28 tháng 12, 2018

Người khôn ngoan sẽ biết buông bỏ 10 điều cố chấp trong đời để có được hạnh phúc, an yên

 Người khôn ngoan sẽ biết buông bỏ 10 điều cố chấp trong đời để có được hạnh phúc, an yên
Nguồn: Số hà
Hà Lê
Nhà triết học Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng nói: "Một người biết cách buông tay là người hạnh phúc nhất". Bởi vì khi bạn nắm chặt tay, không có gì bên trong, nhưng khi bạn nới lỏng tay, thế giới nằm trong tay bạn. Học cách buông bỏ 10 điều này, bạn sẽ sống đơn giản và hạnh phúc hơn.






20 tháng 12, 2018

Nước mắt của TBT Lê Duẩn và nỗi đau tận cùng hơn 30 năm của người vợ ông không muốn bỏ

Nước mắt của TBT Lê Duẩn và nỗi đau tận cùng hơn 30 năm của người vợ ông không muốn bỏ

Nguồn: Số Hà

Năm 1950, khi kết hôn với nhau, ông Lê Duẩn đã tặng cho người vợ thứ 2 của mình – bà Nguyễn Thụy Nga – một cuốn sổ tay với lời đề tặng: "Tặng em Nga, người bạn chung tình". Dưới dòng chữ ấy, bà Nguyễn Thụy Nga viết: “Sổ này, một kỷ vật đầu tiên của D. cho N – từ đây đời Nga sẽ ghi thêm những trang sách mới. Quyển sổ này sẽ chứa đựng mối tình dài lâu của Nga đối với Duẩn". Đó là ngày 29.5.1950 – những ngày tháng đầu tiên trong cuộc hôn nhân của họ!

13 tháng 12, 2018

10 tác động kỳ diệu lên cơ thể nếu đi bộ 15-30 phút/ngày



Nguồn:Số Hà

Chúng ta có thể đi bộ mỗi ngày nhưng lại chưa ý thức được việc cần phải đi bộ đều đặn để thay đổi sức khỏe. 10 điều kỳ diệu sẽ diễn ra trong cơ thể nếu bạn đi bộ 15-30 phút/ngày.


30 tháng 11, 2018

Cao nhân đúc kết 45 thói quen tốt nhất đời người: Mọi thứ sẽ tuyệt vời nếu bạn sớm áp dụng


Vân Hồng 

Đời thay đổi khi ta thay đổi, nếu bạn chịu khó thay đổi bản thân dựa trên những thói quen tốt nhất được đúc kết sau đây, không chỉ khỏe mạnh, mà còn có được sự thuận lợi, hoàn hảo.

Đọc thêm:

* Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe: Sau 18 thế kỷ vẫn còn vô cùng giá trị

29 tháng 11, 2018

Nếu anh lỡ có người yêu em cũng sẽ tha thứ.

Nguyễn Thạch Dũng
Ba mươi năm một bức thư tình được giải mã để bùng nổ những âm hưởng yêu đương ”Cuộc đời đầy bất ngờ và luôn có hậu.” Thanh buột miệng. Thanh tin tưởng rằng, tương lai lại sẽ đem đến cho con người những giá trí đích thực đã từng bị lãng quên.


Trái: Chiến binh Phạm Ngọc Thanh. Phải: Cô Mon hiện nay.

27 tháng 11, 2018

Từ giận dữ đến bình an



 Mike George là diễn giả nổi tiếng trên thế giới, tham gia giảng dạy tại hơn 30 quốc gia và là tác giả của 8 cuốn sách bán chạy đã được dịch ra gần 30 ngôn ngữ.
Mike George hiện sống tại London và quản lý biên tập cho tạp chí Heart & Soul. Trước khi làm nghề viết sách và diễn thuyết, Mike George còn là doanh nhân thành đạt. Trong 20 năm qua, ông đi nhiều nơi để dạy về nghệ thuật thiền và giúp đỡ nhiều người trong lĩnh vực phát triển tinh thần. Những tựa sách của ông được dịch sang tiếng Việt gồm: Tư duy tích cực, Từ giận dữ đến bình an, 7 AHA - Khơi sáng Tinh thần và giải tỏa stress. Ông đến Việt Nam từ ngày 23 đến 25/6/2009 để tham gia nhiều hoạt động diễn thuyết, chủ đề về suy nghĩ tích cực và rèn luyện kỹ năng sống.
Cuốn “Từ giận dữ đến bình an” (Don’t get mad get wise) bản tiếng Việt được NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh phát hành qua bản dịch của Thanh Tùng, Hiếu Dân và Thế Lâm.

9 tháng 11, 2018

Những nguyên tắc dưỡng sinh bảo vệ sức khoẻ khi tiết trời Lập đông


Khi tới tiết trời Lập đông, khí hậu cũng càng ngày càng lạnh, chúng ta chính thức bước vào mùa đông, chú trọng dưỡng sinh mùa đông là phương pháp ‘cường thân kiện thể’ giảm thiểu bệnh tật chủ yếu nhất. Vậy thì nguyên tắc dưỡng sinh Lập đông là gì?


Nguyên tắc dưỡng sinh lập đông

1. Ăn uống tuân thủ nguyên tắc: ‘Tư âm tiềm dương’
Ăn uống nên thanh đạm, dùng nhiều hơn các thực phẩm tăng nhiệt lượng cho cơ thể. Bổ sung rau tươi vào chế độ ăn tránh thiếu vitamin. Ăn tăng hơn thực phẩm có hàm lượng đạm, vitamin, chất xơ cao. Thịt bò, thịt dê, gà ác, sữa đậu nành, sữa bò, củ cải, rau xanh, mộc nhĩ, đậu tương, cần tây, cà rốt, khoai tây, cải thảo, cải bó xôi, táo, nhãn… đều là thực phẩm tương đối thích hợp sau Lập đông.
Ngoài ra, mùa đông dưỡng sinh có thể ăn nhiều các loại hạt (loại thực phẩm nhiều dầu) như lạc, óc chó, hạt dẻ, hạt phỉ, hạnh nhân… Đồng thời, cần bớt ăn thực phẩm tính hàn như hải sản, không được ăn thực phẩm ngấy béo hoặc quá mặn, bớt ăn thực phẩm hàm lượng đường cao.

2. Vận động tuân thủ nguyên tắc: ‘Thu Đông dưỡng âm’
Tập luyện trong mùa đông là không thể thiếu, vận động thích hợp có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự tấn công của bệnh tật. Chuyên gia nhấn mạnh, mùa đông hàn lạnh, tứ chi của con người tương đối cứng đờ, động tác khởi động trước khi tập luyện rất quan trọng, như duỗi tay chân, chạy chậm, tập luyện với máy móc nhẹ, làm cơ thể ra chút mồ hôi, sau đó lại tiến hành tập luyện cường độ cao bảo vệ sức khỏe. Y phục cần căn cứ tình hình khí hậu mà sử dụng, lấy giữ ấm phòng cảm mạo làm chính. Sau khi vận động cần kịp thời mặc thêm quần áo, để tránh nhiễm lạnh. Ngoài ra, người bị bệnh tim mạch và mạch máu não nên kiêng kỵ vận động mạnh, như đánh bóng, leo núi…

3. Sinh hoạt ngủ nghỉ tuân thủ nguyên tắc: ‘Thuận ứng quy luật tự nhiên
Ngủ và thức đều cần nắm bắt thời gian một cách khoa học. Con người chỉ có thuận ứng biến hóa của bốn mùa trong năm, đồng điệu hòa hợp với chuyển biến thời không, mới có lợi cho sức khỏe sinh mệnh. Nhấn mạnh, trong mùa đông khi sức sống tiềm phục ẩn náu, vạn vật bế tàng, cần ‘dưỡng tinh tích nhuệ’, làm dương khí nội tàng. Phương pháp cụ thể là “ngủ sớm dậy muộn”, để đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, đồng thời chú ý giữ ấm thân thể, để tránh dương khí ngoại tiết.

4. Tinh thần cần tuân thủ nguyên tắc: ‘Đông tàng’
Mùa đông, chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể tương đối chậm rãi. Chuyên gia kiến nghị, gặp phải sự tình không như ý, cần học cách điều chỉnh tình chí (cảm xúc). Đối với các tình chí không tốt có uất ức trong tâm, có thể thông qua phương thức thích đáng phát tiết ra ngoài, để bảo trì tâm thái bình hòa.
Mùa đông có thể tăng cường phơi nắng. Bởi vì thời điểm này trời tối sớm, thời gian có nắng ngắn, cũng là một nguyên nhân dễ làm người ta sản sinh tình chí uất ức. Cần bảo trì tình chí ổn định, tránh phiền nhiễu vọng động, giúp dương khí trong cơ thể được tiềm tàng (ẩn giấu).

Lập đông dưỡng sinh cần ăn gì?

1. Lập đông ẩm thực ăn uống dưỡng sinh chủ yếu là gia tăng nhiệt lượng
Nhiệt độ hàn lạnh của mùa đông ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết của cơ thể, làm hormone tuyến yên Thyroxine và hormone tuyến thượng thận Adrenaline… phân tiết ra nhiều, từ đó xúc tiến và tăng tốc phân giải 3 nhóm chất dinh dưỡng chính, để gia tăng khả năng chống lạnh của cơ thể, như vậy sẽ tạo thành nhiệt lượng cơ thể tản đi rất nhiều.
Khi thời tiết lạnh, tăng cường dung nạp lượng đạm, mỡ cho tới vitamin và chất khoáng, rất có lợi cho chống rét. Ăn thêm một chút gạo nếp, cao lương, hạt dẻ, đại táo, nhân quả óc chó, nhãn, hẹ, bí đỏ, gừng tươi, thịt bò, thịt dê… các loại thực phẩm tính ấm nóng, có thể tăng cường khả năng chịu rét của cơ thể.

2. Lập đông dưỡng sinh cần chú ý bổ sung vitamin
Lập đông lại không phải mùa rau, do đó, thường sau khi một mùa đông qua đi, cơ thể xuất hiện thiếu vitamin, như thiếu vitamin C, đồng thời do đó mà dẫn tới phát sinh loét miệng, chân răng sưng đau, chảy máu, đại tiện táo… các loại triệu chứng. Vậy thì mọi người có thể ăn lượng củ thích hợp, như khoai lang, khoai tây… Chúng đều giàu vitamin C, vitamin B, và còn vitamin A.
Tăng lượng vitamin A, C nạp vào. Vitamin A chủ yếu đến từ gan động vật, cà rốt, rau màu xanh đậm…, vitamin C nguồn chủ yếu lại từ trái cây tươi và rau. Tăng cường lượng hấp thu vitamin A, C…, có thể tăng cường khả năng chịu rét của cơ thể.

Lập đông dưỡng sinh và kiêng kỵ

1. Lập đông dưỡng sinh cần ‘tăng đắng giảm mặn’
Do đó, trong mùa đông, cần bớt ăn thực phẩm vị mặn, để phòng thận thủy quá vượng; ăn nhiều thực phẩm vị đắng, để bổ ích tạng Tâm, tăng cường chức năng tạng Thận, thường dùng thực phẩm như: Cam, gan dê, su hào, xà lách, giấm, trà…
Đồng thời khi bổ vào mùa đông, cần chú ý là cần để trường vị có quá trình thích ứng, tốt nhất lựa chọn dẫn bổ trước. Bình thường mà nói, có thể lựa chọn dùng hồng táo hầm thịt bò, nhân lạc thêm đường đỏ, cũng có thể nấu một chút canh thịt bò nấu gừng tươi, đại táo để uống, để điều chỉnh chức năng Tỳ Vị.

2. Lập đông không thể bồi bổ một cách mù quáng
a. Kiêng loạn bổ
Nên hiểu được bản thân có nên bổ hay không, thuộc loại thể trạng nào, thuộc tạng nào phủ nào có hư. Bình thường mà nói, người trung niên lấy bổ ích Tỳ Vị làm chủ yếu, người già lấy bổ ích Thận khí làm chính. Tốt nhất dưới sự chỉ đạo của bác sĩ có kinh nghiệm phán định.
b. Kiêng chỉ dùng thuốc để bổ
Đối với người muốn kiện thân trường thọ mà nói, chỉ dựa vào thuốc bổ không phải là biện pháp tốt. Còn cần chú ý rèn luyện vận động thích hợp, điều chỉnh ăn uống, phải động não, tránh tà nhập tĩnh…, mới có thể đạt tới ý nghĩa dưỡng sinh đích thực.
c. Tránh ăn thịt quá nhiều
Đối với người có trạng thái thân thể không được tốt lắm, Tỳ Vị tiêu hóa không tốt mà nói, trước tiên là cần hồi phục chức năng Tỳ Vị, nếu không thì uống bao nhiêu thuốc bổ cũng vô ích. Do đó, mùa đông bổ không cần vị quá bổ, quá ngấy béo, cần lấy điều hoà tiêu hóa làm chuẩn tắc.
d. Không bệnh cũng bổ
Không bệnh cũng bổ có thể làm tổn thương thân thể. Ví như dùng dầu gan cá quá lượng có thể dẫn tới trúng độc, trường kỳ sử dụng đường glucose có thể dẫn tới béo phì. Ngoài ra, thuốc bổ cũng không thể dùng nhiều, bất kỳ thuốc bổ nào sử dụng quá lượng đều có hại.

Theo www.ys137.com

Liên Hoa biên dịch




28 tháng 10, 2018

HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ (1)

I- NGƯỜI ĐÀN BÀ NHẪN

Đinh Tiến Hùng


 Chuyện đã lâu khoảng hơn 30 năm trước...


Anh chưa học hết cấp 2 thì đi bộ đội. Hồi đó trong cùng một lớp độ tuổi học sinh chênh nhau giữa người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất đến bảy, tám tuổi. Mười tám tuổi anh lên đường nhập ngũ. Sau 10 năm phục vụ quân đội anh nhận quyết định xuất ngũ. Về địa phương, anh làm ngành kiểm lâmAnh công tác xa nhà, một tuần về nhà một lần dịp chủ nhật, có dịp họp cơ quan anh lại ghé qua nhà thăm nom vợ con. Vợ chồng anh sinh được một gái một trai. Thời đó kinh tế cả nước khó khăn lắm nguyên do chiến tranh một phần, phần do chính sách kinh tế. Lại nói chuyện vợ chồng Anh: Anh công tác xa nhà, ở nhà vợ con nheo nhóc khó khăn lắm, lương giáo viên của chị không đủ nuôi con, chị phải ra chợ mua hàng hoá vào các xã mua bán đổi chác để thu nhập thêm. Nói là thu nhập thêm nhưng phần thu nhập này gấp vài ba lần lương hàng tháng của chị. Lương của anh chỉ tạm đủ cho anh đi đường và ăn uống. Anh công tác ở cơ sở, cơ quan phân công một người phụ trách một địa bàn gồm vài xã. Trung bình hàng tháng anh ở cơ sở khoảng ba tuần, họp cơ quan vài ba ngày, chủ nhật về nhà giúp gia đình. Mấy tháng đầu cứ chủ nhật là anh có mặt ở nhà, sau đó có chủ nhật anh ở lại cơ sở. Và càng về sau anh càng ít về nhà hơn… Thấy dạo này anh ít về nhà chị linh cảm thấy điều gì đó đang đe doạ hạnh phúc gia đình mình. Chị nói điều linh cảm của mình với Diệp em ruột chị và nhờ em Diệp “điều tra” giúp.
Diệp là một phụ nữ linh hoạt nhanh nhẹn. Diệp lên huyện gặp ông trưởng phòng cơ quan anh rể:
- Em chào anh! Em là Diệp em ruột chị Nguyên vợ anh Đạt. Cháu bé anh Đạt bị ốm mấy hôm rồi, lâu anh Đạt không về nhà. Em hỏi anh xem anh Đạt công tác ở xã nào để em tìm anh ấy về xin phép cơ quan nghỉ vài hôm giúp chị em việc nhà và chăm sóc cháu bé.
Nghe xong trình bày của chị Diệp, ông trưởng phòng nói:
- Anh Đạt phụ trách địa bàn gồm ba xã Nậm Roong, Nậm Riềng và Nậm Róm. Anh ấy chủ yếu ở Nậm Roong, ngày đi Nậm Riềng, ngày đi Nậm Róm, ngày ở Nậm Roong. Theo lịch công tác cơ quan thì hôm nay anh Đạt làm việc ở Nậm Riềng. Vì các xã chưa có điện thoại nên chị sang Nậm Riềng gặp anh Đạt nói với anh ấy tạm gác công việc vài hôm về đỡ gia đình chăm sóc cháu nhỏ. Chị cứ nói là đã trao đổi với tôi rồi là anh ấy nghe.
  Cái thời xa xưa hơn ba mươi năm trước là như vậy, nói với nhau không cần giấy tờ xin phép, giải quyết công việc đơn giản như cuộc đối thoại trên. Lúc đó chỉ cơ quan nhà nước mới có điện thoại mà điện thoại hữu tuyến chứ không như bây giờ nhấc điện thoại cảm ứng lên nhấn là nghe được tiếng, nhìn được hình, chụp được ảnh, ghi âm, quay video, đọc báo…
  Diệp không đến Nậm Riềng mà đến Nậm Roong vào gia đình người bạn học thời cấp ba phổ thông. Chỉ vài câu đưa đẩy hỏi han Diệp đã nắm được tình hình.
 Đạt ở nhà trạm gần trường học. Gần đây Đạt có mối quan hệ với cô giáo Hường chưa có gia đình, cô Hường đã có thai tháng thứ ba.
Diệp sang Nậm Riềng gặp anh rể, nói lại chuyện gia đình anh và truyền đạt lời anh trưởng phòng cơ quan với anh rồi về.
Nghe em dì thuật lại những thông tin về chồng, đầu óc Nguyên quay cuồng, vẻ mặt thất thần mặc dù chị đã linh cảm điều mà có thể xảy ra với gia đình chị. Chị nói với Diệp giữ kín chuyện này không nói cho bất kì ai biết kể cả chồng Diệp. Năm ngày sau anh về. Năm ngày đủ để chị lấy lại tinh thần, bình tĩnh dự tính các phương án cho gia đình.
- Bố nó về đấy à?!
Thấy chồng có vẻ mệt, chị pha cho chồng cốc nước chanh đường:
- Hôm nọ thằng cu ốm, công việc bận rộn, em nhờ dì Diệp sang tìm anh về đỡ em vài hôm việc nhà cửa, trông thằng cu.
- Con ốm sơ sơ thì cô cố một tí, cứ chốc chốc gọi tôi về cơ quan người ta đánh giá chứ.
Máu sôi lên nhưng chị cố nén lại:
- Con ốm, còn việc trường việc lớp, lại còn đi xã đổi chác nữa. Anh ở nhà đỡ em vài hôm.
Bữa ăn tối hôm đó chị mổ con gà làm mâm cơm, sai con gái lấy  chai rượu để bố uống. Mâm cơm bên gia đình làm lòng anh thư lại. Hường có thai làm anh hoảng hốt, giải quyết sao đây? Việc lộ ra thì hỏng hết: Cơ quan kỉ luật, gia đình tan nát, danh dự hoen ố, bạn bè cười chê, nội ngoại đánh giá,… Đang lúc anh miên man nghĩ suy thì chị nói:
- Em chỉ mong bữa nào gia đình mình cũng đông đủ như bữa hôm nay…
 Nghe anh thở dài chị sót lắm, biết là anh đang nghĩ ngợi nhiều. Từ đấy suốt bữa ăn chị không nói gì thêm.
Tối hôm đó nằm cạnh nhau mà hai vợ chồng chị mỗi người theo đuổi một luồng nghĩ suy. Nằm bên chồng thỉnh thoảng nghe anh thở dài chị biết anh đang dằn vặt nghĩ suy. Chị muốn ôm chồng nhưng nghĩ anh đã có tình với người đàn bà khác chị không thể. Nước mắt chị trào ra…Nghe tiếng sụt sịt từ vợ anh biết chị đang khóc. Anh biết chị đã biết anh có mối quan hệ bên ngoài…Đến gần sáng cả hai mới thiếp đi được một lúc.
Sáng ra chị đi làm, chiều chị rủ anh đạp xe mang hàng vào xã đổi thóc về sát thành gạo đem ra chợ bán. Năm ngày anh ở nhà là năm buổi chiều anh cùng chị mua bán đổi chác kiếm thêm tiền lo cho cuộc sống gia đình bé nhỏ này. Chiều hôm thứ năm anh trưởng phòng cơ quan anh đi công tác qua ghé thăm gia đình anh chị. Biết được hoàn cảnh gia đình đang khó khăn anh trưởng phòng chủ động cho anh nghỉ thêm một tuần.
Hơn mười ngày ở nhà sống trong khung cảnh tuy vất vả nhưng đầm ấm, nhìn hai đứa nhỏ quây quần bên bố mẹ, những bữa cơm đạm bạc nhưng đủ đầy yêu thương, lại nghe chị nói: “Em và hai con cần anh luôn ở bên, em không muốn xa anh, các con không muốn xa bố…”. Anh đằm mình suy nghĩ …
Sáng hôm sau anh ôm chặt vợ: “Hôm nay anh lên cơ quan trưa anh về”. Chị rớm nước mắt nắm chặt tay anh.

Anh lên cơ quan xin thôi việc, lĩnh tiền trợ cấp thôi việc, vào chợ mua cho các con mỗi đưa hai bộ quần áo.


28/10/2018

18 tháng 10, 2018

NGÔI NHÀ CŨ

Đinh Tiến Hùng


Ngôi nhà cũ…
Cái gì cũng cũ:
Nhà gỗ bốn gian, mái xiêu xiêu…
Rêu nấm mọc bờ nghiêng viên ngói
Bàn ghế cũ…cái giường cũng cũ
Chạn bát ba ngăn lưới sắt tứ bề
Vườn tược cũ giống rau cũng cũ
Góc trồng hành, góc mấy cây ớt nhăn nheo
Căn bếp cũ từ lâu ọp ẹp
Mái lá cọ chẳng bao giờ dột nắng(*)
Bồ hóng vẫn đen như xưa…
Hàng rào nứa liêu xiêu mục nát
Gà tranh nhau qua lỗ hổng chân rào
Dàn su su xiêu vẹo…

Tình yêu cũ…
ngót bốn mươi năm…vẫn cũ
Ánh mắt cũ
Nụ cười cũng cũ
Một biển yêu thương, một thời nhung nhớ…
Chút giận hờn…thi thoảng chen ngang

Căn nhà cũ…có hai người cũng cũ
Sở thích chẳng giống nhau
Người xem Ti Vi
Người ôm máy tính
Đứa cháu ngoại chăm chơi thỉnh thoảng: Ngoại ơi!...

Ngủ một giấc qua đêm sáng dậy: Ngày mới.

04/10/2018
_______________

(*) Mái lá cọ chẳng bao giờ dột nắng: Mưa mới dột.



16 tháng 10, 2018

CHUYỆN BÀ HỒ XUÂN HƯƠNG


Anh Khoa ơi, bài thơ “Đánh đu” bấy lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương, hóa ra lại của Lê Thánh Tông. Trong văn bản của Lê Thánh Tông, hiện có ở Viện Hán Nôm chỉ khác vài chữ. Nguyên văn như thế này:

"Bốn cột khen ai khéo trồng
 Anh lên đánh, ả còn ngong
Cúng thổ địa khom khom cật
Vái Hoàng thiên ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song
Du xuân mới biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không"

15 tháng 10, 2018

Luyện khí công có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và trẻ lâu?


Luyện khí công có thể bồi dưỡng và tăng cường nguyên khí, bổ sung khí cho tạng phủ, giúp thông kinh hoạt lạc, từ đó nâng cao khả năng điều tiết, cải thiện tố chất thân thể, phát huy hết tiềm lực của cơ thể người. Vô số người đã được trải nghiệm công hiệu phòng bệnh trị bệnh, phục hồi sức khỏe và mở rộng tâm trí của khí công.

9 tháng 10, 2018

ĐÀ LẠT THU...

Phạm Thị Phương Thảo

Sáng nắng, chiều mưa, trưa mát
Và tối…có người hát đêm đông...

8 tháng 10, 2018

Bách bệnh sinh ra từ khí: Trung y dạy điều khí dưỡng sinh


 Bách bệnh đều bắt nguồn từ khí huyết, là câu nói thường được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Tại sao khí huyết lại quan trọng với sức khỏe của chúng ta và quan trọng trong Đạo dưỡng sinh đến vậy, làm thế nào để có thể điều chỉnh lưu thông khí huyết giúp tăng cường thể chất khỏe mạnh.

Tác dụng của khí huyết trong dưỡng sinh

1 tháng 10, 2018

ĐÀ LẠT VÀ EM


Phạm Thị Phương Thảo

Áo sim tím
Khăn mây choàng Đà Lạt
Em dịu dàng xuống phố
Đón mùa sương...

Thu Đà Lạt
Người có về phố núi
Mưa giăng kín em rồi
Chiều Đà Lạt thân thương...

Đêm trắng sương
Cùng “ Tiếng gọi tình yêu”giai điệu Lương Tử Đức
Em lại hát bài ca về Mèo Vạc
Thương xứ núi ngày nào
Tam giác mạch trổ hoa...

Có người bạn mới hát bài tình ca cũ
Bập bùng ghi ta, vệt lửa nhỏ cháy lên
“Ai lên xứ hoa đào”
Trầm ấm giọng ca hiền...

Đêm
Chỉ còn lại Đà Lạt và em

Nghe tóc hát
Từng lọn buồn

Thu ủ chín cả em và Đà Lạt

(Trại viết Đà Lạt 28/9/2018)


28 tháng 9, 2018

NGƯỜI GIÀ CẦN GÌ?-(2)

Đinh Tiến Hùng


Hàng ngày trên đoạn đường không dài lắm người ta thấy một bà cụ khoảng gần 90 tuổi quảy đôi quang gánh lúc mấy mớ rau ngót, khi thì vài nải chuối, hoặc vài mớ rau ngải. Thấy cụ bán rau, có người mua rau của cụ vì cụ cũng như những người bán rau khác. Cũng có người mua rau của cụ để cụ bán chóng hết. Có người mua rau của cụ vì tình cảm dành cho người già. Cụ quảy đôi quang gánh đến chỗ đông người như nơi có hàng quán thì cụ ngồi nghỉ và bán rau. Cụ đi dọc con đường không dài lắm, vừa đi vừa nghỉ, gần đến trưa là bán hết rau vì cụ không có nhiều rau. Đối với người khác thì việc bán rau của cụ như đi bộ buổi sáng hay thư giãn nhưng với cụ thì đó là niềm vui. Niềm vui làm việc, vun trồng tắm tưới những luống rau từ mấy chục năm nay, cụ quen rồi. Rau đến lứa thì cụ thu hái đem bán và có tiền. Có câu “tiền không là gì, nhưng cần có tiền”. Hàng ngày cụ ra khỏi nhà là có tiền, tuy không nhiều nhưng có thể mua gì cụ cần và…để dành.

Cụ sống cô đơn?

Cụ ông đã mất. Cụ có người con gái lớn đã có gia đình. Cụ ở trong căn nhà mà hai cụ dựng đã mấy chục năm nay. Hàng ngày cụ chăm bón vườn rau, thu dọn nhà cửa. Cuộc sống như vậy là vui. Gia đình con rể, con gái cụ cách nhà cụ hơn một cây số. Thấy mẹ vườn tược vất vả lại còn phải đi bán rau, cô con gái nói với mẹ: “Mẹ không phải trồng rau bán rau nữa.”
Mẹ bảo:
- Mày kệ tao, tao làm quen rồi, không làm không chịu được.
Vợ chồng con rể, con gái có ý đón cụ ra ở cùng. Cụ bảo:
- Không! Nhà tao, tao ở.
Với cụ lời nói đơn giản, mộc mạc, chân quê. Đi bán rau lúc nghỉ gặp người quen, cụ kể lại câu chuyện rồi thêm “nhà bố mẹ là nhà của con, nhà của con không phải là nhà bố mẹ”. Thật rõ ràng và từng trải.
 Con gái cụ không muốn cụ bán rau vì có người nói đến tai chị: “Vợ chồng anh chị giàu có mà để mẹ chị hàng ngày phải đi bán rau không sợ người ta nói cho à.”. Nhưng họ có biết đâu cụ không muốn sống dựa vào con cái. Có lần chị gặp mẹ bán còn một nải chuối, chị bảo mẹ bán nốt cho con, mẹ chị nói: “Mày cầm về cho các cháu”. Chị trả tiền, mẹ không nhận, chị cứ trả, đưa cho mẹ 20 nghìn, mẹ chị trả lại chị 10 nghìn, chị không nhận. Cứ thế, cuối cùng chị nhận lại của mẹ 10 nghìn. Cuộc mua bán rất “sòng phẳng” nặng tình mẹ con.
  Anh chị thấy rằng cần tôn trọng suy nghĩ của mẹ, việc làm của mẹ, sự tự do của mẹ. Thỉnh thoảng anh chị biếu mẹ vài ba trăm nghìn, cụ nhận; Dịp lễ tết anh chị phong bì mừng tuổi mẹ 500 , một triệu, cụ nhận. Ai đó nói với cụ: Con cháu cho nhiều ít đều nhận.
 Thỉnh thoảng chị mua thức ăn khi thì gửi vào, lúc thì sai con mang vào hoặc chị đưa vào cho mẹ. Thỉnh thoảng anh chị sắp xếp cả nhà vào làm cơm ăn cùng mẹ, hoặc mời mẹ ra nhà anh chị ăn cùng các con, các cháu. Nhiều khi anh chị cho cháu vào nấu và ăn cùng bà.
   Cụ sống một mình mà không cô đơn vì con cháu luôn bên cạnh, mà cụ lại tự do vì cụ ở nhà của cụ.
….
Hàng ngày vẫn trên đoạn đường không dài lắm người ta thấy một bà cụ khoảng gần 90 tuổi quảy đôi quang gánh lúc mấy mớ rau ngót, khi thì vài nải chuối, hoặc vài mớ rau ngải…


28/9/2018

Đây mới là thứ có thể quyết định vận mệnh sang hèn của chúng ta

Nguyễn Nhung 


Tính khí của người đàn ông ảnh hưởng đến sự nghiệp; tính khí của người phụ nữ ảnh hưởng đến hôn nhân. Hãy cùng đọc và ngẫm, có thể bạn sẽ thay đổi được thiếu sót của bản thân.

KHÚC GIAO MÙA THẦM LẶNG

Vũ Thu Hương

Giọt nắng cuối ngày về trên phố
Sỏi đã hao gầy nhớ nhịp chân qua
Những hạt buồn rồi cũng nở thành hoa
Màu hoa tím rơi vào chiều hiu hắt

23 tháng 9, 2018

NGƯỜI GIÀ CẦN GÌ ?-(1)

Đinh Tiến Hùng



(Nhà của bố mẹ là nhà của con
Nhà của con không phải là nhà của bố mẹ)

 Bố già yếu ở quê, các con ở thành phố. Ba anh em trai bàn bạc: Mẹ mất, bố già yếu, giao cho anh cả đón bố ra thành phố ở cùng anh chị. Ông ngoài 80 còn đi lại được quanh nhà, việc vệ sinh cá nhân ông chưa phải nhờ ai, bữa cơm ông vẫn nhọn nhẹm được lưng bát cơm bát rau cùng ly rượu nhỏ.
 Ông ra thành phố được các con đưa lên gác hai. Căn phòng cụ ở có đầy đủ TV, tủ lạnh, đầu video, vệ sinh khép kín. Anh con thứ hai bảo:
- Chúng con đã bàn nhau đón bố ra ở với chúng con ngoài này để chúng con tiện chăm sóc bố. Bố ở căn phòng này thích gì bố cứ dùng: Xem TV, mở video, bố thích ăn gì đã có trong tủ lạnh, hoặc bảo anh chị con, các cháu mua cho. Bố tập thể dục, đi bộ ngay trong phòng hoặc hành lang tầng hai này. Bố không cần xuống tầng một vì khách ra vào mua hàng, rồi bụi bặm ngoài đường bay vào.

 Thời gian đầu ông xem TV chán thì mở video xem ca nhạc, xem phim; thỉnh thoảng thích ăn thì mở tủ lạnh xem có gì ăn, nhiều loại quả: cam sành, cam sen, quýt các loại,…mà ông ăn được mấy, người già nhu cầu ăn không nhiều vì năng lượng tiêu hao không lớn. Đến bữa lúc con, lúc cháu mang cơm lên cho ông. Thức ăn đầy đủ nhưng ông ăn được bao nhiêu, mang lên rồi lại mang xuống, cơm, thức ăn chỉ vơi đi tẹo. Mấy ngày mới ở, ông chăm tập thể dục như hồi còn ở quê. Ở quê ông đi vài vòng quanh cái ao nhà hoặc đến mấy nhà ông bạn cạnh đấy, tập mấy động tác thể dục dưỡng sinh là thấy người thoải mái. Nhưng ở trên căn gác “trọ” đi từ đầu này đến đầu kia cái hành lang ngắn hẹp ông thấy bí bách lắm.

 Ông nhớ tới bà, bà bỏ ông đi được 5 năm rồi. Ông bà sinh được ba trai một gái, nuôi chúng ăn lớn học hành có công ăn việc làm, lấy vợ lấy chồng cho chúng. Cả  bốn con ông đều ở ngoài tỉnh nay gọi là thành phố. Khi còn song toàn ông bà được “tự do” ăn ở thích gì được nấy, sáng tối ra vào việc ông việc bà nhẹ nhàng, xem TV thưởng thức quan họ, cả ông cả bà đều mê chèo, rồi thi thoảng ông bà vẫn … Nói “tự do” vì khi ông bà mới lấy nhau ở với bố mẹ thì đâu được tự do: Ra vào khép nép, ăn nói giữ gìn, việc gì cũng phải thông qua bố mẹ. Có con thì vất vả nuôi con ăn học khi thời buổi cả nước khó khăn vì chiến tranh, vì cơ chế chính sách kinh tế thời đó dẫn đến mọi người mọi gia đình đều “bình đẳng”: nghèo, nhà nào cũng nghèo, ai cũng nghèo, cả nước nghèo; rồi “chạy” việc cho các con khi thời buổi cái gì cũng tiền, tiền,…tiền…. Năm năm từ khi bà mất, ông giữ nhà cửa sạch sẽ, trồng mấy luống rau, nuôi vài con gà cho vui, tự nấu nướng cơm nước…Thanh thản.

 Dần dần ông tập thể dục ít đi, ăn ít đi, suy tư nhiều hơn. Ông thường mơ thấy bà, ông nhớ mấy ông hàng xóm, nhớ căn nhà của ông ở quê, nhớ thời ông còn nhỏ, nhớ bạn bè ông thời trẻ trâu, nhớ con sông quê, nhớ con đê bám dọc bờ sông, nhớ nhiều thứ lắm, nhớ bố mẹ ông,…

 Ông ăn với các con cháu một cái tết ở thành phố, rồi ông yếu dần…

 Ra thành phố ở được hơn một năm thì ông đi với bà. Các con ông làm ma cho ông rồi đưa ông về quê, thế là ông bà lại được ở bên nhau.

23.9.2018

19 tháng 9, 2018

NHẪN

Phụ tử nhẫn chi, tự toàn kì đạo
(Cha con biết nhịn, trọn vẹn đạo nhà)


Phu phụ nhẫn chi, linh tử bất cô
(Vợ chồng nhịn nhau, con trẻ không côi)


Huynh đệ nhẫn chi, gia trung vô hại
(Anh em nhịn nhau, trong nhà vô hại)


Bằng hữu nhẫn chi, kì tình bất sơ
(Bạn bè nhịn nhau, tình bạn không xa)


Hình giả nhượng bộ, canh giả nhượng bờ
(Đi đường nhường bước, làm ruộng nhường bờ)

17 tháng 9, 2018

Day bấm 3 huyệt vị tốt nhất cho chuyện ấy: Cả nam và nữ đều nhận được những lợi ích "vàng"

Vân Hồng 
Có nhiều cách để cải thiện đời sống gối chăn, trong đó, day bấm huyệt là một trong những giải pháp hàng đầu được Đông y đánh giá rất cao. 3 huyệt vị này là gợi ý tốt nhất cho bạn.

14 tháng 9, 2018

THÁC NÀ KÈN (Xã Lâm Thượng). Núi Nà Kèn xanh màu xanh của núi rừng hùng vĩ! Những năm 60, 70 thế kỉ trước tôi mê đắm khi nghe bài hát “Bài Ca Người Thợ Rừng” của Phạm Tuyên: " …Rừng ơi! Trong tiếng ca hôm nay, Vang lên cuộc đời, sáng tươi trong tương lai…" Rừng sinh nước, Nước dưỡng Rừng; Rừng và Nước nuôi sống muôn loài, nuôi sống bao thế hệ Người. Nước đầu nguồn mát lạnh mùa Hè, ấm áp mùa Đông; Nước đầu nguồn êm đềm hiền hoà tạo nên Thiên Nhiên trong lành êm đềm cuộc sống. Bao thế hệ các cô gái Lâm Thượng đã ngâm mình tắm trong dòng nước đầu nguồn, từ thế hệ trước qua thế hệ sau làm nên làn da con gái trắng mịn, làn môi thắm hồng, đôi hàm răng ngọc ngà nụ cười tươi như hoa rừng, giọng nói riu rít như chim chim hót. Núi Nà Kèn hùng vĩ đã có từ hàng triệu Thiên niên kỉ xanh trong như mây trời; Hang Nà Kèn thẳm sâu trong núi cao, nước trong hang chảy ra dịu êm mát lạnh. Và thác Nà Kèn đổ 3 tầng trên cao xuống bọt tung trắng xoá thấm vào da thịt cảm được cái kì diệu của Thiên Nhiên. Đây thác Nà Kèn…! Mời…


12 tháng 9, 2018

THU BUỒN...

Phạm Thị Phương Thảo

Thu chạm vào vai em
Chiếc lá bàng đẫm gió
Mắt thu buồn bỏ ngỏ
Xanh vùng trời ta qua...

1 tháng 9, 2018

KIỆT TÁC VĨ ĐẠI CỦA LÒNG VỊ THA

Hồng Tâm


Thuyền phó tàu Titanic tiết lộ bí mật vĩ đại giấu kín nửa đời người, phương Tây họ văn minh hơn chúng ta từ rất lâu!

31 tháng 8, 2018

CHÀO THÁNG CHÍN

Lưu Đức Huấn

Chỉ còn vài giờ nữa thôi thế là tháng 8 cũng rời đi và mang theo cái hương vị ngập ngừng của tiết giao mùa!
Tháng chín cận kề đang kiêu hãnh ghé về sẽ đem theo những tia nắng vàng hoe, mang theo những con đường mênh mang ngập tràn lá đỏ lòng người mênh mang ngập tràn thi vị...Nỗi nhớ nửa chừng đôi khi cũng bay bổng như hồn thi sĩ!

30 tháng 8, 2018

RƯỢU BẮC HÀ CHẢY DÀI QUA EO BIỂN...

Phạm Thị Phương Thảo

Chiều Vũng Tầu ấm nồng như rượu
Mắt ai cười lấp lánh Bãi Sau
Rượu ngô Bắc Hà chảy dài qua eo biển
Trôi tận đỉnh trời, xa tít đèo mây...

Đêm Vũng Tầu gió biển cũng say say
Có cơn say nhu nhú đêm huyền ảo
Người chắt rượu thành thơ
Ta uống cạn cả mùa dông bão...

Vũng Tầu ơi
Mỗi ngày ta thêm bạn
Vũng Tầu nồng nàn hơn
Vũng Tầu đắm say hơn
Ta chắt thơ thành rượu...

Ngàn ngàn sóng thao thức cùng đêm
Mình hoá rượu Vũng Tầu
Cứ thơm ngọt trong nhau...

( PTPT- Vũng Tầu tháng 5/2017)


24 tháng 8, 2018

PHỐ NÚI LỤC YÊN

Phạm Thị Phương Thảo


Hai bạn gặp lại nhau sau 42 năm
(Tác giả bên trái)
Người đi tìm nhau
Thương “lời thề mắc cạn”
Ta đi tìm người
Núi uốn lượn chân mây...

22 tháng 8, 2018

ĐÊM PHỐ CỔ

Phạm Thị Phương Thảo
 

Những người đàn bà
Đôi khi hẹn hò
Chờ đợi nhau hồi hộp như tình nhân ngày cũ
Chỉ để nhìn thấy nhau và khúc khích cùng nhau...

11 tháng 8, 2018

Huyệt yêu nhãn: Huyệt vị nổi tiếng giúp cố tinh, ích thận, thanh lọc cơ thể và thải độc

Vân Hồng



Xoa bóp bấm huyệt hiện đã vô cùng phổ biến và được nhiều người tin tưởng áp dụng. Huyệt yêu nhãn có những tác dụng vượt trội cho sức khỏe như cố tinh, ích thận, thanh lọc cơ thể.

Huyệt yêu nhãn: Huyệt vị hữu ích nhất dành cho nam giới