TỐNG GIA THỤ - NGƯỜI TẠO DỰNG MỘT TRIỀU ĐẠI
Là
thân phụ của ba chị em gái: Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh và ba
trai: Tống Tử Văn cùng 2 em.
Nếu
không nhờ tinh thần khai sáng và tư tưởng mại bản của Tống Gia Thụ thì đã không
xuất hiện một vương triều Tống gia hiển hách như vậy; và nếu ông không từng
trải ở Mỹ, không thông minh sáng suốt, tài cán thực dụng thì cũng không thể
sinh thành ba chị em gái họ Tống sáng láng, lẫy lừng nhường kia. Ông nguyên
quán huyện Văn Xương, đảo Hải Nam, họ gốc Hàn - Hàn Giáo Chuần. Do gia cảnh khó
khăn nên khi lên 9 tuồi, ông cùng người anh vượt biển qua Singapore làm thuê;
Rồi ông theo người cậu họ Tống vượt biển sang Boston, Mỹ và ông được nhận làm
con nuôi, hai người đồng ý thay đổi tên: Tống Gia Thụ. Ông đến bang North
Carolina, được giới thiệu với mục sư Ricaud, ông chấp thuận quy y Thượng đế,
theo đạo Cơ Đốc, ông mục sư có ý tưởng cần đào tạo Gia Thụ trở thành một giáo
sĩ truyền đạo kiêm nghề thầy thuốc.
Tốt
nghiệp đại học Thần học, ông Tống rời Tây bán cầu về Thượng Hải. Ông không biết
nói tiếng địa phương, nên phải bắt đầu học, đọc sách báo Trung văn, ra sức
truyền giáo và dạy Anh văn ở các trường công lập của Thượng Hải. Hai năm sau
ngày cưới mỹ nữ Nghê Quế Trân, ông được công nhận Mục sư chính thức, trở thành
giáo sĩ cố định của vùng ngoại ô Phố Đông, Thượng Hải và bí mật gia nhập tổ
chức phản Thanh – Tam Hợp Hội, lãnh đạo Hội Thanh niên Cơ Đốc giáo Trung Hoa,
quyên tặng kinh phí cho Hội. Tống là người theo chủ nghĩa cơ hội, trí tuệ và
kiến thức khiến ông tự nguyện “đầu tư vốn lớn” vào sự nghiệp cách mạng của Tôn
Trung Sơn., vì cùng đã từng “uống mực Tây dương”, lại chung giáo đồ Cơ Đốc, Tôn
– Tống hai người như có trước cơ duyên, tuy mới gặp nhau lần đầu mà cảm thấy
quen thân tựa cố nhân vậy.
Năm
đó lần đầu tiên Tôn Trung Sơn đến thăm vợ chồng Tống và đã nhìn thấy bé gái
Tống Khánh Linh bước sang tuồi thứ 2, không ngờ 21 năm sau Khánh Linh trở thành
một thiếu nữ khả ái, du học ờ Mỹ về nước, kết hôn cùng Tôn, dù lớn hơn mình 27
tuổi. Vợ chồng Tống đã có sáu người con: trưởng nữ Ái Linh (sinh 1889), thứ nữ
Khánh Linh (sinh 1893), trưởng tử Tử Văn (sinh 1894), tam nữ Mỹ Linh (sinh
1897), thứ tử Tử Lương (1899) và Tử An (1906). Đây là sáu thành viên cơ bản của
“vương triều Tống gia” sau này.
Ngày
10-10-1911, khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi, cách mạng Tân Hợi thành công, Tôn
Trung Sơn được đề cử làm Tồng thống lâm thời Trung Hoa Dân quốc. Đầu năm 1912,
Tôn về Nam Kinh tuyên thệ nhậm chức, cả nhà Tống đều đồng hành dự lễ, sau đó
Tôn – Tống hai người vui vẻ chọn Ái Linh, vừa tốt nghiệp từ Mỹ về nước năm
1910, làm thư ký Anh văn cho Tồng thống.
Tống
Khánh Linh, sau khi tốt nghiệp cùng trường, nơi chị mình đã từng theo học là
Wesleyan College, ngày 29-8-1913, đã về đoàn tụ cùng gia đình ở Nhật Bản. Ngày
30, Cha và chị Ái Linh đưa Khánh Linh đến thăm Tôn Trung Sơn, đầy là lần đầu
tiên Khánh Linh được diện kiến nhà cách mạng mà bấy lâu nay cô hằng ngưỡng mộ,
cô rất phấn khởi khi đàm đạo với Tôn, nhưng cô đã nhận ra vẻ tiều tụy của Tôn,
bởi lúc này sự nghiệp cách mạng đang lâm vào nghịch cảnh, giang sơn do bao
chiến sĩ cách mạng hy sinh xương máu mới giành được, đã rơi vào tay Viên Thế
Khải.Ít lâu sau, Khánh Linh hăng hái sung vào hàng ngũ của cha và chị mình,
giúp đỡ Tôn, sau Tôn đau bệnh đường ruột phải đi bệnh viên, hai chị em cùng
chăm sóc ông, rồi dần dần chỉ một mình Khánh Linh mà thôi. Tại Tokyo, Ái Linh
gặp lại Khổng Tường Hy, bạn cũ quen nhau hồi ở New York, lúc này làm tổng cán
sự Hội Thanh niên Cơ Đốc giáo của Hoa kiều, vợ Khổng đã qua đời nên Khổng cầu
hôn với Ái Linh, sau kết hôn, vợ chồng trở về Thượng Hải, Khánh Linh thay chị
chính thức làm thư ký Anh văn cho Tôn Trung Sơn.
BÃO TỐ VÌ HÔN NHÂN TÔN – TỐNG
Tháng
6-1915, Khánh Linh một mình xin cha mẹ cho phép gả làm vợ Tôn. Cả nhà họ Tống
kinh ngạc, hoảng hốt, cha và chị cô hoàn toàn phản đối, bèn giam lỏng cô, không
cho ra khỏi nhà.
Về
phần Tôn Trung Sơn cũng thật sắt đá, đón vợ là Lư Mộ Trinh đến Tokyo làm thủ
tục ly hôn. Một đêm tháng 10-1915, được người hầu gái giúp đỡ, Khánh Linh trèo
qua cửa sổ trốn ra ngoài rồi cùng cha con Chu, người đồng hương với Tôn lên
đường sang Nhật Bản. Trưa ngày 24-10, Tôn đón Khánh Linh ở ga xe lửa Tokyo,
ngày hôm sau họ cử hành hôn lễ, đến chúc mừng đôi tân hôn Tôn – Tống có Liêu
Trọng Khải, Trần Kỹ Mỹ…ai cũng đầu lắc đầu trước hành động quả cảm của tân lang
và tân nương. Cha cô đến Nhật Bản và mắng Tôn hết lời, cha cô định phá đám cưới
nhưng bất thành, nên cuối cùng tuyệt giao với bác sĩ Tôn và cắt đứt quan hệ phụ
tử cùng con gái. Cha cô u buồn, đổ bệnh, tuy vậy, ông vẫn không đành lòng để
con gái tủi phận, nên sau đó đã gửi của hồi môn cho Khánh Linh. Tống Gia Thụ,
dù vậy, vẫn tiếp tục cộng tác với Tôn Trung Sơn trên lãnh vục chính trị. Năm
1918, Tống tạ thế vì ung thư dạ dày.
Tống
Gia Thụ đã tạo dựng một “vương triều Tống gia”, cuộc hôn nhân Trung Sơn – Khánh
Linh đã tăng thêm vòng hào quang chính trị cho vương triều ấy. Mọi thế lực Tống
gia đều qua đó mà phát triển, mở rộng, nếu không có cuộc hôn nhân Tôn – Tống
thì năm người con khác của họ nhà Tống đâu có được rạng rỡ như thời đó.
HÔN NHÂN TƯỞNG – TỐNG LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ
Tháng
6-1917, Tống Mỹ Linh tốt nghiệp đại học Wellesley, tháng 7 thì Tử Văn cũng tốt
nghiệp ở Harvard, đều ở bang Massachusetts. Năm ấy Tống gia đoàn tụ và họ đã
chụp được bức ảnh cả nhà duy nhất và sang năm sau (1918) thì Tống Gia Thụ tạ
thế. Mỹ Linh từng có 10 năm ở Mỹ (1907-1917), bà xâm nhập vào nền giáo dục, văn
hóa và xã hội của nước này, được đào tạo Mỹ hóa một cách triệt để và những gì
thu hoạch nơi đây đã ảnh hưởng cả cuộc đời bà.
Đầu
tháng 12-1922, Tống Tử Văn chủ trì dạ hội Cơ Đốc giáo tại nhà Tôn Trung Sơn,
Tưởng Giới Thạch đã gặp Tống Mỹ Linh ở đây, vẻ đẹp kiêu sa, dáng dấp thanh nhã
và cách nói chuyện lịch thiệp của nàng liền làm Tưởng say đắm, quyết định phải
tấn công cho được cô gái từ nước Mỹ thành đạt trở về.Tưởng bèn nhờ Tôn làm ông
tơ bà nguyệt. Tưởng trình bày, hạ cấp đã ly dị vợ trước là Mao Phúc Mai (mẹ của
Tưởng Kinh Quốc), cắt đứt quan hệ cùng hầu thiếp Diêu Dã Thành rồi, nhưng ông
không dám đả động gì tới Trần Khiết Như vừa mới kết hôn. Vì chuyện hôn nhân của
Mỹ Linh, Tống gia phải họp, thảo luận nên hay không nên gả cho Tưởng Tổng tư
lệnh: Tống mẫu không tán thành, hai người nữa - Khánh Linh và Tử Văn - cũng
phản đối Mỹ Linh lấy Giới Thạch. Duy chỉ có Khổng phu nhân Ái Linh là rất tích
cực và nhiệt tình vun vào, bà khôn ngoan, lanh lợi, bà hình dung ngày thành
công của Tưởng không còn xa nữa. Tống gia như đứng trước nguy cơ phân liệt, Ái
Linh và Mỹ Linh xin Tống mẫu cho mời Đàm Diên Khải đứng ra dàn xếp. Đàm tiên
sinh với tư cách là bậc cha chú và yếu nhân của Quốc Dân đảng, lựa lời khuyên
bảo Tống Tử Văn nên chấp thuận, lúc đó sẽ làm Bộ trưởng Ngoại giao, chồng cùa
Ái Linh làm Viện trưởng Hành chính (Thủ tướng). Tử Văn còn giúp vợ chồng Khổng
- Ái Linh thuyết phục thân mẫu. Mầm mống liên minh giữa ba gia tộc Tưởng,
Khổng, Tống đã bắt đầu nhen nhúm, làm thay đổi hướng đi lịch sử Trung Hoa Dân
quốc.
Tưởng
năn nỉ, dàn xếp để vào tháng 8-1927 Khiết Như sang Mỹ du học – Tưởng hứa là chỉ
5 năm, sau đó “tình xưa nghĩa cũ quyết không mờ !”… Tháng 9 năm đó, Ái Linh họp
báo công khai loan tin cuộc hôn nhân Giới Thạch – Mỹ Linh đang đi vào màn chót.
Hôn lễ cừ hành vào ngày 1-12-1927, một đám cưới thế kỷ khiến thiên hạ lác mắt.
CHỊ CẢ ÁI LINH ĐỨNG SAU GIẬT DÂY
Tống
Ái Linh lợi dụng chức quyền, đặc quyền vơ vét tiền của làm giàu, chồng là Khổng
Tường Hy làm Viện trưởng hành chính, em Tử Văn, bộ trưởng ngoại giao trong
chính phủ Tưởng Giới Thạch – đầu não của chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Ngày
19-10-1973, Ái Linh qua đời ở New York, thọ 84 tuổi.
CHỊ HAI KHÁNH LINH ĐỘC LẬP
Khánh
Linh là tương đối độc lập một mình, tư tưởng tiến bộ, tả khuynh, chủ nghĩa nặng
về lý tưởng khiến nội bộ chị em sinh ra xung đột. Ái Linh và Mỹ Linh liên kết
thành một phe, còn bà đơn thương độc mã. Đối với Tống gia và Trung Quốc thì
cuộc hôn nhân Tôn – Tống là một sự kiện lớn và có ảnh hưởng rất sâu xa. Một
thập niên (1915-1925) sống với Tôn Dật Tiên là đoạn đời vui vẻ, hạnh phúc nhất,
toại nguyện nhất của Khánh Linh. Chồng ra đi giữa lúc tráng kiện càng khiến bà
phải đối mặt với bao biến động to lớn. Vào lúc 9h30 ngày 12-3-1925, Tôn trút
hơi thở cuối cùng, thọ 59 tuổi.
Sau
năm 1927 thì tình cảm giữa ba chị em họ Tống thật sự đã rạn nứt: Ái Linh và Mỹ
Linh thuộc phái Tưởng Giới Thạch, còn Khánh Linh lại lãnh đạo phe chống Tưởng.
Bà
đã chọn Đảng Cộng sản: ngày 26-8-1949, bà được vợ Chu Ân Lai, tháp tùng đi từ
Thượng Hải lên Bắc Kinh. Mao ra đón bà ở sân ga. Và sau đó, Hội nghị Chính trị
bầu Mao làm Chủ tịch chính phủ nhân dân trung ương và 6 vị Phó Chủ tịch, trong
đó có Khánh Linh. Rồi bà gia nhập Đảng và ngày 29-5-1981, Khánh Linh qua đời,
và được phong là Chủ tịch danh dự suốt đời và duy nhất của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa.
NHỜ MỸ LINH, TRUNG QUỐC CHEN CHÂN VÀO “TỨ
CƯỜNG”
Ngày
4-7-1943 Mỹ Linh rời Mỹ bay về nước, sau chuyến công du hơn nửa năm. Bà đã gây
được cảm tình quý mến, thán phục của Quốc hội và ông bà tổng thống Mỹ Roosevelt.
Ngày
7-12-1941, Nhật đột kích Trân Châu cảng, hành động đó đã làm thay đổi một cách
triệt để tính chất cuộc kháng chiến chống Nhật của Tưởng.
Mỹ
không chỉ viện trợ kinh tế, ủng hộ chính trị cho Trung Quốc, mà quan trọng hơn
nữa là, bất chấp sự phản đối của Liên Xô và Anh, tổng thống Mỹ quyết tâm đưa
Trung Quốc lọt vào nhóm Tứ cường (Big four). Tưởng Giới Thạch bỗng dưng đứng
vào hàng ngũ Tứ cường, tên tuổi ông sắp bên cạnh Roosevelt, Churchill và
Stalin. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, thêm Pháp của tướng De Gaulle
,thành nhóm Ngũ cường. Khi tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập, nhóm Ngũ
cường trở thành 5 Hội viên Thường trực trong Hội đồng Bảo an, duy nhất chỉ có 5
Ngũ cường là Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Pháp có quyền phủ quyết – quyền
này chi phối hoàn toàn quyền hạn của cơ quan quyền lực cao nhất này của Liên
Hiêp Quốc.
Ngày
1-10-1949, Mao Trạch Đông tiến chiếm Đại lục, Tưởng phải ra cố thủ ở đảo Đài
Loan. Ngày 25-10-1971, chính phủ Đài Loan trước đây đại diện nước Trung Quốc
tại Hội đồng Bảo an - Liên Hiệp Quốc bị trục xuất và nhường chức vị Hội viên
Thường trực cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nắm (Trung Quốc vẫn giữ “China” của
Đài Loan , để quyền đại diên được liên tục), tiếp đến Nixon hội đàm với Mao,
Chu, đến ngày 5-4-1975, Tưởng đã đau đớn từ trần, thọ 87 tuổi. Nhưng phu nhân
Tống Mỹ Linh – người đã nhờ tài ngoại giao, hùng biện, đã giúp Trung Quốc lọt
vào nhóm Ngũ cường, rồi thành Hội viên Thường trực trong Hội đồng Bảo an, với
thế lực tuyệt đối to lớn đối với an ninh thế giới - mãi tới năm 2004 mới qua
đời tại Mỹ, thọ 107 tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét