Tác
giả: Thảo Nguyên
Xuất thân
Lý
Long Tường là Hoàng tử nhà Lý nước Đại Việt, Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan
Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc.
Lý
Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì
1138-1175) và Hiền Phi Lê Mỹ Nga. Ông được vua Trần Thái Tông phong chức: Thái
sư Thương trụ quốc, Khai phủ Nghi đồng Tam ty, Thượng thư Tả bộc xạ, lĩnh Đại
đô đốc, tước Kiến Bình Vương.
Trong
Đại cương lịch sử Việt Nam
(tập I, NXB Giáo Dục 1997) có một chi tiết ngắn ngủi: “Mùa xuân năm Bính Tuất
(1226), Trần Thủ Độ giữ chức thái sư thống quốc, truất bỏ ngôi thượng hoàng của
Lý Huệ Tông… Trần Thủ Độ thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết, diệt trừ thế lực
còn lại của nhà Lý. Một số hoàng thân tìm cách di cư ra nước ngoài như Lý Long
Tường chạy sang Cao Ly”.
Triều
đại nhà Lý trị vì trong 216 năm (1010 -1225) với chín đời nối tiếp nhau: Lý
Thái Tổ – Thái Tông – Thánh Tông – Nhân Tông – Thần Tông – Anh Tông – Cao Tông
– Huệ Tông – Chiêu Hoàng. Vua Lý Thái Tổ có công dời kinh đô về Thăng Long (Hà
Nội ngày nay).
Thời
vua Lý Nhân Tông đạt đỉnh cao sự thịnh trị, có danh tướng Lý Thường Kiệt phạt
Tống, bình Chiêm, mở rộng cương thổ. Đến đời Cao Tông triều Lý bắt đầu suy yếu.
Lý Huệ Tông đã chấm dứt triều Lý bằng việc truyền ngôi cho con gái (Chiêu
Hoàng) và tin dùng họ Trần nên mất ngôi vào năm 1225.
Theo
tài liệu lịch sử, vua Lý Anh Tông có bảy người con là Long Xưởng, Long Minh,
Long Đức, Long Hòa, Long Ích, Long Trát và Long Tường. Hoàng tử Long Trát được
đưa lên ngôi lúc 26 tháng tuổi, hiệu là Cao Tông, sau truyền ngôi cho con là
Long Sảm, hiệu là Huệ Tông. Như vậy Lý Long Tường là con thứ của vua Lý Anh
Tông, em của vua Lý Cao Tông và là chú của vua Lý Huệ Tông. Một tài liệu khác
còn xác định Lý Long Tường do hiền phi Lê Mỹ Nga hạ sinh vào năm Giáp Ngọ 1174.
Tị nạn
Trở
lại bối cảnh lịch sử lúc giao thời nhà Lý – Trần, vào năm 1225 Trần Thủ Độ tổ
chức một cuộc đảo chính khôn khéo đưa cháu là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông lên
ngôi, lật đổ nhà Lý lập ra nhà Trần (chính thức vào ngày 12 tháng chạp năm Ất
Dậu, tức ngày 11-1-1226).
Năm
1226, Trần Thủ Độ thanh trừng 300 người trong hoàng tộc họ Lý vào ngày giỗ tổ
Lý Công Uẩn ở Đông Ngàn. Chính sự kiện đẫm máu này đã khiến nỗi lo sợ của Lý
Long Tường (lúc bấy giờ là thân vương duy nhất nắm nhiều quyền hành, tước Kiến
Bình vương) lên đến đỉnh điểm, sớm muộn gì ông cũng sẽ bị diệt trừ nên đã mang
gia quyến và đội thủy quân thực hiện cuộc di cư bằng đường biển.
Năm
1226 (tức niên hiệu Kiến Trung thứ hai đời Vua Thái Tông nhà Trần), để bảo toàn
tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, Lý Long Tường đã mang đồ thờ cúng, vương
miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời Vua Lý Thái Tổ
cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba
hạm đội. Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé
vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì con trai là Lý Long
Hiền ốm nặng nên phải ở lại cùng 200 gia thuộc. Trên đường đi tiếp đoàn thuyền
bị bão dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây
Cao Ly (gần Pusan ngày nay). Tương truyền rằng trước đó Vua Cao Tông của Cao Ly
nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, vì vậy ông lệnh cho
chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung
thân.
Tại
đây Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi. Ông
cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ
(binh pháp, võ thuật). Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn
người.
Chống quân Nguyên Mông
Những
hậu duệ Lý Long Tường đang sinh sống tại Seoul khi kể lại dòng dõi của mình đã
không giấu niềm hãnh diện về sự kiện vẫn còn lưu trong nhiều sách sử cổ hay
truyện dã sử Hàn Quốc về “Hoa Sơn tướng quân”: “Năm Quí Sửu 1253, quân Mông Cổ
cậy binh hùng tướng mạnh xâm lăng Cao Ly. Lý Long Tường năm ấy đã vào tuổi thất
thập cổ lai hi, nhưng vẫn cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, dân chúng trong vùng
xây thành An Nam chống trả quân Mông Cổ suốt năm tháng ròng.
Ông
còn mang binh pháp Đại Việt ra để tham mưu cho các tướng lĩnh Cao Ly và kết quả
cùng lập chiến công lớn khi đánh bại giặc Nguyên Mông”. Vua Kojong đã phong Lý
Long Tường làm tướng quân, cho lập bia ghi ơn công trạng Lý Long Tường tại nơi
quân Nguyên Mông đầu hàng (gọi là “Thụ hàng môn”), đổi tên nơi họ Lý trú ngụ là
Hoa Sơn. Nên từ đó dân chúng trong vùng suy tôn Lý Long Tường là Hoa Sơn tướng
quân hay Bạch mã tướng quân (dũng tướng cưỡi ngựa trắng).
Năm
1253, Đại hãn Mông Ca lại đem quân đánh Cao Ly lần thứ hai. Quân Nguyên Mông do
Đường Cơ chỉ huy tấn công Hoàng Hải cả đường thủy lẫn đường bộ. Lý Long Tường
lãnh đạo quân dân trong vùng chống trả quân Nguyên Mông suốt 5 tháng ròng. Sau
chiến công này, Vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lý Long Tường
làm Hoa Sơn Tướng quân. Nơi quân Nguyên Mông đầu hàng gọi là Thụ hàng môn và
Vua Cao Ly cũng cho lập bia tại đây để ghi công ông (di tích này hiện nay vẫn
còn).
Một
điều khiến hậu duệ họ Lý ngày nay không khỏi xúc động là chi tiết gia phả kể
lại năm xưa, dù được vua sở tại trọng thị, lập chiến công hiển hách nhưng Hoa
Sơn tướng quân vẫn không nguôi nỗi nhớ về quê cha đất tổ. Ông cho xây dựng một
ngôi đình kiểu Đại Việt để thờ các vị vua Lý và muốn mọi người có một nơi chốn
cụ thể để hoài niệm cố hương. Vào cuối đời, ông hay lên đỉnh núi Quảng Đại,
ngồi nhìn về phương Nam
xa xăm mà lệ tuôn trào vì nỗi nhớ quê. Vì thế ngày nay nơi này được gọi là Vọng
quốc đàn. Một vài tờ báo hải ngoại phong đùa ông là “Ông tổ tị nạn” hay “Ông tổ
thuyền nhân”.
Theo
văn bia nơi “Thụ hàng môn” ở Ongjin, con cháu Hoa Sơn tướng quân có rất nhiều
người đỗ đạt làm quan, giữ học vị cao hoặc có chức tước trọng thị trong triều
đình Cao Ly. Gia phả Lý Hoa sơn cho biết trên đất Cao Ly, dòng dõi họ Lý lại
chia làm hai nhánh rẽ. Một số hậu duệ của Lý Long Tường từ Hoa Sơn đã di cư
xuống miền Nam (tức Hàn Quốc ngày nay), lập nghiệp tại vùng An-dong và Bong-hwa
(gần thành phố lớn Daegu). Qua nhiều đời, đến khi xảy ra cuộc chiến Triều Tiên
thập niên 1950, cũng như nhiều người Triều Tiên, con cháu dòng họ Lý lại thêm
một lần chia ly sống ở hai miền Triều Tiên. Hiện nay dòng họ Lý Long Tường ở
Hoa Sơn ngày xưa còn khoảng 1.500 hộ ở CHDCND Triều Tiên, còn ở Hàn Quốc thì
trên 600 người. Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, các hậu duệ họ Lý lại về Hoa
Sơn dự lễ tế tổ, gióng lên chín tiếng trống tượng trưng cho chín đời vua triều
Lý để mọi người tưởng nhớ quê hương.
Trung Hiếu đường do hậu
duệ Lý Long Tường xây theo kiểu kiến trúc mái đình Đại Việt tại Bong-hwa (Hàn
Quốc) – ảnh chụp lại từ “Hoa Sơn Lý thị tộc phổ”
Hậu duệ
Trải
qua mấy trăm năm, các hậu duệ họ Lý ly hương đã có nhiều người tìm đường quay
trở về cố hương. Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 đã đưa tin tổng thống Đại Hàn
dân quốc lúc bấy giờ là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) khi sang Nam VN (ngày
6-11-1958) đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt.
Dòng
họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc thừa nhận cựu tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời
thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường. Nhiều người thuộc dòng họ Lý tại Hàn Quốc
còn cho biết trước năm 1975, ông Lý Khánh Huân – hậu duệ đời thứ 30 của Lý Long
Tường – đã cất công sang Sài Gòn tìm kiếm cội nguồn nhưng ông chưa thể toại
nguyện trong lúc đất nước VN còn chiến tranh.
Bộ
phim chứa thông tin về một cột mốc quan trọng: Ngày 18-5-1994, người con của
ông Lý Khánh Huân là ông Lý Xương Căn – hậu duệ đời thứ 31 – đã sang VN, lần
đầu tiên về đến tận từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh để làm lễ cúng bái tổ tiên ở đền Lý Bát Đế (thờ tám vị vua Lý).
Ông
Lý Xương Căn (từng làm chủ tịch ủy ban tổ chức những người họ Lý gốc Việt ở Hàn
Quốc) đã ghi vào sổ lưu niệm tại đền Lý Bát Đế rằng: “Cháu chắt xin thề nguyện
không làm điều gì tổn thương đến vong linh tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh
đặc biệt”. Các hậu duệ họ Lý cho rằng có thể hiểu “sứ mệnh đặc biệt” ở đây
chính là việc tìm lại được quê cha đất tổ như nỗi mong đợi hàng trăm năm qua
của dòng dõi.
Năm
1995, người con hậu duệ đời thứ 31 ấy lại trở về VN nhiều lần. Ông dự lễ kỷ
niệm Quốc khánh 2-9 tại quảng trường Ba Đình, được gặp Tổng bí thư Đỗ Mười và
đã tặng nhà lãnh đạo VN tấm liễn có dòng chữ đầy ý nghĩa: “Tuy sống nơi xa vạn
dặm. Nhưng lòng vẫn luôn hướng về Việt Nam ”. Năm 2001, ông Lý Xương Căn
thành lập Công ty cổ phần Việt Lý hoạt động trong ngành xử lý nhựa ở Hà Nội.
Năm 2005, ông bắt đầu xúc tiến việc xây nhà thờ tổ tại huyện Từ Sơn.
Sau
bộ phim tư liệu của Đài KBS, đến lượt Đài truyền hình tư nhân SBS cũng sang VN
thực hiện phóng sự tài liệu về chuyến đi tìm về cội nguồn của những hậu duệ Lý
Long Tường mang tên “Trở về quê hương sau 800 năm”. Phóng sự này phát sóng tại
Hàn Quốc năm 2002 tiếp tục tạo nên sự xúc động đối với nhiều người mang dòng họ
Lý sống trên đất khách.
Hậu
duệ dòng họ Lý Long Tường thành đạt tại Hàn Quốc không phải là ít. Một trong
những người nổi tiếng tại Seoul là ông Lý Hy Luận (hiện là chủ tịch cộng đồng
họ Lý xuất thân từ Hoa Sơn) là cựu tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng lớn Booyoung
lẫn tham gia Tập đoàn công nghiệp chế tạo Hyundai.
Ông
Lý Xương Căn, người họ Lý đầu tiên làm được “sứ mệnh tổ tiên” về thăm quê cha
đất tổ, đã mời cha mình (ông Lý Khánh Huân) sang VN sống nốt tuổi già còn lại ở
quê hương. Ông Lý Xương Căn mang cả gia đình (vợ là bà Kim Min Sun) sang sinh
sống tại Hà Nội từ năm 1999 đến nay. Cả ba người con ông Căn đều đang học hành
tại VN: cô con gái lớn 18 tuổi Lee You Jin, con trai Lee Hyuk Chan và riêng cậu
út được đặt cái tên đầy ý nghĩa: Lý Việt Quốc. Lee Hyuk Chan (học sinh Trường
Liễu Giai, Hà Nội) nói tiếng Việt rất giỏi, cậu bảo: “Bố tôi đã dạy cho tôi về
tình yêu quê hương và gốc gác tổ tiên. Tôi yêu và tự hào về cả hai quê hương
Hàn Quốc và VN”
Dòng họ Lý gốc Việt thứ
hai
Trước
khi Lý Long Tường sang Cao Ly năm 1226, đã có một người thuộc vương triều Lý là
Kiến Hải vương Lý Dương Côn, chức tước đô đốc thủy quân, cũng mang gia quyến
lên thuyền lưu vong đến Cao Ly vào năm 1150 (tức trước Lý Long Tường 76 năm).
Lý Dương Côn là hoàng tử con nuôi của vua Lý Nhân Tông, khi vua Lý Thần Tông
băng hà, triều thần muốn đưa Lý Dương Côn lên làm vua nhưng không được, rốt
cuộc ông phải ra đi để tránh bị diệt trừ hậu họa trong cuộc tranh giành ngôi
báu lúc bấy giờ.
Tại
Hàn Quốc, giáo sư sử học Pyun Hong Kee đã công bố công trình nghiên cứu của
mình về dòng họ Lý gốc Việt thứ hai tại Hàn Quốc, được gọi là dòng họ Lý Tinh
thiện – hậu duệ của Lý Dương Côn. Theo gia phả “Tinh thiện Lý thị tộc phả” lưu
tại Thư viện quốc gia Hàn Quốc, hậu duệ đời thứ 6 của Lý Dương Côn là một nhân
vật kiệt xuất trong lịch sử Cao Ly: tướng quân Lý Nghĩa Mẫn nổi lên dưới triều
vua Uijiong, kế đó theo phò tướng Jeong Jung-bu, sau này giữ chức tể tướng suốt
14 năm.
Tiếc
là một cuộc binh biến trong triều đã hạ sát Lý Nghĩa Mẫn cùng các con trai, chỉ
còn một người anh bà con trốn thoát. Từ đó dòng họ Lý Tinh thiện phát triển
không mạnh mẽ dù hậu duệ vẫn còn đến hôm nay (như giáo sư Lý Gia Trung ở Đại
học Seoul ).
Công lao của tể tướng Lý Nghĩa Mẫn từng được phản ánh trong một bộ phim truyền
hình nhiều tập thể loại dã sử do Đài truyền hình KBS phát sóng cuối năm 2002,
trong đó đề cập cụ thể Lý Nghĩa Mẫn có dòng dõi từ vua nhà Lý ở An Nam.
(Nguồn: Báo Tuổi trẻ, Web
Vietyo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét