Đinh Tiến Hùng
Hai,
ba lần ông M…ra nhà thăm cha tôi. Lần này ông nói chuyện với cha tôi một lúc, rồi
ông quay sang tôi:
-
Cháu T… học sinh của chú, học hết 12 cháu thi đại học không đỗ, tôi cho cháu
học nghề. Cháu học xong và làm cho thầy được 3 năm. Vừa rồi cháu xin tôi ra làm
riêng. Tôi bảo cháu: “ Sẽ đến lúc con phải xin phép thầy để tự lập, nhưng không
phải bây giờ, phải trả ơn thầy”.
Tôi
hỏi ông:
-
Thời gian cháu học nghề tại nhà thầy là bao lâu? Học phí thế nào ạ?
-
Cháu học 6 tháng, học phí 600 nghìn một tháng.
- Cháu làm cho thầy đến nay đã 3 năm, thầy trả lương cho cháu…?
- Cháu làm cho thầy đến nay đã 3 năm, thầy trả lương cho cháu…?
-
Vâng, năm đầu thầy trả lương theo cách ta gọi là tập sự; năm thứ hai, thứ ba
thầy tăng lương cho cháu. Lương như thế cũng được, chú ạ. Tôi đang băn khoăn
việc cháu xin tôi ra làm riêng ?
…
-
Tôi muốn hỏi ý chú thế nào về việc này?
Nghĩ
một lát, tôi nói:
-
Bác ạ, cháu học thầy 6 tháng thành nghề, lại được thầy dìu dắt 3 năm hành nghề,
như vậy ơn thầy lớn lắm. Thầy tạo điều kiện cho cháu cứng cáp tay nghề, cho học
trò của thầy trưởng thành. Trong thời gian cháu học nghề, tính công thì cháu có
học phí trả thầy; 3 năm làm thuê cho thầy, thầy trả lương cho cháu như vậy là
vẹn toàn.
Theo em, bác cho cháu xin thầy “xuống núi”,
cho cháu vào đời kiếm sống được rồi.
Ông trầm ngâm…:“chú nói thế cũng phải”. Rồi
nói tiếp:
-
Cháu xin tôi mở cửa hàng ở bên kia sông, nhưng tôi thấy xa quá tuy
rằng có 24 cây số nhưng tôi phải ở bên cháu vì cháu chưa tự mình quản lí bản
thân được, nhỡ cháu đi vào con đường chơi bời nghiện ngập. Tôi hướng cho cháu
làm bên này sông cách nhà 10 km, tôi còn đạp xe đi lại được…Chú thấy thế được
không?
Được ông hỏi lần nữa, tôi thấy ông quan tâm tới ý kiến của tôi:
Được ông hỏi lần nữa, tôi thấy ông quan tâm tới ý kiến của tôi:
-
Theo em, bác hướng cho cháu không phải mở cửa hàng làm nghề không ở
đâu xa, ngay thị trấn mình đây. Ở bên kia sông hiện dân số ít, nhu cầu xây dựng
không nhiều, sau này có lực hãy mở bên đó. Bên này sông hiện cũng như vậy. Bác
cho cháu làm ngay ở mình, dân đang xây dựng mà còn xây dựng nhiều…
Ông ngắt lời tôi:
Ông ngắt lời tôi:
- Như vậy sẽ cạnh tranh với thầy….?
- Không bác ạ. Công việc rất nhiều, thầy
làm không hết. Bác cho cháu mở cửa hàng không gần cửa hàng của thầy, không làm
các mối của thầy. Mình tìm mối khác, xây dựng thương hiệu bằng chữ tín, bằng
giá trị thực công việc. Thời gian qua đi, cuộc sống sẽ dạy cháu lên người.
Truyền
thống người Việt mình có nếp tư duy tất cả cho con cái, muốn bao bọc chúng suốt
đời. Như vậy chúng sẽ không lớn lên được vì tất cả đã có bố mẹ lo cho hết rồi.
Hãy “ném” chúng vào cuộc sống để chúng lớn lên, hãy cho chúng “tắm” mình trong
thương trường để chúng trưởng thành. Cháu nó lớn rồi, học vấn hết phổ thông, có
nghề trong tay, có thời gian hành nghề theo thầy, sắp cưới vợ. Bác hãy để cháu
nó tự quyết định cuộc đời nó.
10.4.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét