22 tháng 12, 2015

NHÌN LẠI BUỔI ĐẦU SỰ NGHIỆP NAM TIẾN CỦA CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, công cuộc mở đất về phương Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước có điều kiện phát triển kinh tế, đồng thời văn hoá dân tộc có cơ hội giao thoa với văn hoá các tộc người ở vùng đất mới, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong thống nhất của văn hoá dân tộc Việt Nam ngày nay.


Chùa Thiên Mụ ở Huế do chúa Nguyễn Hoàng khởi lập năm 1601.

Để có được những chuyển biến tích cực đó, không thể không kể đến công lao của người khởi nghiệp - chúa Nguyễn Hoàng (1525 - 1613). Chúng ta cùng nhìn lại buổi đầu dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng.

21 tháng 12, 2015

Tướng mạo trời sinh của người phụ nữ có phúc khí


Người xưa từ thời cổ đại đã nói “tướng mạo”, điều mà họ gọi là “tướng mạo”, chính là một ngành khoa học thông qua phương thức quan sát đặc điểm khuôn mặt của một người mà luận bàn về số mệnh của họ. Người ta thông qua một thời gian dài mà tổng kết và đã tổng kết ra mười loại tướng mạo được kể ra dưới đây là người phụ nữ cực kỳ có phúc.

1. Môi hồng, răng trắng



16 tháng 12, 2015

5 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông

Sống hài hòa theo mùa là một niềm tin của con người xưa nay. Mùa đông khiến chúng ta trở nên chậm rãi hơn. Đây cũng là thời điểm tự nhiên trong năm để bổ sung năng lượng và duy trì sức mạnh.  


Với y học phương Đông, thì mỗi mùa đều có liên quan với một tạng cụ thể trong cơ thể, và tạng của mùa đông là thận. Những điều cần lưu ý trong mùa đông:

 1. Đi ngủ sớm

 Mùa đông là thời điểm duy trì sức mạnh của bạn. Hãy nghĩ mình như chú gấu và cần ngủ đông một chút.

 2. Giữ ấm

11 tháng 12, 2015

CUỘC CHIẾN TRANH 30 NĂM

K.W. Taylor
 
 Năm 1757

Vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

"...MacArthur, vị danh tướng của Mỹ, là người chỉ huy quân đội tiến đánh Nhật Bản trong thế chiến thứ II. Tuy nhiên, khi ông rời khỏi đất nước này, người dân không hề căm ghét mà ngược lại đều tỏ lòng biết ơn bởi những việc làm của ông..." 

Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.


Chân dung Thống tướng Douglas MacArthur. Ảnh: Internet

TRANH 3D


7 tháng 12, 2015

Quy tắc đối nhân xử thế trong cuộc sống: 4 tận và 4 không tận!

Tác giả: Theo Ntdtv 
 Dịch giả: Tâm Nguyễn


I. Cả đời cần ghi nhớ “4 tận”

1. Tận tận hiếu: Hết lòng hiếu thảo.
Đối với cha mẹ phải tận hiếu; Con người dù sang hay hèn, giàu hay nghèo đều do cha mẹ sinh ra, cha mẹ khổ cực cay đắng nhọc nhằn vỗ về nuôi dưỡng thành trưởng.
Người xưa nói “Bách thiện hiếu vi tiên” là có ý nói rằng trong trăm cái thiện thì chữ hiếu là đứng đầu. Hiếu là gốc của mọi đức tính, những lý do khác đều nằm ở trong ấy, hiếu là cái nôi làm người.

3 tháng 12, 2015

NGẪM HÀNG NGÀY

 


1. Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.


2. Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

2 tháng 12, 2015

THIỀN 10 PHÚT MỖI NGÀY


TẤT CẢ ĐỀU VÔ THƯỜNG


Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !

1-Thời gian : Vô Thường 
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu đời thì mới.

Qua một ngày, vui một ngày.
Sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày, mất một ngày.
Vui một ngày, lãi một ngày.

1 tháng 12, 2015

10 HẠNH- 10 ĐIỀU TÂM YẾU ĐỂ AN VUI




10 HẠNH LÀNH: Trọng mạng sống của muôn loài. Xót thương và tận tâm giúp đở người đói khổ, cô đơn, đau ốm, tật nguyền. Buồn khi thấy kẻ làm dữ, khuyên nhủ họ bỏ dần và dứt hẳn việc dữ. Vui khi thấy người làm lành, khuyến khích giúp đỡ họ phát triển thêm điều thiện; ấy là hạnh TỪ-BI…


1 - Hạnh TỪ-BI.(慈悲行)

Trọng mạng sống của muôn loài. Xót thương và tận tâm giúp đở người đói khổ, cô đơn, đau ốm, tật nguyền. Buồn khi thấy kẻ làm dữ, khuyên nhủ họ bỏ dần và dứt hẳn việc dữ. Vui khi thấy người làm lành, khuyến khích giúp đỡ họ phát triển thêm điều thiện; ấy là hạnh TỪ-BI.

28 tháng 11, 2015

Lòng tham không đáy

Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà góa là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc.

Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.
 

Phật gia sinh mệnh cảm ngộ: 20 điều đại tu dưỡng trong đời người

Dịch giả: Tâm Nguyễn

Điều Tu dưỡng 1: Tu dưỡng lớn nhất của đời người là khoan dung

Mỗi cá nhân một con người đều hy vọng mình là một người có phong độ trong đối nhân xử thế, đều mong rằng bản thân tu dưỡng thành những thói quen tốt. Vậy như thế nào gọi là tu dưỡng lớn nhất? Chính là khoan dung. “Nghiêm dĩ luật dĩ, khoan dĩ đãi nhân” – nghĩa là: “Lấy nghiêm khắc làm kỉ luật cho mình, lấy khoan dung rộng lượng để đối xử với người”, chúng ta đối đãi với người cần phải khoan hậu, cần phải bao dung, cho dù người khác đối đãi bạn tử tế hay không tử tế, bạn đều có thể bao dung, đây mới là tu dưỡng lớn nhất đời người của con người sinh ra trong cuộc sống này.


Dũng khí lớn nhất cảu đời người là tự mình nhận sai 

26 tháng 11, 2015

Về Quê!

Vũ Đô


Một ngày trở lại tuổi thơ
Về đây thăm đất Liễu Đô quê mình
Có dòng ngòi Biệc xanh xanh
Cầu Hin, Suối Lạnh nước lành mát trong
Cò bay thẳng cánh ngoài đồng
Lúa vàng rơm nếp thơm nồng chiều thu
Cuối nương chim gáy gúc gù
Sắn, khoai đua với mía, ngô xanh rờn
Cam, chanh chín mọng ngoài vườn
Mõ trâu lếch kếch vang đường đồng xưa
Mang nơm đi úp cá rô
Bâng khuâng một buổi chiều thu đi về.


23-11-2015 

25 tháng 11, 2015

BÀI TẬP THỞ DƯỠNG SINH

ĐÂY LÀ BÀI TẬP THỞ GIÚP BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN SỐNG THÊM ĐƯỢC 50 NĂM TRONG KHI ĐÃ BỊ CẮT GẦN HẾT PHỔI VÌ CĂN BỆNH LAO PHỔI.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện


1. Người sáng tạo ra phương pháp thở dưỡng sinh
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) là một nhà nghiên cứu xuất thân trong gia đình khoa bảng ở xã Sơn Hòa, huyệt Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh ra ông là cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn.
Năm 1933, Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp tú tài triết học, tú tài toán học và tú tài tây, vào học trường Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học tiếp. Năm 1939 ông tốt nghiệp và được làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện Trouseau - một bệnh viện lớn nhất Pari. Tại đây, ông tiếp tục học và đỗ thêm bằng bác sĩ về ký sinh trùng và các bệnh nhiệt đới.
Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, phải nằm điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời gian đó sự phát triển về y khoa còn hạn chế, bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa khỏi.
Trong vòng 6 năm điều trị bệnh (từ 1943 - 1948), ông phải trải qua nhiều ca phẫu thuật điều trị lao phổi gồm có 7 lần mổ, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái.
Lúc này, dung tích thở trong phổi của ông chỉ còn 1 lít, đây là dung tích thở của một người rất yếu. Theo chẩn đoán của các bác sĩ người Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn sống được khoảng 2 năm nữa.
Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện không chấp nhận nằm chờ chết. Ông đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Kết quả ông đã sống thêm được 50 năm nữa, hưởng thọ 85 tuổi.
Trong thời gian còn sống, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không những duy trì được sức khỏe tốt cho mình mà còn nhờ có sức khỏe ấy đã tích cực hoạt động, nghiên cứu và để lại rất nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, triết học...

23 tháng 11, 2015

XIN HÃY CẢM THÔNG

Vũ Thu Hương


 Em mong rằng anh hãy hiểu cho em
Ngoài làm dâu, em còn làm mẹ
Thức trắng đêm- ốm đau con bé
Nên nhiều khi không được dịu hiền.

Thân bệnh – Tâm bệnh – Nghiệp bệnh


 Bệnh (  ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sinh , Lão , Bệnh , Tử  )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa.
Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không  hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan.

Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
1/- THÂN BỆNH ( )
2/- TÂM BỆNH ( )
3/- NGHIỆP BỆNH ( )

22 tháng 11, 2015

Bài thuốc quý từ hạt vừng khiến tóc bạc thành đen, da thô thành mượt mà


Xưa kia, vừng vốn rất quen thuộc với mọi nhà như một thực phẩm bổ dưỡng và vị thuốc quý nhưng đa số người ta đã lãng quên điều đó trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Theo Đông y, vừng có tác dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, sáng mắt, khôi phục thần kinh suy nhược… Dưới đây là hai bài thuốc cực kỳ đơn giản với vừng giúp bạn có làn da mượt mà và mái tóc đen khỏe.


Thức ăn tốt nhất cho da, ấy là hạt vừng

18 tháng 11, 2015

Không đề

Vũ Thu Hương


Suối nín thở…
Hương tình
e ấp.

Chiều nhẹ nhàng
Thả những đường cong

Nước nghiêng
soi bóng
lạc dòng

Vai nghiêng...
ánh mắt
tơ lòng
ngổn ngang....


18.11.2015

13 tháng 11, 2015

TƯỚNG LƯU Á CHÂU : LỊCH SỬ TRUNG QUỐC LÀ BỘ LỊCH SỬ ĐỔI TỪ THIỆN SANG ÁC



 Lưu Á Châu [刘亚洲, Liu Yazhou] nguyên là một nhà văn quân đội, còn là con rể của chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông là Lý Tiểu Lâm hiện là phó chủ tịch hội hữu nghị đối ngoại Trung Quốc. Lưu Á Châu từng du học và sinh sống ở Mỹ một thời gian lên tới gần 10 năm. Mấy năm trước từng giới thiệu quan điểm và phân tích cá nhân về quan hệ quốc tế với tầng lớp lãnh đạo cao cấp trong đảng và quân đội Trung Quốc. Theo tìm hiểu, những quan điểm của ông đã gây được sự chú ý mạnh mẽ của một số tướng lĩnh và giới phân tích chiến lược ở Trung Quốc, trong đó là giới sỹ quan cấp trung trong quân đội. Hiện Lưu Á Châu đảm nhiệm chức phó chính ủy trong bộ tư lệnh không quân Trung Quốc và là một ủy viên chính trị của Đại học Quốc phòng.

Nguyên văn bài nói chuyện (10/05/2010)

Tôi là người kế tục của văn hóa Trung Hoa, cũng là người phê phán nó. Trước đây, đầu tiên tôi là người kế tục nó, sau đó mới trở thành người phê phán nó. Hiện tại, đầu tiên thì tôi phê phán nó, sau đó mới là người kế tục. Lịch sử của Phương Tây là nền lịch sử cải tà quy chính từ ác trở thành thiện. Lịch sử của Trung Quốc thì ngược lại, là một bộ lịch sử đổi từ thiện sang ác.

6 tháng 11, 2015

GIAO MÙA

Vũ Thu Hương


Thu đã vắt sang ngang
Mà sao em giận dỗi
Lãng đãng mây chiều vội
Mùa dùng dằng giao duyên.

5 tháng 11, 2015

Bài học từ những câu nói



 Mỗi ngày đều nhớ kỹ và thực hành những lời này sẽ đem lại cho bạn một loại năng lượng thuần chính.

Một câu nói chân thực
1- Trân quý sinh mệnh, vui vẻ với cuộc đời.  


Hai câu nói thành tâm

1- Đừng để ngoại vật sai khiến tâm linh của mình.
2- Đừng để tiền bạc thay thế tình thân.


1 tháng 11, 2015

Ba triều đại Việt Nam nối tiếp đòi Trung Hoa trả đất


 Lịch sử Việt Nam thời cận đại có ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn, đối nghịch lăm le tiêu diệt lẫn nhau, gây cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn hàng thế kỷ. Các triều đại này xung khắc nhau như nước với lửa, tưởng không thể chia sẻ với nhau bất cứ chính sách nào ; tuy nhiên có điều thú vị là cả ba cùng một ý nguyện tìm cách đòi lại phần đất bị mất bởi Trung Quốc, tại 10 châu thuộc phủ An Tây, Hưng Hóa.


31 tháng 10, 2015

NGÀY TRỞ GIÓ

Vũ Thu Hương


Mùa thu sắp qua rồi
Mà anh không quay lại
Bình cúc vàng em hái
Hết nhựa gầy xác xơ.

Em đã từng đợi chờ
Găm niềm tin chặt ngực
Nâng niu miền kí ức
Sợ một ngày phôi pha.

30 tháng 10, 2015

TRUNG HOA


Lưu Quang Vũ

Gió bấc thổi từ xứ xa
Bên kia núi cao sừng sững
Trung Hoa.Trung Hoa của tuổi thơ
Tiếng ngựa hí đêm khuya
Đoàn xe Chiến Quốc đi trong tuyết
Rũ rượi tóc râu, đao thương sáng quắc
Não bạt thanh la xủng xoẻng
Dữ tợn mà sầu thương.
Bờ sông trắng hoa dương
Chia ly buồn đứt ruột
Dậm chân hát mà từ biệt
Đường thì vằng vặc.

28 tháng 10, 2015

CHA TÔI DẠY

Đinh Tiến Hùng

Khi tôi 8, 9 tuổi, bố tôi có một quyển sổ tay nhỏ màu gạch. Trong sổ ông ghi địa chỉ người thân, họ hàng ở quê; một số trang ông ghi về công việc làm của ông; một trang ông ghi:

“Phương châm xử thế” của Hồ Chủ Tịch

25 tháng 10, 2015

22 tháng 10, 2015

XUÂN QUỲNH trong ký ức con trai và người chồng đầu tiên



Thạc sĩ Lưu Tuấn Anh nói về người mẹ nổi tiếng: “Mỗi khi có gì sai mẹ luôn nhẹ nhàng nhắc nhở và khéo léo để gợi ý cho chúng tôi nên chúng tôi luôn thấy mình sai chỗ nào và tự sửa chữa để không bao giờ lặp lại lỗi lầm ấy nữa. Trẻ con cũng cần được tôn trọng và hỏi ý kiến, mẹ tôi luôn nghĩ như thế và bà thường dạy con những điều quan trọng ngay khi con còn bé tí và chưa chắc đã hiểu được những gì bà nói. Ví dụ, tôi vẫn nhớ, khi tôi mới chỉ là cậu bé 10 tuổi, mẹ tôi đã căn dặn: Cuộc sống của con người muốn có giá trị thì phải có niềm đam mê một thứ gì đó, phải có cảm hứng với cuộc sống, nếu không sẽ như một cái cây khô, vô hồn và buồn tẻ. Với linh cảm của một người mẹ và sự nhạy cảm của một nhà thơ, mẹ cũng có những suy nghĩ rất hợp thời. Khi tôi lớp 7, mẹ khuyên nên chịu khó học tiếng Anh, vì tiếng Anh mới là ngôn ngữ của thế giới. Đấy, ngay cả trong thời kỳ mà tiếng Pháp và tiếng Nga đang thịnh hành thì mẹ đã nghĩ ra việc cho con học tiếng Anh!”

21 tháng 10, 2015

Phương pháp đơn giản giúp điều chỉnh lại cột sống và phòng trị gai cột sống

Những thói quen như đứng nghiêng hoặc ngồi không cân đối, làm việc thời gian dài trước máy tính… đều có thể là nguyên nhân khiến cột sống bị lệch, kéo theo nhiều loại bệnh tật. Để khắc phục tình trạng này hãy thường xuyên làm động tác lăn lưng giúp uốn nắn lại cột sống, thậm chí có thể chữa gai cột sống. Mỗi ngày thực hiện động tác 108 lần (một nhịp qua lại tính một lần), làm từ từ, vừa để uốn nắn lại cột sống, vừa phòng trị gai cột sống.

 Động tác “lăn lưng” là phương pháp yoga vừa hay vừa không cần dùng đến thuốc hoặc kim tiêm, và cũng rất tiện lợi, dễ làm, giúp điều chỉnh lại cột sống. Tuy nhiên vì mỗi người có tình trạng cơ thể và sức khỏe khác nhau nên không phải ai cũng có thể dễ dàng “lăn”. Hãy tham khảo qua kỹ thuật làm động tác này dưới đây.

Cách lăn lưng

19 tháng 10, 2015

GỬI LẠI PHỐ

Vũ Thu Hương



Gửi lại phố cái nắng như đổ lửa
Những con đường tháng bảy mùa thi
Những bông đỗ quyên nhỏ li ti
Bỗng thẹn thùng làm duyên trước gió.

CHÀO THÁNG MƯỜI

Vũ Thu Hương



Tháng mười về từ buổi sáng mờ sương
Những con đường bồng bềnh váy mỏng
Mùa cõng heo may xua đi cái nóng
Thời gian mênh mang gió hát dịu dàng.

EM LÀ MÙA THU CŨ

Vũ Thu Hương


Trời sang thu phẳng lặng
Khẽ khàng hạt nắng rơi
Mây đi về cuối trời
Mang nỗi buồn con gái

MỜI ANH TỚI THĂM QUÊ EM

Vũ Thu Hương


Mời anh tới thăm quê em mùa tháng chín
Thăm lễ hội vàng- Lễ hội ruộng bậc thang
Nghe tiếng khèn Mông réo rắt vắt qua làng
Dòng Nậm Kim uốn mình phơi cát.

ĐÀN ÔNG LÀ GÌ? ĐÀN ÔNG LÀ AI?

 Nhật Khánh

   Đàn ông là con trâu mải miết hối hả cày, làm lên kho vựa đầy ắp mà không biết thế nào là đủ.

   Đàn ông là những đứa trẻ đội lốt người lớn, hay hờn dỗi, hay vòi vĩnh, không biết thổi cơm, không biết giặt giũ, thích bú mớm, rất háu ăn nhưng cả thèm chóng chán.

  Đàn ông là cỗ máy tình yêu không được bảo hành, khi chưa chạy tưởng là cực tốt, chạy 5 phút thấy khá, chạy 15 phút  thấy tạm được, chạy 30 phút là hỏng.

18 tháng 10, 2015

MÓN QUÀ VÔ GIÁ

Vũ Thu Hương

(Tặng người đàn ông của em)

Anh đừng lo chuyện quà tặng cho em
Khi không khí ngày lễ ngoài đường giục giã
Anh đã vì em nhận về mình vất vả
Gánh trên vai những ngang trái một đời

17 tháng 10, 2015

Thơ VŨ THU HƯƠNG


Vũ  Thu Hương sinh năm 1977, hiện là giáo viên văn trường THCS Lê Quý Đôn - Lục Yên.
Gần đây chị công khai thơ trên facebook; Thơ chị dung dị, gắn với con người, cuộc sống, giàu tính nhân văn, đậm tình người, gần thiên nhiên.
  Một số bài thơ chị đăng trên facebook tôi tập hợp ở đây:

Nhấn vào đường dẫn

15 tháng 10, 2015

HƯỚNG DẪN BÀI TẬP DƯỠNG SINH



I- NGUYÊN LÍ
   Cơ thể người có 12 đường kinh lạc cùng với mạch Nhâm, mạch Đốc kết nối trên 700 huyệt đạo trên cơ thể. Kinh lạc là nơi lưu thông khí huyết, nguyên âm, nguyên dương, nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng. Bài tập dưỡng sinh  tạo sự lưu thông khí huyết, cân bằng năng lượng cơ thể khiến cơ thể khỏe mạnh.

13 tháng 10, 2015

TẶNG NGƯỜI


Đinh Tiến Hùng

Hôm nay nắng hửng rồi, anh ạ
Gió không còn lạnh nữa
Em không còn xào xạc
Anh có còn lạnh se?

CHUYỆN VUI TRÊN FACEBOOK



Đông đến thật rồi sao?
Làn mưa dầm trước ngõ
Con gió lạnh ùa về
Làm xào xạc lòng ai.

10.10.2015
_____________________________________


Binh Tran Thay từ khác cho từ xào xạc ở câu thứ 4 vì từ ấy ko phù hơp với bai thơ

Binh Tran Co đúng vậy ko chú


12 tháng 10, 2015

Chuyện cổ Phật gia: Đường Tăng thực trong lịch sử

Chánh Kiên                       

 “Tây Du Ký” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Trung Hoa. Trong tác phẩm này, Đường Tăng dẫn ba đồ đệ tới Tây Thiên và đạt được viên mãn sau khi kinh qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Một số người coi nó chỉ là tiểu thuyết hư cấu. Trong lịch sử, có một vị tăng sư đời Đường đã mạo hiểm cuộc sống và du hành hàng chục nghìn dặm đường từ Trung Quốc tới Ấn Độ để mang kinh phật về Trung Thổ. Hành trình ông đã đi cũng là quá trình tu luyện của một người tu, cuối cùng đã có thể vượt ra khỏi sinh tử.



1.    Trở thành một Độ Tăng ở tuổi 13

10 tháng 10, 2015

KHÔNG ĐỀ


Đông đến thật rồi sao?
Làn mưa dầm trước ngõ
Con gió lạnh ùa về
Làm xào xạc lòng ai.


10.10.2015
________________________________