Loan
Ở
đời này, đáng trân trọng nhất là sự chung thủy. Cám dỗ bản năng là thứ không dễ
gì để vượt qua.
Câu
chuyện về một người đàn bà, chị chờ chồng đi Tây 11 năm trời. Chị thủy chung
được 10 năm thì không cưỡng lại được cám dỗ và tư tình với người đàn ông khác.
Chẳng
dễ gì để giấu diếm một tình nhân, mọi việc vỡ lở, gia đình chồng muốn đoạn
tuyệt và xui anh chồng bên Tây bỏ chị.
Tôi
không viết bài này cho chị, mà tôi viết cho anh chồng chị đọc...
Nếu
không là đàn bà chờ chồng vò võ và nuôi con một mình, người ta sẽ không thể
hiểu được nỗi thống khổ này.
Đời người đàn bà, được bao nhiêu cái mười năm?
Một
bác sĩ quan già, góa vợ từ thời rất trẻ. Con cái không thể lý giải nổi cái khó
tính trái nết của người già. Chúng xúm lại, trách móc nói xấu xa, bỉ bôi này
nọ. Bọn người đầy đủ cả vợ lẫn chồng, phả phê chăn gối trong đời chồng vợ.
Chúng chả thể hiểu được, nỗi bức xúc, ấm ức của ông bố già kia bắt nguồn từ
những đắng cay nhìn, cái nhịn mà người đời gọi là dục vọng tầm thường. Cái tầm
thường ấy nếu được thỏa mãn, con người ta mới có thể sống bình thường và đôi
lúc mới có thể làm những điều phi thường được đấy.
Có
một bác trai bị tai biến, liệt giường hơn hai năm. Bác trai kia chỉ khẩn khoản
được cầm tay người đàn bà mới đến giúp việc một cái. Bác ấy cầm tay thật lâu,
thật lâu, nước mắt tự chảy ra.
Con
người ta khi ốm đau, khi cô đơn thèm khát lắm cầm tay một ai đó. Khổ thân, bác
trai này góa vợ rất lâu rồi, con cái lơ là việc chăm sóc bố, chúng ỉ hết cho
một người đàn ông câm chăm sóc bố mình.
Thế
mới biết, là ai thì cũng cần lắm những nhu cầu bình thường, rất người, rất đời
để mà sống tốt.
Người
đàn bà mười một năm vò võ chờ chồng, thương lắm, những năm đầu, hình ảnh duy
nhất trong đầu cô ấy là màu áo chồng mình mặc lúc chia tay.
Thứ
người đàn bà xa chồng nhìn nhiều nhất là cái đồng hồ treo trên tường. Nhìn để
đoán xem bây giờ bên nửa kia trái đất, chỗ người chồng của mình là mấy giờ.
Mùi
hương người đàn bà xa chồng thích nhất là mùi của những chiếc áo chồng để lại,
nó cũ, lâu không còn hơi chồng nữa nhưng những đêm mùa đông người đàn bà cứ áp
vào mặt mình để hít hà...
Đêm
đêm, thứ mà đàn bà xa chồng dựa lưng vào nhiều nhất là cái thành giường, đêm
nào cũng thế, càng lâu càng nhớ, ngồi gục đầu vào đấy để nhớ, để thương...
Giấc
mơ người đàn bà xa chồng hay mơ nhất là mơ chồng mình về… mà chỉ đi qua cửa.
Tiếc nuối nhất của người đàn bà xa chồng là giấc mơ ân ái với chồng không bao
giờ được trọn vẹn, chỉ thấy khát thèm, khát thèm đến thiêu đốt tâm can.
Bệnh
tật lớn nhất của người đàn bà xa chồng là lúc nào cũng bệnh, đau đầu, tức ngực,
khó chịu, đầy hơi... cuối cùng chẳng phải bệnh gì, chỉ là căn bệnh xa chồng,
lệch âm dương.
Cuộc
sống giống như sự đổi chác, con người ta muốn vươn lên, muốn giàu có, sung
sướng thì phải đánh đổi bằng lao động, chả ai tự dưng mà có cả. Nhưng đánh đổi
xa vợ, xa chồng, xa con cái là sự đánh đổi đắt giá nhất.
Tôi
không bao giờ thỏa hiệp cho thói đa tình của đàn bà. Càng không bao giờ du di
cho người đàn bà chà đạp lên đức hạnh, phá nát gia cang. Nhưng tôi thương cho
những người đàn bà xa chồng lâu năm, chẳng may có trót dại không giữ được mình.
Làm
người đàn bà giữ mình đã khó, làm người đàn ông, thứ tha cho vợ mình, nuốt giận
làm lành để giữ vợ cho mình, giữ mẹ cho con mình sau những tháng năm dài đẵng
đẵng bôn ba quả là việc khó khăn gấp bội lần.
Suy
cho cùng ra, phàm là người ai chẳng lầm lỗi, ai chẳng có nỗi khổ, nỗi khó nhọc
của riêng mình.
Khi
ta bắt đầu thương nhau, có cả ngàn nỗi khó khăn, thử thách vợ và chồng đã cùng
nhau vượt qua. Cũng vì cuộc sống, ta đã nuốt vào trong bao nhiêu nỗi nhớ và
nước mắt. Nuốt vào trong những quặn thắt của thương yêu để chờ ngày đoàn tụ.
Thì hà cớ vì sao, ngày đến đích ta không nuốt tiếp vào trong một chút ấm ức của
mỗi người. Sao không hòa giải với chính mình và bỏ hẳn cái tôi để được yêu lại
từ đầu. Yêu người mà trước kia chỉ cái nhíu mày, khó ở của họ cũng làm tim ta
quặn đau...
Yêu
lại từ đầu với người cũ là điều tuyệt vời và sáng suốt nhất. Nếu bạn làm được
như vậy. Bạn đã không bỏ phí bất cứ phút giây nào trong suốt mười mấy năm xa xứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét