nhịp
- Nhịp 4: 1-2-3-4-5-6-7-8
5- Khởi
động khớp cổ tay, khớp cổ chân: 4 lần, 8 nhịp
Cách tập: 2 tay đan chéo vào nhau
- Nhịp 1: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® chân trái kiễng lên, xoay cổ tay, kết hợp xoay
cổ chân
- Nhịp 2: 1-2-3-4-5-6-7-8
- Nhịp 3: 1-2-3-4-5-6-7-8 ® Đổi chân, chân phải kiễng lên, xoay cổ tay, kết
hợp xoay cổ chân
- Nhịp 4: 1-2-3-4-5-6-7-8
6- Hít thở:
4 lần hô
hít vào, 4 lần hô thở ra
Cách tập: Tay
trái đặt lên rốn, tay phải đặt lên tay trái
-
Hô “hít vào” ® hít vào bằng mũi
-
Hô “thở ra” ® thở ra từ từ bằng mũi
IV-
PHẦN BÀI TẬP CHÍNH
1-
Vỗ huyệt Đại chùy
Cách tìm: Đầu hơi cúi xuống, sờ
tay vào đốt sống cổ cao nhất, là đốt cố số 7, ngay dưới đốt cổ số 7 có 1 cái
hõm đó là huyệt Đại Chùy.
Tác dụng: Huyệt Đại Chùy nằm trên
mạch Đốc. Tác dụng vào huyệt Đại Chùy làm lưu thông khí huyết vùng đầu, mặt, cổ,
vai, lưng. Tăng cường trí nhớ, giảm đau đầu, mất ngủ, chống say tàu xe.
Cách tập: Đứng thẳng người, 2 tay
đan chéo vào nhau tạo thành 1 chiếc chùy đưa song song tới tai. Dùng lực của
cẳng tay tác động vào huyệt Đại Chùy, đồng thời nhún gối. Chú ý: vỗ 4 lần, 8
nhịp.
2-
Huyệt Đản Trung
Cách tìm: Với Nam là điểm
giao nhau giữa 2 đầu núm vú; Với Nữ: lấy 3 ngón tay: Trỏ, giữa, áp út đặt giữa
ức thì ngón trỏ chính là huyệt Đản Trung.
Tác dụng: Huyệt Đản Trung nằm trên
mạch Nhâm. Tác dụng vào huyệt Đản Trung giúp cải thiện tình trạng đau tức ngực,
khó thở, lưu thông khí huyết, ứ trệ vùng ngực.
Cách tập: Đứng thẳng người, 2 tay
đan chéo vào nhau tạo thành 1 chiếc chùy đưa ra trước ngực. Dùng lực gấp của
cẳng tay tác động vào huyệt Đản Trung, đồng thời nhún gối. Chú ý: vỗ 4 lần, 8
nhịp.
3-
Vỗ huyệt Thận Du
Cách lấy
huyệt:
Lấy 2 ngón trỏ đặt vào rốn kéo đối xứng ra sau lưng cách cột sống lưng mỗi bên
1 thốn rưỡi.
Tác dụng: Lưu thông khí huyết âm
dương ở đường Bàng quang, phục hồi chức năng Thận và đường Tiết liệu, cải thiện
tình trạng nhức mỏi vùng eo lưng. Cải thiện trình trạng đi tiểu đêm nhiều lần,
yếu sinh lí Nam ,
Nữ.
Cách vỗ
huyệt: Đứng
thẳng người, 2 tay dang ngang, bàn tay khum hình mui Rùa. Dùng lực co của cẳng
tay vỗ vào huyệt Thận Du, đồng thời nhún gối. Chú ý: vỗ 4 lần, 8 nhịp.
4-Vỗ đởm kinh và các đường
kinh dương
Cách tìm: Đường đởm kinh chạy tứ
Nách xuống Hố chậu, vòng ra mặt ngoài đùi, xuống Mắt cá chân ngoài ra ngón
chân.
Tác dụng: Lưu thông khí huyết âm
dương , cải thiện chức năng Mật, giúp ngủ ngon, làm chận lão hóa giữ tuổi thanh
xuân.
Cách tập: Đứng thẳng người, 2 tay
dang ngang, bàn tay khum hình mui Rùa vỗ vào huyệt, đồng thời nhún gối. Chú ý:
vỗ 4 lần, 8 nhịp.
Lần 1: 1-2-3-4-5-6-7-8
-
Nhịp 1: Vỗ ở hố chậu trước
-
Nhịp 2: Vỗ vào huyệt Hoàn Khiêu ( ở hõm hông)
-
Nhịp 3: Vỗ vào giữa đùi
-
Nhịp 4: Vỗ trên đầu gối
-
Nhịp 5: Vỗ đầu gối
-
Nhịp 6: Vỗ dưới đầu gối
-
Nhịp 7: Vỗ bắp chân
Lần 2: 1-2-3-4-5-6-7-8. Vỗ ngược từ Mắt cá chân lên hố
chậu trước.
Lần 3: Giống lần 1
Lần 4: Giống lần 2
5- Vỗ can
kinh và các đường kinh âm
Cách tìm: Đường can kinh chạy từ
đầu ngón chân, vòng qua mắt cá chân bên trong, lên đùi và ổ bụng.
Tác dụng: Lưu thông khí huyết âm
dương, cải thiện chức năng Gan, điều hòa men Gan, phục hồi tổn thương tế bào
Gan, bổ huyết, sáng mắt.
Cách tâp: Chân phải bước sang
ngang rộng hơn vai, bàn tay khum hình mai Rùa kết hợp với gập lưng vỗ phía mặt
trong chân kết hợp nhún gối.
Lần 1:
- Nhịp:
1-2-3-4: Vỗ từ mắt cá chân lên đùi lớn
- Nhịp: 5-6-7-8: Vỗ vòng quanh ổ bụng bên
phải
Lần 2:
- Nhịp: 2-2-3-4: Vỗ vòng quanh ổ bụng bên
trái
- Nhịp: 5-6-7-8: Vỗ từ đùi lớn xuống mắt cá chân
Lần 3: Giống lần 1
Lần 4: Giống lần 2
6- Vỗ Tiểu
trường kinh và các đường kinh dương
Cách tìm: Tiểu trường kinh chạy từ
ngón tay qua mu bàn tay lên khủy tay, lên vai, lên gáy.
Tác dụng: Cải thiện tình trạng tê
nhức mỏi chân, tay. Phòng chống cá bệnh về thần kinh ngoại biên.
Cách tâp: Đứng thẳng người. Tay phải đưa ra trước, mu bàn tay hướng về mặt. Vỗ 4 lần,
8 nhịp kết hợp nhún gối.
-
Nhịp:1-2-3-4-5-6-7: Dùng tay trái vỗ từ mu bàn tay phải lên tới vai,
nhịp 8 vố sau vai, đồng thời nhún gối.
-
Nhịp: 2-2-3-4-5-6-7-8: Vỗ từ sau vai trở về mu bàn tay, đồng thời
nhún gối.
-
Nhịp: 3-2-3-4-5-6-7-8: Đổi
tay: Tay trái đưa ra trước, mu bàn tay hướng
về mặt. Dùng tay phải vỗ từ mu bàn tay trái lên tới vai, nhịp 8 vỗ sau vai,
đồng thời nhún gối.
-
Nhịp: 4-2-3-4-5-6-7-8: Vỗ từ
sau vai trở về mu bàn tay, đồng thời nhún gối.
7- Vỗ tâm
bào kinh và các đường kinh âm
Cách tìm: Đường tâm bào kinh chạy
từ đầu ngón tay giữa dọc qua gan bàn tay, lên cánh tay, lên vai và về trước
Tim.
Tác dụng: Lưu thông khí huiyeets âm
dương, cải thiện chức năng Tim và thành mạch máu.
Cách tâp: Đứng thẳng chụm chân,
tay phải đưa ra trước, lòng bàn tay hướng về mặt. Vỗ 4 lần, 8 nhịpkết hợp nhún
gối.
-
Nhịp: 1-2-3-4-5-6-7-8: Dùng tay trái vỗ từ lòng bàn tay phải lên tới vai, nhịp 8 vỗ về
ngực, đồng thời nhún gối.
-
Nhịp: 2-2-3-4-5-6-7-8: Vỗ từ ngực trở về lòng bàn tay, đồng thời
nhún gối.
-
Nhịp: 3-2-3-4-5-6-7-8: Đổi
tay: Tay trái đưa ra trước,lòng bàn tay hướng
về mặt. Dùng tay phải vỗ từ lòng bàn tay trái lên tới vai, nhịp 8 vỗ về ngực,
đồng thời nhún gối.
-
Nhịp: 4-2-3-4-5-6-7-8: Vỗ từ
ngực trở về lòng bàn tay, đồng thời nhún gối.
8- Điều hòa
toàn thân
Đường đi: Chạy song song với cột
sống lưng từ vai xuống hông và xuống 2 chân.
Tác dụng: Cân bằng âm dương, điều
hòa khí huyết âm dương ở thận, giúp sống lưng mềm dẻo, tránh thoái hóa đốt sống
dưới.
Cách tập: Đứng thẳng người, 2 tay
giơ hướng vào nhau tạo thành góc vuông trước ngực. Hít vào 4 lần, thở ra 4 lần.
Hít vào: Hít vào (bằng mũi) căng
lồng ngực, từ từ ngồi xuống, đồng thời thở ra, tưởng tượng 2 tay đang ấn 1 cái
phao xuống nước, khi ngồi lưng hơi cúi về phía trước và thở ra hết khí. Lại bắt
đầu hít vào và từ từ đứng lên, 2 tay như đang nâng chậu nước, hít đầy khí trong
phổi.
V- 6 ĐỘNG TÁC THƯ GIÃN VÀ MASSAGE
1- Bóp vai: Dùng 2 ngón tay cái bóp
từ huyệt Đại Chùy ra ngoài vai 4 nhịp, và ngược lại.
2- Vỗ: Dùng 2 tay khum hình mai
Rùa vỗ từ trên vai xuống thắt lưng và ngược lại.
3- Chặt: Dùng 2 tay duỗi thẳng
chặt 2 bên cột sống từ trên xuống dưới vầ ngược lại ( chừa sống lưng).
4- Trổ: Dùng 10 đầu ngón tay trổ
từ trên vai xuống thắt lưng và ngược lại.
5- Đấm: Dùng 2 nắm tay đấm từ
vai xuống thắt lưng và ngược lại.
6- Day: dùng cùi 2 bàn tay day từ vai xuống thắt lưng và ngược
lại.
VI- KẾT
THÚC BÀI TẬP
Nắm chặt tay đặt lên phía trước ngực, hô to 3 lần
“ Dưỡng sinh khỏe” và giơ tay vỗ lên
cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét