30 tháng 4, 2015

Chuyện chưa kể phía sau bức ảnh 'Hai người lính'


 Nguồn:Reds.VN

Họ là hai người lính ở hai bên chiến tuyến. Một người là bộ đội miền Bắc, người kia là lính thủy quân lục chiến của miền Nam.  

Cả hai cùng đóng quân tại vùng ranh giới Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.
Trong một buổi chiều tạm yên tiếng súng, họ cùng choàng vai nhau chụp chung một bức hình kỷ niệm.
Khoảnh khắc này được ông Chu Chí Thành, phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), ghi lại vào thời điểm tháng 4-1973. Hơn 40 năm sau, tác giả bức ảnh đã cất công đi tìm lại nhân vật của mình...

Tấm ảnh lịch sử

Quân sư Tôn Tẫn và diệu kế đua ngựa


Tôn Tẫn là vị quân sư nổi tiếng thời Chiến Quốc, tương truyền ông là cháu của Tôn Tử. Khi chạy trốn khỏi nước Ngụy và đến được nước Tề, nhiều người biết tiếng ông nhưng chưa ai được tận mắt chứng kiến tài của ông. Thế nhưng từ một cơ duyên về đua ngựa ông đã làm Tề Vương khâm phục và từ đó mọi việc đều nghe theo lời của ông.

27 tháng 4, 2015

TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ LÝ LONG TƯỜNG

Tác giả:  Thảo Nguyên

 Xuất thân

Lý Long Tường là Hoàng tử nhà Lý nước Đại Việt, Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc.
Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Hiền Phi Lê Mỹ Nga. Ông được vua Trần Thái Tông phong chức: Thái sư Thương trụ quốc, Khai phủ Nghi đồng Tam ty, Thượng thư Tả bộc xạ, lĩnh Đại đô đốc, tước Kiến Bình Vương.
Trong Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I, NXB Giáo Dục 1997) có một chi tiết ngắn ngủi: “Mùa xuân năm Bính Tuất (1226), Trần Thủ Độ giữ chức thái sư thống quốc, truất bỏ ngôi thượng hoàng của Lý Huệ Tông… Trần Thủ Độ thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết, diệt trừ thế lực còn lại của nhà Lý. Một số hoàng thân tìm cách di cư ra nước ngoài như Lý Long Tường chạy sang Cao Ly”.

SỰ LIÊN HỆ GIỮA DÒNG HỌ LÝ Ở VIỆT NAM VÀ ÐẠI HÀN

Tác giả:  Thảo nguyên

Có rất nhiều bài viết đã giới thiệu về dòng họ Lý của Việt Nam tại Hàn Quốc, sau đây, TTHQ xin được giới thiệu tới các bạn một bài phân tích của Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sĩ về: “Sự liên hệ giữa dòng họ Lý ở Việt Nam và Ðại Hàn”. Tuy đây là một bài viết mang tính chất cá nhân và có nhiều điều cần xác thực nhưng lại chứa nhiều chi tiết cụ thể, sinh động giúp các bạn quan tâm đến dòng họ Lý có thể hình dung được phần nào về “cuộc di dân” của tổ tiên sang đất Triều Tiên.

Ði Tìm Con Cháu Thuyền Nhân 849 Năm Trước: Nguyên Tổ Hai Giòng Họ Lý Tại Ðại Hàn
  Tác giả chân thành cảm tạ Tiến-sĩ Thái Văn Kiểm, hội viên Hàn-lâm viện Pháp-quốc hải ngoại, đã giúp đỡ rất nhiều khi viết bài này.

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng-thống Ngô-đình Diệm công du Ðại-hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại Hàn dân quốc là Lý Thừa Vãn, viếng thăm Việt-Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Báo hồi ấy có tường thuật sơ sài. Còn chính quyền thì gần như không để ý đến chi tiết lịch sử này.

26 tháng 4, 2015

Chiến công hiển hách của hoàng tử Đại Việt trên đất Triều Tiên

Gần 800 năm trước có một vị hoàng thúc nhà Lý là Hoàng tử Lý Long Tường đã vượt biển ra ở nước ngoài. Chiến thuyền của ông đã dạt đến vùng núi Hoa Sơn thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay rồi định cư ở lại đó. Hoàng tử Lý Long Tường đã dựng lên nghiệp lớn và trở nên lừng danh với chiến công đại phá giặc Nguyên - Mông… Ông trở thành thủy tổ của một nhánh họ Lý ở nước ngoài, hậu duệ của ông ngày một cường thịnh.


 Bản đồ hành trình trên biển của Lý Long Tường đến Cao Ly năm 1226

KHÔNG ĐỀ

Đinh Tiến Hùng

Ve đã kêu rồi, ve đã kêu
Nắng vàng đã nhuộm óng sân trường
Lá non không thắm màu biếc nữa
Chỉ thiếu đỏ tươi Phượng đầu mùa

20.4.2015
Lá Xanh                                                   

25 tháng 4, 2015

CỔ THI TÁC DỊCH - NGUYỄN KHUYẾN

 Tác giả: Sinh năm 1835 tại ý Yên, tỉnh Hà Nam, mất 1909 tại quê nhà. Nhiều lần thi hương, thi hội không đỗ, mãi đến 1871 mới đỗ đầu thi hội và thi đình, học vị hội Hoàng Giáp, được vua Tự Đức ban cờ biển và hai chữ Tam Nguyên, được bổ làm Toàn tu sử quan trong triều. Cuối đời về ở ẩn dạy học. Tác phẩm: "Quế sơn thi tập", "Tam Nguyên Yên Đổ thi ca".

Người dịch: Thái Bá Tân


Đêm thu ngắm trăng

Bốn bề yên tĩnh một mình ta.
Phòng văn tựa ghế, ngắm trăng tà.
Một chiếc lá thu rơi, bay đến,
Gợi biết bao nhiêu nỗi nhớ nhà.


Phu trạm

Suốt ngày khênh cáng chẳng ngơi chân.
Phu trạm, thân anh thật nhọc nhằn.
Nhưng anh không biết người trên cáng,
Hai chục năm qua lắm bụi trần.


22 tháng 4, 2015

BÁ NHA , TỬ KỲ


Lần nọ, đi sứ Sở,
Rong ruổi những dặm đường,
Đêm Trung Thu, gió mát,
Dừng ở bến Hán Dương,

Bá Nha đem đàn gảy.
Đang lúc bổng lúc trầm,
Bất ngờ dây đàn đứt.
Ông buông đàn, trầm ngâm.

TỲ BÀ HÀNH


1.
Tư mã Bạch Cư Dị,
Một thi hào đời Đường,
Lần nọ, có công chuyện,
Đi qua bến Tầm Dương.

Đêm, gió thu lành lạnh,
Cây phong ngủ mơ màng.
Dưới trăng, lau xào xạc,
Dòng sông buồn mênh mang.

Chủ khách giờ ly biệt,
Nâng chén, lòng không say.
Đứng trên thuyền, tư lự,
Buồn cái buồn chia tay.

21 tháng 4, 2015

CỔ THI TÁC DỊCH - NGÔ THÌ NHẬM

Người dịch:Thái Bá Tân

Tác giả: Sinh năm 1746 trong một gia đình đại quý tộc ở Thăng Long, mất 1803; từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trịnh - Nguyễn, về sau theo và trở thành người trợ lực chính của vua Quang Trung. Tác phẩm: hơn 600 bài thơ và 15 tác phẩm khác.

Ba bài tứ tuyệt về mùa thu

Bài một

Chức Nữ, Ngưu Lang không nhỏ lệ,
Chỉ màng nước mỏng nhẹ như không.
Ra trời cũng hiểu buồn ly biệt,
Không bắt phòng khuê vợ nhớ chồng.

Bài hai

Sau mưa, màu núi lại càng xanh.
Líu ríu chim kêu, rộn lá cành.
Nhìn chim bay nhảy sao mà nhẹ,
Thẹn lòng còn nặng những hư danh.

Bài ba

Non xanh nước biếc, lại non xanh.
Thăm thẳm trời thu, ngọn gió lành.
Người ở Giang Nam, lòng đất Bắc,
Thả hồn theo gió với chim oanh.

----------------------------------------------------

20 tháng 4, 2015

“10 điều không nên làm quá” – Bí quyết dưỡng sinh của Đạo gia


Dưỡng sinh trong Đạo gia yêu cầu coi trọng đó là : thân – tâm. Lo âu làm tổn thương lá lách, tức giận làm tổn thương gan, và suy nghĩ lao lực làm tổn thương đến tinh thần. Sự thật về con đường trường sinh nằm ở các tình tiết nhỏ trong cuộc sống, từ việc tiết chế ăn uống cho tới việc quản lý các cung bậc cảm xúc, và một khi bạn vi phạm các quy tắc dưỡng sinh, thì nó sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

10 quy tắc dưỡng sinh “không quá” trong Đạo gia, đặt ra nhằm tạo ra một khái niệm và thái độ đúng đắn để bạn có một thân thể và một trái tim khỏe mạnh. Hãy cùng nhau trải nghiệm 10 điều “không quá” này

19 tháng 4, 2015

4 câu chuyện cổ sâu sắc về lòng hiếu nghĩa và đức hi sinh

“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tại Trung Quốc có từ thời nhà Tống (960 – 1279) cũng đã có câu thành ngữ này.

Đầu năm là dịp để ca ngợi truyền thống cổ xưa về việc coi trọng nguồn cội, nuôi dưỡng tình yêu thương và sự hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
  Theo Khổng Tử, gia đình có tầm quan trọng đối với sự hưng thịnh của một quốc gia. Trong cuốn sách nổi tiếng “Kinh Dịch” có viết, “Gia đình ổn định thì quốc gia mới vững vàng.” Và “Kinh Lễ” có viết, “Các gia đình có nền nếp gia phong thì quốc gia sẽ được cai trị tốt.”
Nhiều điển cố điển tích được truyền lại qua các thời kỳ nói lên những quan điểm của người xưa về tầm quan trọng của gia đình và sự hòa thuận của gia đình đối với con người và xã hội. Dưới đây là một vài ví dụ trong số đó.

18 tháng 4, 2015

Nghệ thuật nói chuyện


Khi con người tức giận, chỉ số IQ bằng 0, qua một phút sau mới hồi phục lại trạng thái bình thường. Chìa khóa thanh lịch của một người nằm ở cách họ kiềm chế cảm xúc của mình. Dùng miệng lưỡi để làm hại người khác, là hành vi ngớ ngẩn nhất.

Thông thường là do chúng ta bị kiểm soát bởi những cảm xúc nội tâm không tốt. Một người có thể kiềm chế những cảm xúc không tốt còn mạnh mẽ hơn người nắm giữ một tòa thành. 

Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn. Phải mất 2 năm học nói và thêm 10 năm học im lặng, mới thấy được: nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ.

                     

Lấy nhu thắng cương

16 tháng 4, 2015

Nhớ về kiệt tác “Người thứ 41″

Vũ Thanh Hoa – Tháng Tư có ngày sinh của Lê-nin, cũng là lúc nhớ về Văn Học Xô-Viết một thời và những “truân chuyên” của các tác giả Xô Viết. Mình đọc rất nhiều Văn học Nga, một trong số ấy được mình thổn thức mãi đó là tác phẩm “Người thứ 41″ (tiếng Nga: Сорок первый) của nhà văn Boris Lavrenyov, ra đời năm 1923. Truyện có cách viết tài hoa khiến mình không ngừng rơi lệ về mối tình của viên sĩ quan Bạch vệ “Mắt xanh” cùng với cô chiến sĩ Hồng quân xuất thân là cô bé bán cá.

Bộ phim “Người thứ 41″ cũng có sức hấp dẫn đặc biệt với cảnh nude đã từng bị Hội đồng xét duyệt Liên xô ngày ấy bàn tán không ngừng. Mời bạn xem lại một số cảnh phim để nhớ một thời sóng gió của nền văn học Xô Viết vĩ đại…

15 tháng 4, 2015

TRUNG QUỐC HAY HOA KỲ?

Viết: LÝ QUANG DIỆU
Dịch: Nguyễn Việt Vân Anh
Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

 
Bộ trưởng Cao cấp Singapore Lý Quang Diệu và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp năm 2009. 

Mỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể
 Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.

12 tháng 4, 2015

Không đề

                            Đinh Tiến Hùng


Đẹp lắm mùa hoa Cải
Trải mênh mông nắng Vàng
Có một người con Gái
Áo Đỏ cười trong Hoa.

12.4.2015
Lá Xanh                                                   

11 tháng 4, 2015

9 bí quyết khỏe mạnh và trường thọ


Bạn có muốn sống tới 100 tuổi không? Hãy đọc ba lần “bí quyết” khỏe mạnh hạnh phúc và trường thọ sau đây.

 Để sống khỏe, từ bây giờ hãy bắt đầu dưỡng thành những thói quen tốt! Kỳ thực, đối với nhiều người mà nói, muốn tìm được bí quyết trường thọ là điều không thể. Rất nhiều người không biết phương cách để cải thiện sức khỏe. Gần đây có một bài viết được đăng trên mạng Internet, giảng rõ về bí quyết khỏe mạnh, trường thọ, hạnh phúc của chuyên gia sức khỏe – giáo sư Vạn Thừa Khuê.

9 tháng 4, 2015

Trần Nhật Duật (1255 - 1330)

VietnamDefence - "Ông là đấng thân vương quý hiển, làm quan trải thờ bốn đời vua, ba lần lãnh chức đứng đầu các trấn lớn. Nhà ông không ngày nào mà lại không có cuộc hát xướng. Người ta ví ông với Quách Tử Nghi đời nhà Đường (của Trung Quốc) vậy” - Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí) 
Bàn thờ Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật

6 tháng 4, 2015

VÔ ĐỀ

Đinh Tiến Hùng
(Nhân nữ đồng nghiệp buồn)

Có những lúc hồn tràn cảm xúc
Có lúc buồn cứ phảng phất trong ta
Cổ ngẹn đắng, nói ra…òa nước mắt
Để lòng vơi…buồn...vẫn cứ...không vơi

6.4.2015
Lá Xanh

2 tháng 4, 2015

NHỊ THẬP TỨ HIẾU (Hai mươi tư tấm gương hiếu thảo của người xưa)

Thái Bá Tân

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu
Được viết vào đời Nguyên.
Tác giả - Quách Cự Nghiệp,
Một túc nho, người hiền.

Hai mươi tư gương tốt
Về đạo hiếu xưa nay
Ông sưu tầm, chép lại,
Đưa vào cuốn sách này.

Phan Châu Trinh cũng giống Lý Quang Diệu?

Phan Châu Trinh cho rằng Việt Nam phải phát triển kinh tế và giáo dục để tự lực tự cường, hội nhập vào thế giới văn minh rồi mưu cầu độc lập chứ không cầu viện ngoại bang dùng bạo lực giành độc lập. Chỉ như vậy mới bảo đảm Việt Nam sẽ có một nền độc lập chân chính, lâu bền về chính trị lẫn kinh tế trong quan hệ với ngoại bang cũng như nhân dân sẽ được hưởng độc lập và tự do cá nhân trong quan hệ với nhà nước.